Năm 2022, xung đột với Nga khiến nền kinh tế Ukraine phải chịu những tổn thất và thiệt hại lớn nhất trong lịch sử độc lập của quốc gia Đông Âu. Trong ảnh, người dân xếp hàng rút tiền từ một cây ATM ở Mariupol, Ukraine. (Nguồn: AP) |
Theo Bộ Kinh tế Ukraine, chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow vào Ukraine từ tháng 2/2022 đã tàn phá nền kinh tế quốc gia này, khiến quy mô Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bị thu hẹp 1/3. Trong khi, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang bắt đầu làm giảm doanh thu của Nga từ năng lượng và các mặt hàng xuất khẩu khác, cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng đáng kể đến thương mại toàn cầu.
Ngoài ra, xung đột tiếp tục có tác động to lớn đến chi phí khí đốt tự nhiên và các loại ngũ cốc thiết yếu trong khi phá hủy một số vùng đất màu mỡ nhất ở Đông Âu.
Đối với Ukraine, xung đột diễn ra sau gần một thập niên Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Đối với phần còn lại của thế giới, chiến dịch được phát động sau hai năm xảy ra đại dịch Covid-19, dẫn đến nợ công tăng kỷ lục, đứt gãy chuỗi cung ứng, khủng hoảng chi phí sinh hoạt do lạm phát và tình trạng thiếu lao động trong nhiều lĩnh vực.
Quá trình phi toàn cầu hóa và gia tăng chủ nghĩa bảo hộ kinh tế vốn đã được thúc đẩy bởi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ năm 2016 và tiến trình Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu-EU) vào năm 2020 lại càng chịu tác động bởi xung đột Nga-Ukraine.
Các biện pháp trừng phạt tài chính từ phương Tây đối với Moscow là rào cản đối với thương mại thế giới, dẫn đến “kỷ nguyên thương mại” giữa các đồng minh, trong đó sự ổn định và độ tin cậy được ưu tiên hơn giá cả và khoảng cách địa lý.
Ukraine thiệt hại nặng nề
Tháng 1/2023, Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Yulia Svyrydenko cho biết: “Trong năm 2022, nền kinh tế Ukraine đã phải chịu những tổn thất và thiệt hại lớn nhất trong lịch sử độc lập của nước này”.
Tuy nhiên, mức giảm dự kiến 30,4% GDP vẫn được cho là tốt hơn nhiều so với lo ngại của các chuyên gia ngay sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự vào tháng 2/2022. Khi đó, hầu hết các dự đoán đều ước tính rằng, sản lượng kinh tế của quốc gia Đông Âu này sẽ giảm hơn 40%.
Tin liên quan |
Ảnh ấn tượng tuần (13-19/2): Nga có ưu thế ở Bakhmut, Lễ tình nhân nơi chiến hào Ukraine, Belarus sẵn sàng sản xuất máy bay tấn công cho Moscow |
Cơ sở hạ tầng năng lượng ở nước này chịu ảnh hưởng nặng nề của các đợt pháo kích giao tranh.
Theo đánh giá vào tháng 9/2022 của Ngân hàng Thế giới (WB), Ủy ban châu Âu (EC) và Kiev, chi phí tái thiết và phục hồi Ukraine dự kiến rơi vào khoảng 349 tỷ USD. Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó đến nay, con số này không ngừng tăng lên trong bối cảnh xung đột ngày càng kéo dài và chưa ai nhìn thấy hồi kết.
Kể từ tháng 7/2022, một thỏa thuận mang tính đột phá giữa hai nước được ký kết dưới sự trung gian của Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, khởi động lại các chuyến hàng ngũ cốc qua Biển Đen đã giúp ích cho ngành nông nghiệp của Ukraine.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm như lúa mì của nước này vẫn thấp hơn nhiều so với trước xung đột. Hàng chục tỷ USD viện trợ từ phương Tây đóng vai trò quan trọng, cho phép chính phủ tiếp tục hoạt động.
