Ý tưởng lớn gặp nhau, cùng rũ bỏ rủi ro, Nga chắc phần thắng trong Liên minh khí đốt với Kazakhstan và Uzbekistan?

Chu Văn
Theo dõi TGVN trên
Baoquocte.vn. “Liên minh khí đốt Nga-Kazakhstan-Uzbekistan” tại sao không?, khi các bên đều cùng có nhu cầu hợp tác chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, các sáng kiến mới sẽ được thực hiện một cách lặng lẽ. Đó là trạng thái bình thường mới.
Ý tưởng lớn gặp nhau, cùng rũ bỏ rủi ro, Nga chắc phần thắng trong Liên minh khí đốt với Kazakhstan và Uzbekistan?
Ý tưởng lớn gặp nhau, cùng rũ bỏ rủi ro, Nga chắc phần thắng trong Liên minh khí đốt với Kazakhstan và Uzbekistan?
Theo lý thuyết, có vẻ như Kazakhstan và Uzbekistan sẽ không gặp phải các vấn đề với khí đốt, vì bản thân họ rất giàu tài nguyên hydrocarbon. Trữ lượng khí đốt tự nhiên đã được công bố ở Kazakhstan vượt hơn 3.000 tỷ m3, và ở Uzbekistan là 1.800 tỷ m3. Hàng năm, Kazakhstan sản xuất hơn 30 tỷ m3 khí đốt, còn ở Uzbekistan là hơn 50 tỷ m3.

“Giọt nước tràn ly”

Bài bình luận trên trang mạng thuộc Trung tâm Thảo luận quốc tế Carnegie Endowment mới đây cho rằng, nếu thông tin về việc Kazakhstan và Uzbekistan tham gia một “liên minh khí đốt” với Nga xuất hiện trước ngày 24/2/2022, thì nó sẽ khó thu hút được nhiều sự chú ý đặc biệt. Đơn giản chỉ là một sáng kiến hội nhập khác của Nga trong không gian hậu Xô Viết. Nhưng kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, bất kỳ mối quan hệ hợp tác nào với Nga đều có vẻ rủi ro.

Về lý thuyết, các dữ liệu về trữ lượng trên sẽ dư sức đáp ứng cho cả tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Thậm chí chính quyền các nước này cũng từng đảm bảo điều đó. Vào năm 2021, Bộ trưởng Năng lượng Uzbekistan khi đó là ông Alisher Sultanov tuyên bố rằng có đủ khí đốt trong nước cho “3 Uzbekistan”.

Nhưng trên thực tế là không đủ cho chỉ 1 Uzbekistan. Mùa Đông năm nay, người dân nhiều vùng của nước này (thậm chí cả ở thủ đô) đã chứng kiến các tài xế đứng xếp hàng dài nhiều cây số để đổ xăng, các trạm xăng nhiều lần đóng cửa. Điều tương tự cũng xảy ra ở một số vùng của Kazakhstan.

Điều này là do sản xuất khí đốt ở các quốc gia này không dành cho đáp ứng nhu cầu trong nước và nghĩa vụ xuất khẩu đang tăng nhanh. Tỷ trọng khí đốt trong cân bằng năng lượng của Kazakhstan không ngừng tăng lên do quá trình khí hoá của nước này đang tiếp diễn. Năm 2013, 30% dân số được cung cấp khí đốt, đến cuối năm 2021 là 57%. Ngoài ra, Kazakhstan có kế hoạch đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2060.

Ở Uzbekistan, tỷ lệ khí đốt trong cân bằng năng lượng đã vượt hơn 80% và Tashkent có kế hoạch trở thành quốc gia trung hòa carbon trước Kazakhstan 10 năm. Mặc dù vào năm 2020, theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng quốc tế, Uzbekistan đã sản xuất được đúng lượng năng lượng mà họ đã tiêu thụ.

Cũng có những lý do khác khiến mức tiêu thụ khí đốt ở Uzbekistan và Kazakhstan đang tăng 7-10%/năm, ví dụ như tăng dân số (1,5-2% mỗi năm), mở rộng quỹ nhà ở, phát triển công nghiệp.

Ở Kazakhstan, khối lượng sản xuất công nghiệp vào năm 2023 có thể tăng 4%. Trong khi ở Uzbekistan, các chỉ số có thể lớn hơn, chẳng hạn năm 2021 mức tăng trưởng kỷ lục 9,5%.

