10 tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất thế giới

Bên cạnh những bức tranh của Picasso, Rothko hay Pollocks, tác phẩm điêu khắc ‘Cái mũi’ lọt tốp 10 những tác phẩm nghệ thuật đắt nhất được bán đấu giá trong năm 2021.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
10 tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất thế giới
Tác phẩm nghệ thuật đắt nhất được bán đấu giá trong năm 2021 chính là bức Femme assise près d'une fenêtre (Người đàn bà ngồi bên cửa sổ) của Pablo Picasso. Danh họa người Pháp vẽ bức này vào năm 1932, với nhân vật chính là nàng thơ và cũng là người tình của ông khi đó, bà Marie- Therese. Chỉ mất 19 phút để bức tranh này cán mốc 90 triệu USD trong buổi đấu giá của Christie's trước khi được chốt mua với giá 103,4 triệu USD. (Nguồn: Christie's)
10 tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất thế giới
Đứng thứ 2 trong danh sách là tác phẩm In This Case (1983) của Jean-Michel Basquiat - họa sĩ người Mỹ nổi tiếng trong thập niên 1980 với phong trào Neo-expressionism (Tân biểu hiện). Sau khi nghệ sĩ qua đời trong một lần quá liều heroin vào năm 1988, các bức tranh của ông tăng giá dần dần theo thời gian. Trong buổi đấu giá tháng 5/2021 ở New York, bức In This Case đạt giá 93,1 triệu USD. (Nguồn: Christie's)
10 tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất thế giới
Bức Portrait of a Young Man Holding a Roundel (Người thanh niên cầm chiếc đĩa tròn) của Sandro Botticelli là tác phẩm thời Phục hưng duy nhất lọt top 10 năm 2021. Đã từng có những đồn đoán là bức tranh có thể cán mốc 200 triệu USD trong buổi đấu giá của Sotheby's, nhưng cái giá cuối cùng là 92,2 triệu USD. (Nguồn: AFP)
10 tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất thế giới
Bức No. 7 (Số 7) của Mark Rothko được Sotheby's bán với giá 82,5 triệu USD, con số khá đáng thất vọng vì các chuyên gia từng dự đoán nó sẽ vượt mốc 100 triệu USD. Mặc dù vậy, nó vẫn trở thành bức tranh đắt giá thứ 2 của Rothko từng được bán đấu giá. Là một phần trong bộ sưu tập Macklowes, nay nó sẽ thuộc về một người chủ mới ở châu Á. (Nguồn: AFP)
10 tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất thế giới
Top 10 những tác phẩm đắt giá nhất năm 2021 không chỉ có những bức tranh mà còn có Le Nez (Cái Mũi) - tác phẩm điêu khắc của nghệ sĩ nổi tiếng người Thụy Sĩ Alberto Giacometti. Cũng là một phần trong bộ sưu tập Macklowes, nó được mua lại bởi nhà sáng lập nền tảng tiền điện tử TRON - Justin Sun - với giá 78,4 triệu USD. (Nguồn: Sotheby's)
10 tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất thế giới
Mặc dù đã mất hơn 130 trước, Vincent Van Gogh vẫn chưa bao giờ hết gây sức hút trên thị trường nghệ thuật. Bức Cabanes de Bois Parmi les Oliviers et Cypres (Túp lều bằng gỗ giữa những cây ô liu và cây bách) được vẽ vào năm 1889, và được bán với giá 71,4 triệu USD trong buổi đấu giá của Christie's vào năm 2021. (Nguồn: Christie's)
10 tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất thế giới
Nếu như bức của Van Gogh có kích thước khá khiêm tốn, thì bức Le Bassin aux Nympheas của Claude Monet lớn hơn nhiều. Với kích thước này và những mảng màu nổi hẳn lên mặt tranh, tác phẩm của Monet dường như thống trị mọi không gian trưng bày và thu hút sự chú ý của tất cả. 70,4 triệu USD là giá của nó trong phiên đấu giá của Sotheby's. (Nguồn: Sotheby's)
10 tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất thế giới
Cả nhà đấu giá, các phóng viên và giới phân tích nghệ thuật đều không thể tin nổi khi tác phẩm NFT Everydays: The First 5.000 Days của nghệ sĩ Mike Winkelmann (nghệ danh Beeple) cán mốc 69,3 triệu USD trong buổi đấu giá của Christie's. (Nguồn: Christie's)
10 tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất thế giới
Cũng giống như các tác phẩm của người bạn Mark Rothko, những bức họa của Jackon Pollock đều cực kỳ khan hiếm trên thị trường nghệ thuật. Bức Number 17 (Số 17) được vẽ vào năm 1951 và cũng là một phần của bộ sưu tập Macklowes. Khi được bán với giá 61,2 triệu USD trong buổi đấu giá của Sotheby's, nó đã khiến cả khán vòng vỗ tay trầm trồ. (Nguồn: AFP)
10 tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất thế giới
Đứng cuối danh sách với giá 58,9 triệu USD cũng là tác phẩm của một họa sĩ người Mỹ khác - Cy Twombly. Được vẽ vào năm 2007, chỉ vài năm trước khi họa sĩ qua đời, bức Untitled (Không đề) này được cho là tượng trưng cho chủ nghĩa "biểu tượng lãng mạn" mà họa sĩ theo đuổi. (Nguồn: Sotheby's)
10 chuyến bay thương mại ngắn nhất thế giới

10 chuyến bay thương mại ngắn nhất thế giới

Chúng ta đôi khi ngán ngẩm việc đi máy bay bởi thủ tục (check-in, an ninh, hải quan...) phức tạp và mất thời gian. Và ...

Hàn Quốc và chiến lược chiếm lĩnh nền nghệ thuật giải trí thế giới

Hàn Quốc và chiến lược chiếm lĩnh nền nghệ thuật giải trí thế giới

Không quá khi nói rằng Hàn Quốc đang trở thành kinh đô văn hóa mới của thế giới với những ban nhạc đình đám, những ...

(theo Zing.vn)

Đọc thêm

Phục hồi và bảo tồn Pháp Lam Huế

Phục hồi và bảo tồn Pháp Lam Huế

Pháp Lam Huế - một loại hình nghệ thuật trang trí đặc sắc là một di sản có giá trị đặc biệt, không thua kém bất kỳ di sản nào ...
Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024, Giá vàng trong nước tăng trong khi thế giới giảm nhẹ. BRICS ấp ủ loại tiền kỹ thuật số được bảo chứng bằng vàng.
Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Chủ tịch nước Lương Cường gửi điện thăm hỏi khi được tin về cơn bão Chido đổ bộ vào miền Bắc Mozambique gây thiệt hại về người và tài sản.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ Andrew Goledzinowski cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời ...
Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Ngày 23/12, Mỹ tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về các chính sách của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp bán dẫn.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động