10 quốc gia từng đổi tên, đâu là lý do?

Trang Nhung
Vì những lý do khác nhau, một số quốc gia đã chính thức thay đổi quốc hiệu của mình, dù có thể mất nhiều năm để hoàn toàn thống nhất tên gọi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) gần đây đã thay đổi quốc hiệu thành Turkiye. (Nguồn: Getty)
Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) gần đây đã thay đổi quốc hiệu thành Turkiye. (Nguồn: Getty)

Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) hiện nay được gọi là Turkiye.

Gần đây, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã thông báo đổi tên quốc tế của đất nước thành Turkiye. Ông nói thêm rằng, trong tương lai, quyết định này sẽ ảnh hưởng đến cách công chúng và các quốc gia khác nhìn nhận về xứ sở khinh khí cầu.

Theo tuyên bố của Tổng thống Erdogan, thuật ngữ “Turkiye” phù hợp nhất để đại diện và thể hiện văn hóa, giá trị và nền văn minh của Thổ Nhĩ Kỳ.

Cộng hòa Czech

Vào tháng 4/2016, Cộng hòa Czech (Czech Republic) đã trở thành Czechia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc gọi tên quốc gia tại các sự kiện thể thao, đồng thời là một phần trong nỗ lực quảng bá đất nước.

Động thái này đã được chính phủ Czechia thảo luận trong vòng 20 năm cho đến khi quyết định chính thức rút ngắn tên gọi.

Giờ đây, người dân có thể phát âm quốc hiệu mới dễ dàng hơn, bất kể họ sử dụng thứ tiếng nào trong số 6 ngôn ngữ chính thức của đất nước, gồm tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung và tiếng Arab.

Swaziland

Vào tháng 4/2018, Nhà vua Swaziland đã đưa ra tuyên bố rằng quốc hiệu của họ sẽ được đổi thành Eswatini.

Trên thực tế, sự thay đổi này không làm mọi người ngạc nhiên vì họ đã sử dụng cách gọi trên từ trước. Eswatini có nghĩa là Vùng đất Swazis, và chỉ là một cách phiên âm của Swaziland trong ngôn ngữ địa phương.

Hơn nữa, tên gọi cũ rất khó hiểu và khiến cho nhiều người nhầm lẫn với Thụy Sỹ (Switzerland).

10 quốc gia chính thức thay đổi quốc hiệu
Tên gọi the Netherlands thể hiện Hà Lan là một quốc gia cởi mở, sáng tạo và hòa nhập.

Hà Lan

Từ tháng 1/2020, chính phủ của xứ sở hoa tulip đã quyết định đổi quốc hiệu như một động thái quảng bá đất nước.

Dựa trên tuyên bố này, tên chính thức của Hà Lan là “the Netherlands” thay vì “Holland” và sẽ được sử dụng cho tất cả các mục đích quảng cáo.

Ngoài ra, cũng có một lý do khác dẫn đến sự thay đổi này, đó là thể hiện Hà Lan là một quốc gia cởi mở, sáng tạo và hòa nhập.

Cộng hòa Macedonia

Vào tháng 2/2019, Cộng hòa Macedonia đã chính thức đổi tên thành Cộng hòa Bắc Macedonia.

Lý do chính đằng sau sự thay đổi quốc hiệu là để đất nước này trở thành một phần của NATO, đồng thời giúp phân biệt với nước láng giềng Hy Lạp cũng có một khu vực tên là Macedonia.

Sri Lanka

Các nghiên cứu chỉ ra Ceylon là tên do người Bồ Đào Nha đặt cho quốc gia này khi họ phát hiện ra nó vào năm 1505. Sau đó, Ceylon trở thành một phần của Đế quốc Anh, và giành lại độc lập vào năm 1948.

Tuy nhiên, sau nhiều năm, chính quyền của hòn đảo đã quyết định thay đổi quốc hiệu thành Sri Lanka. Vào năm 2011, tất cả các tham chiếu liên quan đến tên gọi cũ đã bị xóa khỏi các công ty và cơ quan chính quyền vẫn còn sử dụng nó.