Ngoài thị trường trong nước, Uzbekistan và Kazakhstan hiện đều có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc. Và hiện nay các nghĩa vụ này vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Năm 2022, Tashkent tuyên bố tạm dừng hợp đồng và Astana tuyên bố giảm xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc do thị trường nội địa thiếu hụt.

Chính quyền Kazakhstan và Uzbekistan đang phải đối mặt với cùng một vấn đề: họ không thể thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Trung Quốc và người dân của họ cùng lúc.

Tuy nhiên, có một “sự cám dỗ” trong việc cung cấp khí đốt cho Trung Quốc, đó là lôi kéo đối tác chiến lược và nhận ngoại hối. Tuy nhiên, các cuộc khủng hoảng năng lượng tái diễn trong nước đe dọa sự ổn định của các chế độ chính trị. Mà các chuyên gia của Trung tâm Carnegie Endowment cho rằng, các vấn đề của mùa Đông này có thể là “giọt nước tràn ly” để hai nước Trung Á quyết tâm liên kết chặt chẽ với Nga để giải quyết tình trạng thiếu khí đốt.

Tại Kazakhstan, vấn đề khí đốt là nguyên nhân chính gây ra tình trạng bất ổn vào đầu năm 2022. Hơn 1 triệu người đã tham gia vào các cuộc tuần hành.

Ở Uzbekistan mùa Đông này, cuộc khủng hoảng năng lượng đã dẫn đến các cuộc biểu tình cục bộ khiến nhiều quan chức cấp cao mất việc. Do đó, Kazakhstan và Uzbekistan không muốn lựa chọn giữa hai điều tồi tệ, mà đang cố gắng giải quyết vấn đề theo cách khác.

Hiện nay lối thoát tốt nhất cho hai quốc gia này là bắt đầu nhập khẩu khí đốt. Giống như Nga, Turkmenistan là một “gã khổng lồ” khí đốt toàn cầu (đứng thứ 4 về trữ lượng và hàng năm sản xuất hơn 80 tỷ m3). Năm 2022, Kazakhstan và Uzbekistan lần đầu tiên thống nhất về việc nhập khẩu trực tiếp của Turkmenistan.

Tuy nhiên, trong mối hợp tác đó, vẫn còn những vấn đề khiến cả Kazakhstan và Uzbekistan còn chưa hài lòng, Turkmenistan cũng đã từng để các đối tác mới của mình thất vọng trong quá khứ. Vào tháng 1/2023, Ashgabat đã ngừng xuất khẩu sang Uzbekistan do “sự cố kỹ thuật”. Hơn nữa, Turkmenistan cũng không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng với Trung Quốc và giờ họ phải nộp phạt cho Bắc Kinh.

Thứ hai, hợp tác với Turkmenistan trong lĩnh vực năng lượng chỉ giới hạn trong vấn đề thương mại. Về công nghệ, bản thân Ashgabat phụ thuộc vào đối tác Trung Quốc. Do đó, Kazakhstan và Uzbekistan chỉ coi Turkmenistan là nhà cung cấp bổ sung.

Và họ coi Nga là nhà cung cấp chính, không chỉ có thể giao dịch dầu mỏ và khí đốt, mà họ còn có thể mở rộng hợp tác công nghệ, xây dựng và hiện đại hoá cơ sở lưu trữ khí dưới lòng đất, quản lý cơ sở hạ tầng năng lượng….

Cả Kazakhstan và Uzbekistan, dù có một số tuyên bố và cử chỉ to tiếng trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine, nhưng vẫn duy trì quan hệ gần gũi với Nga.

Một trạng thái bình thường mới

Trong khi đó, về phía Nga, đối với tập đoàn dầu khí Gazprom, thị trường Trung Á không còn xa lạ. Theo một cuộc điều tra gần đây của trang thông tin Ozodlik, Gazprom, thông qua một mạng lưới các công ty nước ngoài, cùng với các nhà tài phiệt Uzbekistan, kiểm soát các mỏ dầu khí quan trọng ở Uzbekistan.

Hiện giờ, Nga quan tâm đến việc mở rộng sang các thị trường tương đối nhỏ ở Trung Á. Kể từ khi các nước châu Âu bắt đầu từ bỏ nhiên liệu của Nga, khoảng 150 tỷ m3 khí đốt của Nga bị ngừng xuất khẩu.

