20 năm sau khủng hoảng tài chính: Châu Á vẫn cần thận trọng

Tháng 7/1997, châu Á “liêu xiêu” vì khủng hoảng. Tháng 7/2017, châu Á đang ở vị thế vững mạnh, từng bước khẳng định chính mình. Vậy 20 năm trôi qua, chúng ta đã học được những gì?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
20 nam sau khung hoang tai chinh chau a van can than trong Giới cá độ châu Á lũng đoạn bóng đá châu Âu
20 nam sau khung hoang tai chinh chau a van can than trong ASEAN trong chiến lược châu Á mới của Mỹ

Đây là nội dung bài viết của ông Takehiko Nakao - Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hôm 4/7.

"Tháng Bảy này đánh dấu tròn 20 năm cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Đây cũng là lúc thích hợp để nhìn lại nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng và những bài học rút ra từ cách các quốc gia bảo vệ nền kinh tế khỏi những cú sốc tương lai, từ đó hướng tới phát triển bền vững" -  ông viết.

20 nam sau khung hoang tai chinh chau a van can than trong
Ông Takehiko Nakao. (Nguồn: EPA).

Nhìn lại lịch sử

Ông Takehiko gợi nhớ lại cuộc khủng hoảng tiền tệ kết hợp với khủng hoảng ngân hàng bắt đầu ở Thái Lan hồi tháng 7/1997 và nhanh chóng lan rộng đến Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia và Philippines. Trong hơn 1 năm, tổng sản phẩm quốc nội của 5 quốc gia trên đã giảm 30%.

Nguồn gốc của cuộc khủng hoảng là do việc mở tài khoản vốn quá sớm, trong khi các hệ thống tài chính và các quy định bên trong các quốc gia chưa sẵn sàng. Ở những nước này, việc cho vay ngắn hạn được “thả” tự do, nhiều hơn cả đầu tư trực tiếp nước ngoài dài hạn.

Các đầu tư theo danh mục đầu tư và các khoản vay ngân hàng từ các nền kinh tế tiên tiến đổ vào châu Á trước khủng hoảng đã gây ra bong bóng giá đồng nội tệ và bất động sản trong nước. Các khoản nợ ngắn hạn lớn của Mỹ tài trợ cho đầu tư dài hạn trong nước không phù hợp với quy trình vận hành và đáo hạn tiền tệ. Khi những điều này được vạch ra rõ ràng, nền kinh tế trở nên không bền vững, dòng vốn đột ngột bị đảo ngược, dẫn đến sự phá giá lớn của các loại tiền tệ và vỡ nợ ngân hàng.

Sau khi cuộc khủng hoảng nổ ra, cộng đồng quốc tế đã nhanh chóng bắt tay vào giải cứu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các chính phủ trong khu vực đã đưa ra các gói hỗ trợ thanh khoản và ngân sách ngoại hối. ADB đã cho vay 7,8 tỷ USD trong 2 năm, chủ yếu là thông qua việc giải ngân nhanh các khoản cho vay chính sách dành cho cải cách ngành tài chính và bảo trợ xã hội của Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan.

Nhưng rồi, các nước hồi phục nhanh hơn dự kiến. Sau các biện pháp bình ổn ban đầu, các nhà chức trách tại các quốc gia bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng đã tăng cường chính sách kinh tế vĩ mô một cách hợp lý với những hỗ trợ từ các ngân hàng độc lập và thận trọng về tài chính hơn.

Các nước đã thông qua tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn, tăng cường quy chế và quản lý tài chính, thực hiện cải cách cơ cấu. Đồng thời, tiếp nhận các giải pháp thận trọng hơn đối với tự do hóa tài khoản vốn bằng việc sắp xếp phù hợp hơn với điều kiện kinh tế trong nước mình. Cuộc khủng hoảng cũng là động lực thúc đẩy các sáng kiến hợp tác khu vực.

Châu Á không nên tự mãn

Theo ông Takehiko Nakao, ngày nay, châu Á đã có một triển vọng kinh tế mạnh mẽ hơn. Các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á tăng trưởng 6,8 %/năm trong hai thập kỷ qua, nhanh hơn bất kỳ khu vực nào khác. Sự tăng trưởng của khu vực hiện nay phụ thuộc nhiều hơn vào nhu cầu bên trong. Những thành tựu này là lời phủ nhận mạnh mẽ những chỉ trích trong cuộc khủng hoảng rằng, phép lạ tăng trưởng ở châu Á chỉ là "chuyện thần thoại và không bền vững".

20 nam sau khung hoang tai chinh chau a van can than trong
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á bắt nguồn từ Thái Lan, năm 1997. (Nguồn: Philstar).