Nga không mất nhiều như dự đoán
Vào tháng 3/2022, Viện Tài chính quốc tế dự báo nền kinh tế Nga giảm 15% vào cuối năm. Tuy nhiên, trong năm ngoái, nền kinh tế xứ sở bạch dương dường như không bị thiệt hại nhiều như dự doán, với mức giảm thấp hơn 3%.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) kỳ vọng nền kinh tế nước này sẽ phục hồi tối thiểu 0,3% vào năm 2023. Trong khi đó, Quỹ kỳ vọng Liên minh châu Âu (EU) chỉ tăng trưởng 0,7% và GDP của Anh giảm 0,6%.
Trong vòng vài ngày sau thời điểm 24/2/2022, 300 tỷ USD dự trữ ngoài tệ ở nước ngoài của Nga đã bị đóng băng. Những tháng tiếp theo, các chính phủ phương Tây chuyển sang chặn tất cả đầu tư nước ngoài; ngắt kết nối 3/4 lĩnh vực tài chính của Nga khỏi mạng nhắn tin thanh toán toàn cầu SWIFT; chặn xuất khẩu linh kiện công nghệ cao; dừng các chuyến bay, dịch vụ vận chuyển, bảo trì và bảo hiểm đến Nga; xa lánh, trừng phạt và cấm vận năng lượng của nước này.
Vậy Moscow đã củng cố nền kinh tế như thế nào trong suốt chiến dịch?
Thông qua các biện pháp kiểm soát vốn và tăng lãi suất mạnh mẽ, Ngân hàng Trung ương Nga đã tránh được cuộc khủng hoảng tài chính thảm khốc vào mùa Xuân năm 2022. Hơn nữa, khoản dự trữ tài chính còn lại của chính phủ sẽ tạo ra một bước đệm trong thời gian tới.
Thông qua các biện pháp kiểm soát vốn và tăng lãi suất mạnh mẽ, Ngân hàng Trung ương Nga tránh được cuộc khủng hoảng tài chính thảm khốc vào mùa Xuân năm 2022. Trong ảnh, người phụ nữ đi ngang qua màn hình hiển thị tỷ giá hối đoái giữa đồng USD với Ruble ở St. Petersburg, Nga. (Nguồn: AP) |
Khủng hoảng năng lượng
Trên khắp châu Âu, hóa đơn khí đốt tăng gần gấp đôi và chi phí tiền điện tăng vọt 70% trong 6 tháng đầu tiên sau xung đột. Phản ứng của các chính phủ khác nhau, với một số nước đã trợ cấp tiền cho người dân và doanh nghiệp.
Chi phí năng lượng tăng vọt bởi một số lý do, trong đó có nguyên nhân từ việc các nước châu Âu bắt đầu từ bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga để gây áp lực lên nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, đến lượt Moscow sau đó lại giảm mạnh lượng dầu xuất khẩu sang các nước châu Âu để trả đũa. Bước đi quan trọng nhất diễn ra vào tháng 7/2022, khi Nga cắt hoàn toàn xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu.
Với nguồn cung khan hiếm trên thị trường toàn cầu, Nga vẫn là nhà xuất khẩu chiếm ưu thế ngay cả khi không có khách hàng châu Âu. Moscow bán nhiều năng lượng hơn cho Trung Quốc và Ấn Độ trong năm qua.
Tuy nhiên, ngay cả trong bối cảnh xung đột và bất chấp các lệnh trừng phạt từ Mỹ, EU, Anh hay Australia, thương mại của Nga với một số nước phương Tây như Nhật Bản và Bỉ vẫn tăng trưởng đáng kể vào năm 2022.
Bên cạnh đó, việc Nga được cho là “vũ khí hóa” hoạt động xuất khẩu khí đốt và dầu mỏ, thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng vốn trở nên cấp bách do biến đổi khí hậu.
Đầu năm 2022, toàn cầu đổ xô quay trở lại sử dụng than do thiếu nguồn cung cấp dầu và khí đốt. Tuy nhiên, sau đó, các chính phủ dường như có động lực hơn để ngày càng tăng đầu tư vào năng lượng tái tạo, vốn được cho là ít bị tổn thương hơn trước các cú sốc địa chính trị.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự kiến, việc Nga giảm xuất khẩu dầu sớm góp phần vào sự ổn định nhu cầu toàn cầu đối với nhiên liệu hóa thạch, mang lại khả năng chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng xanh.