Tất nhiên, Uzbekistan và Kazakhstan sẽ không thể thay thế thị trường châu Âu, nhưng họ có thể xoa dịu những ảnh hưởng đối với Nga từ việc mất đi một khách hàng quan trọng.

Và đối với Trung Á trong vấn đề này, các điều khoản hợp tác thuận lợi hơn có thể được đàm phán. Theo nhà phân tích Sergey Kapitonov của viện nghiên cứu Skoltech, một trong những lựa chọn là đồng ý về mức giá thấp hơn mức giá mà người Trung Quốc mua khí đốt từ Kazakhstan và Uzbekistan. Do đó, nhu cầu trong nước sẽ được cung cấp bởi nhiên liệu của Nga và xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ đảm bảo thu nhập ngoại hối.

Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn có một vấn đề. Việc ký kết các thỏa thuận mới với Nga có thể đối mặt với sự phản đối của người dân Kazakhstan và Uzbekistan. Các phương tiện truyền thông đưa tin Nga được cho là đã yêu cầu chuyển các hệ thống vận chuyển khí đốt của Uzbekistan và Kazakhstan sang quyền sở hữu của Gazprom. Chính quyền các nước này ngay lập tức thông báo rằng những thông tin này là không có cơ sở.

Có ý kiến cho rằng Nga, khi lôi kéo các nước láng giềng phía Nam vào hợp tác chặt chẽ về khí đốt là muốn giành quyền kiểm soát việc xuất khẩu khí đốt từ Trung Á sang Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này rất khó thực hiện: Các đoạn đường ống dẫn khí đốt ở Trung Quốc, đi qua Uzbekistan và Kazakhstan được kiểm soát bởi các công ty liên doanh có cổ phần của Trung Quốc. Và Bắc Kinh đã cố gắng đa dạng hoá các nhà cung cấp khí đốt của mình trong nhiều năm qua, không phải để sau đó chuyển quyền kiểm soát mạng lưới cung cấp sang cho một nước khác.

Có thể vào tháng Ba này, Nga bắt đầu cung cấp khí đốt cho cả Uzbekistan và Kazakhstan. Hiện thông tin chi tiết không được công bố.

Tuy nhiên, theo giới bình luận quốc tế, “Liên minh khí đốt ba bên” do Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất vào mùa Thu năm ngoái và chính quyền Kazakhstan và Uzbekistan từ chối, song sẽ vẫn được thực hiện. Thật rủi ro khi nói chuyện về việc nối lại quan hệ với Nga trong gian đoạn nhạy cảm này, vì vậy các sáng kiến mới sẽ được thực hiện một cách lặng lẽ. Đó là trạng thái bình thường mới. Rất có thể chúng ta đề cập về một nguồn cung cấp thường xuyên sẽ đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng giữa 3 đối tác trong liên minh này.

Tất nhiên, theo bình luận của giới phân tích, đối với các quốc gia Trung Á, việc nối lại hợp tác khí đốt với Nga mang lại cả lợi ích và rủi ro. Một mặt, nguồn cung thường xuyên sẽ đảm bảo tăng trưởng kinh tế, xoa dịu xã hội và giải quyết các vấn đề với Trung Quốc. Mặt khác, nhờ nguồn cung cấp khí đốt, Nga sẽ mở rộng phạm vi ảnh hưởng vốn đã rộng khắp của mình ở Trung Á.

Tashkent và Astana sẽ khó theo đuổi chính sách đối ngoại đa phương hơn và vấn đề khoảng cách với Nga sẽ phải hoãn lại vô thời hạn.

Giá vàng hôm nay 15/3/2023: Giá vàng vượt ngưỡng 1.900 USD, Fed sẽ kích hoạt giá lên 2.000 USD, nên mua vào hay bán?

Giá vàng hôm nay 15/3/2023: Giá vàng vượt ngưỡng 1.900 USD, Fed sẽ kích hoạt giá lên 2.000 USD, nên mua vào hay bán?

Giá vàng hôm nay 15/3/2023 giao dịch vượt ngưỡng 1.900 USD dù có lúc chưa bền. Giới phân tích kỳ vọng, giá vàng còn hấp ...

Giá cà phê hôm nay 16/3/2023: Giá cà phê trở lại xu hướng giảm, robusta thủng mức hỗ trợ tâm lý 2.100, nguồn cung vẫn là yếu tố đáng ngại?

