Yếu tố Nga, Trung Quốc trong họp Ngoại trưởng G7

Phan Quân
Ngày 18/4, sau ba ngày nhóm họp tại Karuizawa, Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ra Tuyên bố chung với một số nội dung đáng chú ý.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(04.20) Ngoại trưởng các nước G7 họp từ ngày 16-18/4 tại Karuizawa, Nhật Bản. (Nguồn: Getty Images)
Ngoại trưởng các nước G7 họp từ ngày 16-18/4 tại Karuizawa, Nhật Bản. (Nguồn: Getty Images)

Cấu trúc mới

Điểm dễ thấy nhất giữa tài liệu này và phiên bản năm 2022 tại Munster (Đức) là sự khác biệt về độ dài và cấu trúc. Phiên bản tiếng Anh của Tuyên bố chung vừa qua có độ dài 9.200 chữ, ngắn hơn với văn bản năm ngoái (13.400 chữ). Đồng thời, văn bản tại Munster đề cập chi tiết đến nhiều vấn đề cụ thể, với 46 đề mục. Con số này trong Tuyên bố chung ở Karuizawa chỉ là 24, với nội dung được gộp lại, diễn giải ngắn gọn hơn.

Đáng chú ý, một số nội dung được đề cập trong văn bản năm 2022 không còn xuất hiện hoặc chỉ được đề cập ngắn gọn hơn như Iraq, Syria, Haiti hay đại dịch Covid-19. Trong đó, nội dung về Biển Đông và Biển Hoa Đông được gộp vào trong phần về Trung Quốc. Trong Tuyên bố chung năm 2022, từ khóa “Ukraine” xuất hiện 30 lần song trong văn bản tương tự vừa được công bố ở Karuizawa, con số này chỉ còn 19 lần.

Ngược lại, một số nội dung khác như vấn đề Đài Loan, Triều Tiên, Iran, phi hạt nhân hóa có xu hướng xuất hiện nhiều hơn. Các từ khóa khác như “Trung Quốc”, “Nga”, “khí hậu” hay “không gian mạng”, xét trên độ dài văn bản, xuất hiện với tần suất tương đồng trong cả hai Tuyên bố chung Ngoại trưởng G7 năm 2022 và 2023.

Độ dài, cấu trúc của hai Tuyên bố chung này phản ánh sự thay đổi của tình hình thế giới, mối quan tâm của các thành viên G7, đặc biệt là chủ nhà Nhật Bản. Câu chuyện Nga-Ukraine, Trung Quốc, biến đổi khí hậu hay không gian mạng là vấn đề xuyên suốt từ năm 2022. Trong khi đó, vấn đề Đài Loan, tình hình bán đảo Triều Tiên và câu chuyện phi hạt nhân hóa phản ánh những mối quan tâm mới của nước chủ nhà, thể hiện phần nào trong Sách Xanh Ngoại giao Nhật Bản vào ngày 11/4 vừa qua.

Nga, Trung Quốc chiếm sóng họp Ngoại trưởng G7
Việc Tuyên bố chung của các Ngoại trưởng G7 đề cập nhiều tới tình hình Triều Tiên phản ánh mối quan tâm của khối nói chung và chủ nhà Nhật Bản nói riêng tại Đông Bắc Á. Trong ảnh, hình ảnh Triều Tiên phóng tên lửa Hwasong-18 ngày 13/4. (Nguồn: KCNA)

Nga vẫn nổi trội

Trong đó, xung đột Nga-Ukraine tiếp tục là tâm điểm trong Tuyên bố chung năm 2023, với hai nội dung lớn, chi tiết hơn so với bản tháng 5/2022.