Ireland

Năm 1922, Nhà nước Tự do Ireland được thành lập dưới quyền thống trị của Vương quốc Anh, tuân theo Hiệp ước Anh-Ireland.

Tuy nhiên, theo các báo cáo, một hiến pháp mới đã được thông qua vào năm 1937, trong đó quốc gia này được đổi tên thành Ireland, và thực sự trở thành một nước Cộng hòa với một tổng thống được bầu không thông qua hành pháp.

10 quốc gia chính thức thay đổi quốc hiệu
Cộng hòa Cabo Verde là tên gọi mới của Cape Verde.

Cape Verde

Vào năm 2013, hòn đảo này đã đăng ký tên gọi mới của mình với Liên hợp quốc, bằng cách sử dụng cách phát âm đầy đủ của tiếng Bồ Đào Nha nhằm tôn vinh ngôn ngữ chính thức của đất nước.

Quốc hiệu trước đây là một ngôn ngữ lai ghép, sử dụng “cape” như phiên âm tiếng Anh của “cabo” nhưng giữ nguyên từ "verde" trong tiếng Bồ Đào Nha, có nghĩa là màu xanh lá cây.

Nhưng ngược lại với các nước nói trên, Cabo Verde đã thay đổi sang một phiên bản khác để chính thức trở thành Cộng hòa Cabo Verde.

Thái Lan

Sự thay đổi này đã diễn ra từ rất lâu. Từ Siam có nguồn gốc từ tiếng Phạn và bắt nguồn từ chữ Śyāma, có nghĩa là nâu hoặc sẫm, dùng để chỉ màu da của người bản địa.

Trong quá khứ, tên của Siam đã được đổi thành Thái Lan vào năm 1939, trước khi trở thành Siam một lần nữa từ năm 1946 đến 1948.

Mặc dù vậy, vào năm 1948, quốc hiệu này lại được đổi thành Thái Lan, chính thức là Vương quốc Thái Lan, và xứ sở chùa Vàng đã sử dụng tên gọi này kể từ đó.

Myanmar

Năm 1989, chính phủ quân sự đã quyết định đổi tên quốc gia từ Burma thành Myanmar, trong nỗ lực bảo vệ cách viết quốc hiệu bằng ngôn ngữ địa phương.

Các báo cáo cho thấy không phải tất cả mọi người đều đồng ý với quyết định nói trên, lý do tại sao một số nơi trên thế giới vẫn khăng khăng gọi quốc gia Đông Nam Á này là Burma.

Facebook đổi tên thành Meta để... đổi vận?

Facebook đổi tên thành Meta để... đổi vận?

Ngày 28/10, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Facebook Mark Zuckerberg tuyên bố, công ty truyền thông xã hội và công nghệ ...

Mỹ nhất trí thay đổi quy tắc viết tên thủ đô Kiev của Ukraine

Mỹ nhất trí thay đổi quy tắc viết tên thủ đô Kiev của Ukraine

Hội đồng tên địa lý Mỹ nhất trí quyết định thay tên của thủ đô Ukraine từ "Kiev" thành "Kyiv" trong căn cứ quốc tế.

(theo Times of India)

Đọc thêm

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Nền kinh tế Eurozone được dự báo sẽ tăng trưởng thấp hơn so với dự đoán trước đây trong năm 2025, chỉ tăng nhẹ so với năm 2024.
UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS tạo dựng một môi trường hòa bình để Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, bảo đảm an ninh, an toàn và để lại những con số ấn ...
Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Nhờ được bạn đồng nghiệp 'mách' mua ngay vé số, một người đàn ông ở tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) may mắn trúng thưởng 1 tỷ Won (17,5 tỷ đồng).
Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam Việt Nam có mặt tại Singapore để chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi gặp chủ nhà, trong khuôn khổ giải vô địch Đông Nam ...
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động