Giá cà phê hôm nay 16/3/2023: Giá cà phê trở lại xu hướng giảm, robusta thủng mức hỗ trợ tâm lý 2.100, nguồn cung vẫn là yếu tố đáng ngại?

Bất ổn về nền tài chính ngân hàng của Mỹ trong tuần qua cộng với những nhận định dự đoán về mức tăng lãi suất ...

Phát triển xe điện - khoản đầu tư lớn cho tương lai hay ‘chơi ngông’ với món đồ xa xỉ?

Phát triển xe điện - khoản đầu tư lớn cho tương lai hay ‘chơi ngông’ với món đồ xa xỉ?

Khu vực Đông Nam Á dường như đang muốn bắt kịp tốc độ phát triển xe điện của thế giới, bằng chứng là các nhà ...

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Doanh nghiệp tư nhân đều là 'người của chúng ta', tổng động viên dốc sức khôi phục nền kinh tế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Doanh nghiệp tư nhân đều là 'người của chúng ta', tổng động viên dốc sức khôi phục nền kinh tế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi các doanh nghiệp "quẳng gánh lo đi, trút bỏ gánh nặng, mạnh dạn phát triển" trong ...

Trừng phạt Nga: Đòn tấn công từ phương Tây đánh trúng mục tiêu kép, 'vận may' của Moscow đã hết?

Trừng phạt Nga: Đòn tấn công từ phương Tây đánh trúng mục tiêu kép, 'vận may' của Moscow đã hết?

“Có những dấu hiệu cho thấy 'vận may' của Tổng thống Putin có thể bắt đầu cạn kiệt, khi các nước phương Tây áp đặt ...

(theo carnegieendowment.org, TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Đọc thêm

Mỹ phải là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam

Mỹ phải là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam

Baoquocte.vn. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, Việt Nam luôn muốn thu hút đầu tư từ Mỹ và 'Mỹ phải là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam'.
Chính thức miễn đăng kiểm cho xe mới và giãn chu kỳ đăng kiểm xe ô tô từ hôm nay 22/3

Chính thức miễn đăng kiểm cho xe mới và giãn chu kỳ đăng kiểm xe ô tô từ hôm nay 22/3

Baoquocte.vn. Từ 0 giờ ngày 22/3, miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới chưa quá 2 năm kể từ ngày sản xuất và giãn chu kỳ đăng kiểm với ...
Tổng thống Nga sẵn sàng giúp doanh nghiệp Trung Quốc, hé lộ kế hoạch về đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2

Tổng thống Nga sẵn sàng giúp doanh nghiệp Trung Quốc, hé lộ kế hoạch về đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2

Baoquocte.vn. Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định sẵn sàng giúp các doanh nghiệp Trung Quốc thay thế các công ty phương Tây đã rời Moscow.
Lý Nhã Kỳ 'hack tuổi' cực đỉnh tại sự kiện của Đàm Vĩnh Hưng

Lý Nhã Kỳ 'hack tuổi' cực đỉnh tại sự kiện của Đàm Vĩnh Hưng

Baoquocte.vn. Lý Nhã Kỳ khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi nhan sắc ngọt ngào, làn da trắng không tì vết khi xuất hiện tại sự kiện của đàn anh Đàm Vĩnh ...
Người lao động đóng BHXH dưới 6 tháng được hưởng những loại trợ cấp nào?

Người lao động đóng BHXH dưới 6 tháng được hưởng những loại trợ cấp nào?

Baoquocte.vn. Để hưởng trợ cấp BHXH thì người lao động phải đáp ứng đủ các tiêu chí về thời hạn đóng bảo hiểm hay đối tượng nhận các trợ cấp bảo ...
Hợp tác thương mại - động lực thúc đẩy quan hệ ASEAN-EU

Hợp tác thương mại - động lực thúc đẩy quan hệ ASEAN-EU

Baoquocte.vn. Hội thảo 'ASEAN-EU kỷ niệm 45 năm quan hệ: Một động lực mới' do Ủy ban ASEAN tại Brussels phối hợp với Nghị viện châu Âu và EIAS tổ chức.
Mỹ phải là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam

Mỹ phải là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam

Baoquocte.vn. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, Việt Nam luôn muốn thu hút đầu tư từ Mỹ và 'Mỹ phải là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam'.
Giá xăng dầu hôm nay 22/3: Giá thế giới đảo chiều; xăng trong nước giảm về sát 23.000 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 22/3: Giá thế giới đảo chiều; xăng trong nước giảm về sát 23.000 đồng/lít

Baoquocte.vn. Giá xăng dầu hôm nay 22/3, giá thế giới có xu hướng phục hồi khi lo ngại về cuộc khủng hoảng ngân hàng giảm bớt. Giá xăng trong nước giảm mạnh từ chiều 21/3.
Giá heo hơi hôm nay 22/3: Giá heo hơi đi ngang, hộ chăn nuôi đã lỗ tới gần 1 triệu đồng/con

Giá heo hơi hôm nay 22/3: Giá heo hơi đi ngang, hộ chăn nuôi đã lỗ tới gần 1 triệu đồng/con

Baoquocte.vn. Giá heo hơi hôm nay 22/3 tại miền Bắc không ghi nhận biến đổi mới, dao động trong khoảng 48.000 - 50.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 22/3/2023: Giá cà phê thế giới tăng mạnh, đầu cơ đẩy mạnh thanh lý; dự kiến tiêu thụ vượt sản xuất hơn 3 triệu bao

Giá cà phê hôm nay 22/3/2023: Giá cà phê thế giới tăng mạnh, đầu cơ đẩy mạnh thanh lý; dự kiến tiêu thụ vượt sản xuất hơn 3 triệu bao

Baoquocte.vn. Giá cà phê thế giới tăng mạnh, tiếp tục duy trì đà tăng từ phiên đầu tuần. Tiêu thụ dự kiến sẽ vượt sản xuất 3,1 triệu bao, giá cà phê sẽ thế nào?
Giá tiêu hôm nay 22/3/2023: Xuất khẩu tăng về lượng, giảm về giá, sẽ không có chuyện đơn hàng ‘tấp nập’ như trước

Giá tiêu hôm nay 22/3/2023: Xuất khẩu tăng về lượng, giảm về giá, sẽ không có chuyện đơn hàng ‘tấp nập’ như trước

Baoquocte.vn. Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 64.000 - 66.000 đồng/kg.
Doanh nghiệp Mỹ tiếp tục mở rộng trung tâm sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu tại Việt Nam

Doanh nghiệp Mỹ tiếp tục mở rộng trung tâm sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu tại Việt Nam

Baoquocte.vn. Từ ngày 21-23/3, hơn 50 doanh nghiệp hàng đầu nước Mỹ sẽ đến Việt Nam, theo chương trình Phái đoàn doanh nghiệp thường niên 2023 của USABC.
Bất động sản mới nhất: Động lực tích cực từ Nghị quyết 33, tỷ lệ sàn giao dịch ‘bỏ cuộc chơi’ tăng, thờ ơ với dự án nhà ở xã hội

Bất động sản mới nhất: Động lực tích cực từ Nghị quyết 33, tỷ lệ sàn giao dịch ‘bỏ cuộc chơi’ tăng, thờ ơ với dự án nhà ở xã hội

Baoquocte.vn. Thị trường xuất hiện dấu hiệu tích cực, sàn giao dịch gặp khó, quy định thời gian giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Điều cần biết để không ‘tiền mất tật mang’ khi mua nhà thanh lý, đề xuất không ban hành bảng giá đất hằng năm

Bất động sản mới nhất: Điều cần biết để không ‘tiền mất tật mang’ khi mua nhà thanh lý, đề xuất không ban hành bảng giá đất hằng năm

Baoquocte.vn. Rủi ro khi mua nhà do ngân hàng thanh lý, Thái Nguyên chấp thuận chủ trương đầu tư dự án hơn 2.200 tỷ đồng… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Dân Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh mất 169 năm 'cày cuốc' nếu muốn mua nhà mặt phố

Dân Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh mất 169 năm 'cày cuốc' nếu muốn mua nhà mặt phố

Baoquocte.vn. Giá rao bán trung bình các loại hình nhà ở Hà Nội hiện nay là 22,8 tỷ đồng/căn với nhà mặt phố, 17,8 tỷ đồng/căn với biệt thự...
Dự án Avatar Thu Duc - cơ hội cho những người muốn sở hữu nhà lần đầu tiên

Dự án Avatar Thu Duc - cơ hội cho những người muốn sở hữu nhà lần đầu tiên

Baoquocte.vn. Mới đây, Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Land đã chính thức ra mắt dự án Avatar Thu Duc. Đây là Dự án sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật về vị trí, tiện ích, ...
Bất động sản mới nhất: Chính phủ đề xuất sở hữu nhà chung cư có thời hạn; 'cắt lỗ' sâu nhưng hàng vẫn ế, nhà đầu tư chờ đợi gì?