Một mặt, G7 khẳng định khối này tiếp tục “tất tay” trong ngăn chặn, trừng phạt Nga. Các biện pháp sẽ bao gồm chỉ trích mạnh mẽ hành động quân sự, phát biểu đe dọa về sử dụng vũ khí hạt nhân, phá hoại hạt nhân hay nỗ lực “vũ khí hóa” lương thực và năng lượng của xứ bạch dương; tiếp tục duy trì các cấm vận chính trị-kinh tế toàn diện; thúc đẩy điều tra hành vi của Moscow mà khối cáo buộc là “tội ác chiến tranh” hay “vi phạm quyền con người”.

Mặt khác, G7 cam kết duy trì hỗ trợ cho Kiev “chừng nào nước này cần”, dưới hình thức viện trợ về an ninh, kinh tế và mang tính thể chế kéo dài. Khối cũng ủng hộ “nguyên tắc cơ bản được nêu trong Công thức hòa bình” của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và cam kết tham gia thúc đẩy quá trình tái thiết cơ sở hạ tầng quan trọng, nhất là năng lượng cùng môi trường.

Sự thay đổi này phản ánh thông tin mới đây từ phương Tây cho rằng Trung Quốc chưa hợp tác quân sự với Nga tại Ukraine. Ngoài ra, đây có thể là tín hiệu cho thấy G7 ngầm thừa nhận vai trò quan trọng của Bắc Kinh trong giải quyết xung đột, đặc biệt sau Lập trường 12 điểm và lần công du Moscow mới đây của Chủ tịch Tập Cận Bình. Điều này ít nhiều thể hiện qua chuyến thăm của lãnh đạo, quan chức cấp cao các nước G7 (Italy, Đức, Pháp) cùng EU tới Trung Quốc cuối năm 2022 tới nay.

Tuyên bố chung năm 2022 nêu đích danh và kêu gọi Bắc Kinh không viện trợ quân sự cho Moscow. Tuy nhiên, phiên bản năm 2023 đã lược bỏ chi tiết này và chỉ kêu gọi các bên thứ ba “ngừng mọi sự hỗ trợ cho hành động quân sự của Nga hoặc đối mặt hệ quả nghiêm trọng”, dù vẫn đề cập tới Iran.

Nét mới về Trung Quốc

Đặc biệt, bên cạnh những nội dung lặp lại như xây dựng quan hệ ổn định, kêu gọi không đơn phương sử dụng vũ lực, vấn đề Tân Cương, Hong Kong (Trung Quốc), hay khía cạnh hợp tác toàn cầu, Tuyên bố chung năm nay cho thấy một số điều chỉnh đáng chú ý về Trung Quốc.

Thứ nhất, các nước G7 đã kêu gọi Bắc Kinh bảo đảm một “môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch và có thể dự đoán được”, cũng như “hoạt động, lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp nước ngoài” trước nguy cơ bị đánh cắp, lộ lọt hay bị ép buộc đánh đổi bí mật kinh doanh để tiếp cận thị trường.

Sự xuất hiện của nội dung mới này có hai hàm ý: Một mặt, dù đã nỗ lực đa dạng hóa thị trường và chuỗi cung ứng song với các nước thành viên G7, Trung Quốc vẫn là thị trường quan trọng và nhà sản xuất toàn cầu. Mặt khác, họ quan ngại có thể đánh mất các bí mật kinh doanh, công nghệ tại đây trước chính sách của Bắc Kinh mà các nước này cho là “cưỡng ép”, “phi thị trường”.

Thứ hai, đó là vấn đề Đài Loan. So với việc đề cập một cách sơ bộ trong Tuyên bố chung năm 2022, phiên bản năm nay cho thấy điểm mới khi Ngoại trưởng G7 đã coi hòa bình, ổn định ở eo biển Đài Loan “là thành tố không thể tách rời với an ninh, thịnh vượng của cộng đồng quốc tế”. Song song với đó, Tuyên bố chung nhấn mạnh G7 không thay đổi “lập trường cơ bản” về vấn đề tuân thủ nguyên tắc Một Trung Quốc. Thực tế, quan điểm trên nhiều lần được các nước G7 đề cập riêng rẽ, song đây là lần đầu được đưa vào Tuyên bố chung cấp Ngoại trưởng.