Khủng hoảng chi phí lương thực
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine, cũng như các biện pháp trừng phạt chống lại Nga, đã dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng nguồn cung lương thực chính, dẫn đến giá lương thực tăng trên quy mô toàn cầu.
Ukraine là nước sản xuất dầu hướng dương lớn nhất thế giới. Cùng với Nga, hai quốc gia này chiếm tới hơn một nửa xuất khẩu dầu thực vật toàn cầu. Hai nước cũng xuất khẩu tới 36% lượng lúa mì của thế giới.
Tình trạng thiếu lương thực do xung đột gây ra đã ảnh hưởng đến giá lương thực ở khắp mọi nơi, trong đó ảnh hưởng nặng nề nhất là các nền kinh tế đang phát triển.
Theo Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Chỉ số giá lương thực toàn cầu (FPI) tăng 12,6% từ tháng 2 đến tháng 3/2022, mức cao nhất kể từ đầu năm 1990. Ngoài ra, giá dầu thực vật và ngũ cốc tăng lên mức cao nhất mọi thời đại trong thời gian này.
Theo các thống kê, từ tháng 2-3/2022, giá lương thực tăng mạnh nhất ở các khu vực đang phát triển/mới nổi như châu Phi cận Sahara. Điều này đã làm nổi bật tính dễ bị tổn thương của người nghèo, những người đầu tiên phải hứng chịu những thay đổi cực đoan trên toàn cầu.
Dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023
Vào đầu năm 2023, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục bị suy yếu do xung đột, sự gián đoạn dòng chảy thương mại, các cú sốc giá lương thực và nhiên liệu. Tất cả những vấn đề này đã góp phần gây ra lạm phát cao và kéo theo đó là công cụ thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu.
Hoạt động ở khu vực đồng Euro xấu đi rõ rệt trong nửa cuối năm 2022 do gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng, căng thẳng tài chính gia tăng, niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp sụt giảm.
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine và các lệnh trừng phạt từ phương Tây sau đó đã gây tổn hại cho hàng nghìn doanh nghiệp trên khắp châu Âu và thế giới mà Moscow là đối tác thương mại và kinh doanh lớn. Tuy nhiên, nền kinh tế Nga đứng thứ 11 thế giới và hiệu ứng dây chuyền vẫn khó cảm nhận được trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Theo IMF, nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3,4% vào năm 2022 - chỉ thấp hơn một điểm phần trăm so với dự báo trước khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine và trước khi các ngân hàng trung ương thế giới hạ quyết tâm giảm lạm phát bằng các đợt tăng lãi suất mạnh tay. Liệu tăng trưởng thế giới năm 2023 có đúng như dự báo của IMF là 2,9% hay không? Điều này vẫn còn phải xem xét nhiều yếu tố.
| Ảnh ấn tượng tuần (13-19/2): Nga có ưu thế ở Bakhmut, Lễ tình nhân nơi chiến hào Ukraine, Belarus sẵn sàng sản xuất máy bay tấn công cho Moscow Xung đột Nga-Ukraine, hoa hồng Ngày lễ tình nhân 14/2 ở chiến trường, Tổng thống Putin gặp người đồng cấp Belarus Lukashenko, Hội nghị An ... |
| Giá tiêu hôm nay 19/2/2023: Nối dài chuỗi tăng, Gia Lai nỗ lực lấy lại ‘thời hoàng kim’ của hồ tiêu Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 62.500 – ... |
| Giá tiêu hôm nay 20/2/2023: Thị trường trong nước tăng giá nhiều phiên liên tiếp; thế giới phản ứng trái chiều Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp đà tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 63.500 – 66.500 ... |
| Bất động sản mới nhất: ‘Đại gia’ đề xuất gì để gỡ mớ bòng bong? Khi nào giá đất Hà Nội tăng trở lại? TPHCM bán đấu giá 3.800 căn hộ Các doanh nghiệp địa ốc lớn đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc, dành gói tín dụng 120.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/2): EU lại bàn trừng phạt Nga, Moscow yêu cầu NATO họp khẩn về vụ nổ Dòng chảy phương Bắc, tin vui từ Mỹ EU nhắm trừng phạt các chính trị gia, lãnh đạo quân sự và 4 ngân hàng Nga; lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt; Gazprom tăng ... |