TIN LIÊN QUAN | |
Thủ tướng thăm hệ thống logistics hàng đầu của Singapore | |
Thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại và kết nối chuỗi cung ứng |
Diễn đàn có sự tham gia của các chuyên gia quốc tế, chuyên gia trong nước, doanh nghiệp trực tiếp quản trị chuỗi cung ứng, cộng đồng doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu, các trường đại học…
Diễn đàn cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, dệt may, da giầy, thủy hải sản, nông nghiệp… giao lưu, thảo luận, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Diễn đàn “Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và Chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp". (Ảnh: Ly Ly) |
Nhiều ý kiến tại Diễn đàn cho rằng, toàn cầu hóa, dòng chảy thương mại, đầu tư ngày càng thuận lợi gắn với lợi thế cạnh tranh và dịch vụ kết nối đã tạo ra những mạng sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc một sản phẩm có thể mang thương hiệu một quốc gia, sản xuất tại một quốc gia khác và được bán ở đâu đó nữa là chuyện bình thường. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về hành trình mà sản phẩm đó đã trải qua để đến được tay khách hàng hay người tiêu dùng. Hành trình của sản phẩm là sự phối hợp của rất nhiều khâu, từ nhà cung cấp nguyên phụ liệu, các nhà máy gia công trên khắp thế giới, các đơn vị vận chuyển đến các trung tâm phân phối, các cửa hiệu bán sỉ, bán lẻ…
Điều mà nhiều doanh nghiệp đang trăn trở là làm sao tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng trong bối cảnh mới hiện nay, đặc biệt với đặc trưng nổi bật của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là số hoá, siêu kết nối, và xử lý dữ liệu thông minh.
Phát biểu tại Diễn đàn, PGS. TS Nguyễn Văn Nam – Chủ tịch Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu & Cạnh tranh cho biết, sau hơn 30 năm phát triển kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, đạt được những thành tựu được thế giới công nhận. Từ đó, tạo nên những điều kiện mới cho phát triển kinh tế, tạo ra môi trường kinh doanh tốt hơn, thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ông Nam nhận định, nền kinh tế thị trường của Việt Nam vẫn là nền kinh tế thị trường phát triển ở trình độ thấp, chưa đầy đủ, chưa toàn diện. Cơ chế thị trường đã được thành lập nhưng chưa được xác lập đầy đủ toàn diện. Chưa kể, sức cạnh tranh của nền kinh tế, cạnh tranh về hàng hóa của Việt Nam còn rất thấp.
Theo chuyên gia, Việt Nam cần hình thành một chuỗi cung ứng hàng hóa không chỉ mục tiêu sản xuất trong nước mà phải làm tốt, phục vụ tốt việc xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế. (Nguồn: Báo Công Thương) |
Một trong những điểm yếu của nền kinh tế thị trường Việt Nam, theo ông Nam là chuỗi cung ứng hàng hóa chưa hình thành đồng bộ, còn phát triển rời rạc và lạc hậu, mang dáng dấp của thời bao cấp và nền sản xuất nhỏ lẻ.
“Khi chúng ta hội nhập sâu với nền kinh tế toàn cầu thì chuỗi cung ứng này sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu của hội nhập, khiến cho sức cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng yếu kém”, ông Nam lo ngại.
Ông Nam đề xuất, Việt Nam cần hình thành được một chuỗi cung ứng, hàng hóa không chỉ phục vụ tốt mục tiêu sản xuất trong nước mà phải làm tốt, phục vụ tốt việc xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế; hiện đại hóa chuỗi cung ứng, đặc biệt là áp dụng được những kỹ thuật mới của Công nghệ 4.0.
Thảo luận tại Diễn đàn, các chuyên gia đã giải đáp nhiều câu hỏi của doanh nghiệp liên quan đến cách tiếp cận khách hàng và thị trường, quản lý tồn kho và vốn hoạt động, nhận diện và giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng…
Hoan nghênh USAID hỗ trợ doanh nghiệp Việt vào chuỗi cung ứng toàn cầu Chiều 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp ông Michael Greene, Giám đốc Cơ quan phát triển quốc ... |
Liên kết cùng hướng tới AEC 2015 Chưa bao giờ, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần phải liên kết lại trong các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng như lúc này. |
May 10 phát triển chuỗi cung ứng trọn gói Đứng trước xu thế hội nhập của nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã và đang khẳng định được ... |