Nga, Trung Quốc chiếm sóng họp Ngoại trưởng G7
Tuyên bố chung Ngoại trưởng G7 vừa nhấn mạnh nguyên tắc Một Trung Quốc, vừa kêu gọi hai bờ eo biển thúc đẩy hòa bình, ổn định. Trong ảnh, nhà lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) Thái Anh Văn phát biểu cùng Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy tại họp báo chung sau cuộc gặp ngày 5/4 ở thư viện Ronald Reagan, Mỹ. (Nguồn: Reuters)

Thứ ba, phần về Biển Đông và Biển Hoa Đông được tích hợp vào phần Trung Quốc. Bên cạnh nhiều câu tương đồng so với phiên bản năm ngoái, nội dung của văn bản mới nhất cũng có điểm khác biệt.

Trước hết, ngoài việc tái khẳng định Bắc Kinh “không có cơ sở pháp lý với tuyên bố chủ quyền rộng khắp trên Biển Đông”, Tuyên bố chung đã “phản đối hành vi quân sự hóa” của Trung Quốc và “hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng thông qua sử dụng vũ lực hay ép buộc”. Tài liệu cũng kêu gọi nước này “tuân thủ đầy đủ” phán quyết của Tòa PCA năm 2016 và bảo đảm quyền tự do di chuyển và qua lại theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Như vậy, Tuyên bố chung của Ngoại trưởng G7 ngày 18/4 tại Karuizawa đã phản ánh mối quan tâm của các nước thành viên hiện nay. Trong đó, Nga, Trung Quốc và vấn đề liên quan là ưu tiên hàng đầu và nhiều khả năng sẽ tiếp tục xuất hiện trong Thượng đỉnh sắp tới tại Hiroshima, Nhật Bản.

Song, hiện chưa rõ những ưu tiên mới này có dẫn đến điều chỉnh chính sách của G7 hay không. Nếu có, liệu thay đổi ấy có thể mang đến kết quả khối mong muốn, dù là về xung đột tại Ukraine hay vấn đề Đài Loan? Đáp án vẫn còn bỏ ngỏ.

Trung Quốc là ngoại lệ trong môi trường chính sách tiền tệ thế giới

Trung Quốc là ngoại lệ trong môi trường chính sách tiền tệ thế giới

Sáng 20/2, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) thông báo giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản trong tháng ...

Ngoại trưởng Jaishankar: Ấn Độ và Trung Quốc là đối tác quan trọng của nhau

Ngoại trưởng Jaishankar: Ấn Độ và Trung Quốc là đối tác quan trọng của nhau

Ngày 2/3, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar và người đồng cấp Trung Quốc Tần Cương đã có cuộc gặp song phương bên lề Hội ...

Ngoại trưởng Đức nói về 'kim chỉ nam' trong quan hệ với Trung Quốc, tỏ rõ 'bóng' đang trên sân Bắc Kinh

Ngoại trưởng Đức nói về 'kim chỉ nam' trong quan hệ với Trung Quốc, tỏ rõ 'bóng' đang trên sân Bắc Kinh

Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 13-15/4, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã đưa ra bình luận về mối quan hệ của Berlin ...

Ngoại trưởng G7 lên án tuyên bố hạt nhân của Nga, kêu gọi Trung Quốc vào cuộc

Ngoại trưởng G7 lên án tuyên bố hạt nhân của Nga, kêu gọi Trung Quốc vào cuộc

Các ngoại trưởng nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới(G7) đã đưa ra tuyên bố chung sau khi kết thúc cuộc ...