Bất động sản mới nhất: Chính phủ đề xuất sở hữu nhà chung cư có thời hạn; 'cắt lỗ' sâu nhưng hàng vẫn ế, nhà đầu tư chờ đợi gì?

Baoquocte.vn. Thị trường 'cắt lỗ' sâu, thời điểm nên bắt đáy, Chính phủ đề xuất sở hữu nhà chung cư có thời hạn… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Doanh nghiệp ‘khốn đốn’; có thể coi đây là cuộc chơi thanh lọc; cưỡng chế thuế chủ đầu tư dự án ‘ngâm’ đất

Bất động sản mới nhất: Doanh nghiệp ‘khốn đốn’; có thể coi đây là cuộc chơi thanh lọc; cưỡng chế thuế chủ đầu tư dự án ‘ngâm’ đất

Baoquocte.vn. Lý do TPHCM vỡ kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch, cưỡng chế thuế chủ đầu tư 2 dự án chậm tiến độ… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 22/3: Tỷ giá USD, Euro, AUD, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh... Bộ Trưởng tài chính Mỹ trấn an dư luận, đồng bạc xanh giảm nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 22/3: Tỷ giá USD, Euro, AUD, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh... Bộ Trưởng tài chính Mỹ trấn an dư luận, đồng bạc xanh giảm nhẹ

Baoquocte.vn. Cập nhật tỷ giá ngoại tệ hôm nay 22/3, tỷ giá USD, Euro, AUD, CAD, Bảng Anh, Yen Nhật, tỷ giá hối đoái...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/3: Tỷ giá USD, Euro, AUD, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh... Đồng bạc xanh chịu nhiều sức ép

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/3: Tỷ giá USD, Euro, AUD, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh... Đồng bạc xanh chịu nhiều sức ép

Baoquocte.vn. Cập nhật tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/3, tỷ giá USD, Euro, AUD, CAD, Bảng Anh, Yen Nhật, tỷ giá hối đoái... Đồng bạc xanh giảm như dự đoán.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 20/3: Tỷ giá USD, Euro, AUD, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh... lợi suất trái phiếu Mỹ giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 20/3: Tỷ giá USD, Euro, AUD, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh... lợi suất trái phiếu Mỹ giảm mạnh

Baoquocte.vn. Cập nhật tỷ giá ngoại tệ hôm nay 20/3, tỷ giá USD, Euro, AUD, CAD, Bảng Anh, Yen Nhật, tỷ giá hối đoái... Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, đồng bạc xanh 'ngã'.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 17/3: Tỷ giá USD, Euro, AUD, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh... Các ông lớn tài chính cầm cương, đồng bạc xanh ổn định, giảm rất nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 17/3: Tỷ giá USD, Euro, AUD, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh... Các ông lớn tài chính cầm cương, đồng bạc xanh ổn định, giảm rất nhẹ

Baoquocte.vn. Cập nhật tỷ giá ngoại tệ hôm nay 17/3, tỷ giá USD, Euro, AUD, CAD, Bảng Anh, Yen Nhật, tỷ giá hối đoái...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 16/3: Tỷ giá USD, Euro, AUD, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh... SCB vít ‘cổ’ Credit Suisse rớt thấp nhất mọi thời đại, đồng bạc xanh t

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 16/3: Tỷ giá USD, Euro, AUD, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh... SCB vít ‘cổ’ Credit Suisse rớt thấp nhất mọi thời đại, đồng bạc xanh t

Baoquocte.vn. Cập nhật tỷ giá ngoại tệ hôm nay 16/3, tỷ giá USD, Euro, AUD, CAD, Bảng Anh, Yen Nhật, tỷ giá hối đoái... SCB vít ‘cổ’ Credit Suisse rớt thấp, USD tăng mạnh.
Giảm 0,5% mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam

Giảm 0,5% mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam

Baoquocte.vn. Ngày 14/3, NHNN ban hành Quyết định 314/QĐ-NHNN về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam.
Phiên bản di động