Trung Quốc chỉ trích thông cáo của G7, tiếp tục tăng cường hợp tác chiến lược với Nga

Trung Quốc chỉ trích thông cáo của G7, tiếp tục tăng cường hợp tác chiến lược với Nga

Ngày 18/4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, tuyên bố chung của Hội nghị Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Lợi ích không ngờ của việc hạn chế lãng phí thực phẩm

Lợi ích không ngờ của việc hạn chế lãng phí thực phẩm

Việc giảm một nửa số lương thực, thực phẩm bị lãng phí có thể giúp giảm khí thải gây biến đổi khí hậu và chấm dứt tình trạng thiếu lương ...
Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hàn Quốc; Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ đánh giá khách quan về tự do tôn giáo

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hàn Quốc; Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ đánh giá khách quan về tự do tôn giáo

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 1-8/7.
Vietlott 9/7, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 3 ngày 9/7/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 9/7, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 3 ngày 9/7/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 9/7 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 9/7/2024 từ trường quay tầng 19, số 23 Lạc Trung, Hà Nội. Vietlott Power 655 hôm nay.
XSBL 9/7, kết quả xổ số Bạc Liêu thứ 3 ngày 9/7/2024. Xổ số Bạc Liêu ngày 9 tháng 7

XSBL 9/7, kết quả xổ số Bạc Liêu thứ 3 ngày 9/7/2024. Xổ số Bạc Liêu ngày 9 tháng 7

XSBL 9/7 - Trực tiếp kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay - XSBL 9/7/2024. KQXSBL thứ 3. ket qua xo so Bac Lieu. xổ số Bạc Liêu ngày ...
XSBT 9/7, kết quả xổ số Bến Tre thứ 3 ngày 9/7/2024. Xổ số Bến Tre ngày 9 tháng 7

XSBT 9/7, kết quả xổ số Bến Tre thứ 3 ngày 9/7/2024. Xổ số Bến Tre ngày 9 tháng 7

XSBT 9/7 - Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre nhanh nhất hôm nay - XSBT 9/7/2024. KQXSBT. ket qua xo so Ben Tre. xổ số Bến Tre ngày ...
XSVT 9/7, kết quả xổ số Vũng Tàu thứ 3 ngày 9/7/2024. Xổ số Vũng Tàu ngày 9 tháng 7

XSVT 9/7, kết quả xổ số Vũng Tàu thứ 3 ngày 9/7/2024. Xổ số Vũng Tàu ngày 9 tháng 7

XSVT 9/7 - Trực tiếp kết quả xổ số Vũng Tàu nhanh nhất hôm nay - XSVT 9/7/2024. ket qua xo so Vung Tau. xổ số Vũng Tàu ngày 9 ...
Tổng thống Guinea-Bissau đầu tiên thăm Trung Quốc sau gần 20 năm

Tổng thống Guinea-Bissau đầu tiên thăm Trung Quốc sau gần 20 năm

Nhận lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embalo sẽ thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 9-13/7.
Tin thế giới 8/7: Nga tấn công ồ ạt Ukraine, Thủ tướng Ấn Độ gặp Tổng thống Putin tại Moscow, tàu chiến Iran bị lật ở eo biển Hormuz

Tin thế giới 8/7: Nga tấn công ồ ạt Ukraine, Thủ tướng Ấn Độ gặp Tổng thống Putin tại Moscow, tàu chiến Iran bị lật ở eo biển Hormuz

Israel nêu điều kiện ngừng bắn, Nga điều 2 tàu chiến tới châu Á-Thái Bình Dương, Đảng Dân chủ coi bà Harris là ứng viên duy nhất thay thế ông Joe Biden
Hungary, Trung Quốc nâng cấp quan hệ; Budapest khuyên châu Âu 'hãy thắt dây an toàn' vì những bất ngờ đang tới

Hungary, Trung Quốc nâng cấp quan hệ; Budapest khuyên châu Âu 'hãy thắt dây an toàn' vì những bất ngờ đang tới

Trước những động thái bất ngờ của Thủ tướng Hungary những ngày qua, Tổng thư ký NATO cho biết liên minh không thay đổi lập trường về vấn đề Ukraine.
Iraq bắt giữ 'đầu sỏ' phụ trách các đơn vị sản xuất chất nổ của khủng bố IS

Iraq bắt giữ 'đầu sỏ' phụ trách các đơn vị sản xuất chất nổ của khủng bố IS

Lực lượng an ninh Iraq đã bắt giữ một thành viên cấp cao của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng chịu trách nhiệm chế tạo bom xe.
Thủ tướng Hungary đến Trung Quốc thực hiện 'sứ mệnh hòa bình 3.0', bày tỏ nỗi niềm cùng Bắc Kinh

Thủ tướng Hungary đến Trung Quốc thực hiện 'sứ mệnh hòa bình 3.0', bày tỏ nỗi niềm cùng Bắc Kinh

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã đến Bắc Kinh và hội đàm cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về xung đột ở Ukraine.
Thủ tướng Ấn Độ bắt đầu công du Nga

Thủ tướng Ấn Độ bắt đầu công du Nga

Thủ tướng Ấn Độ đã lên đường tới Moscow, nơi ông sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Con đường hòa bình gập ghềnh ở Colombia

Con đường hòa bình gập ghềnh ở Colombia

Chính phủ Colombia đang nỗ lực nối lại đàm phán với FARC và các nhóm tách ra từ tổ chức này nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài sáu thập kỷ qua.
Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Cuộc bầu cử trước thời hạn lần này có thể đánh dấu sự chuyển giao quyền lực quan trọng giữa hai chính đảng hàng đầu tại nước Anh.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và kiên cường.
Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Cử tri Iran sẽ bước vào cuộc bầu cử trước thời hạn để chọn ra vị nguyên thủ mới sau vụ tai nạn trực thăng khiến Tổng thống Ibrahim Raisi tử nạn hồi tháng trước.
'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

Chỉ phải bỏ ra chưa đến 500 USD, Nga và Ukraine đã có thể sở hữu một thứ vũ khí lợi hại có thể 'làm mưa làm gió' trên thực địa.
Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đang có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 24-26/6 theo lời mời của Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình.
Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Trong tương lai, công nghệ và an ninh quốc gia sẽ không tách rời trong một thế giới chia rẽ.
‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

Trong thời gian diễn ra Hội nghị Geneva 1954 tại Thụy Sỹ, có hai 'quan sát viên của Việt Minh' tác nghiệp đầy nhiệt huyết giữa Trung tâm báo chí...
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Những biến số lớn có thể 'xoay vần' tương lai xung đột Nga-Ukraine, vì sao Kiev không còn tìm cách vào NATO bằng mọi giá?

Những biến số lớn có thể 'xoay vần' tương lai xung đột Nga-Ukraine, vì sao Kiev không còn tìm cách vào NATO bằng mọi giá?

Nga và Ukraine đang lên kế hoạch cho các chiến lược quan trọng trong năm 2025.
Bế tắc 'giấc mơ EU' của Thổ Nhĩ Kỳ

Bế tắc 'giấc mơ EU' của Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ chờ đợi gần nửa thế kỷ xin gia nhập EU, làm dấy lên hoài nghi về những thách thức lớn ngăn cản tiến trình này.
Truyền thông Hàn Quốc đề cao kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Hàn Quốc đề cao kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kết thúc nhưng kết quả của sự kiện vẫn được truyền thông nước này tiếp tục ca ngợi.
Tàu ngầm - Công cụ đắc lực trong thế trận phòng thủ của Indonesia

Tàu ngầm - Công cụ đắc lực trong thế trận phòng thủ của Indonesia

Indonesia tăng cường hạm đội tàu ngầm nhằm bảo vệ lãnh thổ biển rộng 6,4 triệu km2 với ngân sách quốc phòng hạn chế.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden vẫn tiếp tục đại diện cho đảng Dân chủ tranh cử tổng thống với ông Trump sau dư luận tiêu cực về tranh luận hôm 27/6.
Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc nhấn mạnh nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Phiên bản di động