Ông Nakao  viết: “Tôi tin rằng mô hình phát triển ở châu Á đang chuyển từ mô hình 'ngỗng bay' phổ biến vào những năm 1960 với Nhật Bản là người dẫn đầu, sang mô hình 'bốn con hổ và hơn thế nữa' khi công nghệ ngày càng tiên tiến hơn. Hiện nay là mô hình 'mạng chia sẻ sản xuất', trong đó các quốc gia khác nhau chia sẻ các phần của quy trình sản xuất".

Theo ông, quá trình mới này cho phép các nước đang phát triển hội nhập vào các chuỗi giá trị khu vực cũng như toàn cầu nhanh hơn, qua đó tạo điều kiện chuyển giao kỹ thuật và kỹ năng mở rộng cơ hội tăng trưởng cho những nước đi sau.

“Nhưng châu Á không nên tự mãn”, ông nhận định. Bởi vì, khoảng 330 triệu người dân vẫn sống trong cảnh nghèo đói, và nhiều nền kinh tế đang trải qua giai đoạn bất bình đẳng gia tăng. Cần có thêm các bước đi nhằm giúp các nền kinh tế trở nên linh hoạt hơn và đảm bảo tăng trưởng bền vững và toàn diện, ông khẳng định.

Ông cũng đưa ra các biện pháp ứng phó từ quan điểm của ADB. Thứ nhất, các nước châu Á phải tiếp tục theo đuổi chính sách kinh tế vĩ mô lành mạnh. Họ cần phải có biện pháp để giữ đủ không gian tài chính và khu vực dự trữ quốc tế chống lại các cú sốc trong tương lai. Khu vực đòi hỏi nguồn tài chính lớn hơn từ cải cách thuế và thu thập tốt hơn thông tin về cơ sở hạ tầng tài chính và các nhu cầu của xã hội.

Thứ hai, các nước cần có hệ thống tài chính sâu và rộng hơn. Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng phát triển lành mạnh, các nước cần thị trường vốn mạnh, đặc biệt là trái phiếu nội tệ, cả riêng biệt và liên doanh hợp tác. Sáng kiến Thị trường Trái phiếu ASEAN + 3 do ADB tài trợ đã giúp mở rộng các loại trái phiếu nội tệ xuất sắc từ 1.000 tỷ USD năm 2002 lên hơn 10 nghìn tỷ USD vào năm 2016.

Thứ ba, cần phải có các chính sách thận trọng ở cả tầm vĩ mô và vi mô để duy trì sự ổn định tài chính. Các dòng vốn qua biên giới, tăng trưởng tín dụng trong nước và lạm phát giá tài sản cần được theo dõi sát sao. Ngoài ra, cần phải mở rộng tài chính, không chỉ để hỗ trợ công bằng xã hội mà còn giúp tăng trưởng bền vững thông qua tăng cường tiếp cận các dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ gia đình.

Thứ tư, khu vực này phải thu hẹp khoảng cách cơ sở hạ tầng mà ADB ước tính sẽ lên tới trên 1,7 nghìn tỷ USD/ năm cho đến năm 2030. Hơn 400 triệu người vẫn thiếu điện và khoảng 300 triệu người không có nước uống an toàn.

Thứ năm, châu Á cũng phải giải quyết các rủi ro về biến đổi khí hậu thông qua các biện pháp giảm nhẹ và thích ứng với nó. Bằng cách sử dụng quy hoạch và công nghệ đô thị thông minh, các thành phố châu Á có thể trở nên linh hoạt và dễ sống hơn.

Thứ sáu, phát triển nguồn nhân lực là nhu cầu cấp thiết để các quốc gia trong khu vực tiến lên và tránh bẫy thu nhập trung bình. Các hệ thống giáo dục phải trang bị cho con người những kỹ năng và kiến thức cần thiết để thích ứng với một môi trường kinh doanh và công nghệ đang phát triển nhanh chóng. Thêm vào đó là sự đầy đủ và tiện ích của các dịch vụ y tế.

Cuối cùng, để giảm bớt rủi ro từ toàn cầu hóa, cần tăng cường hợp tác khu vực trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng trở nên phổ biến và tốn kém.

“Châu Á đang ở vị thế mạnh hơn 20 năm trước, nhưng vẫn phải thận trọng”, ông Takehiko Nakao kết luận trong bài viết của mình.

20 nam sau khung hoang tai chinh chau a van can than trong Cảnh báo nguy cơ khủng hoảng tài chính toàn cầu từ hoạt động cho vay rủi ro

Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) vừa khuyến nghị rằng các nhà hoạch định chính sách và thống đốc ngân hàng trung ương các ...

20 nam sau khung hoang tai chinh chau a van can than trong 20 năm sau khủng hoảng tài chính châu Á: Mối lo còn đó

Các quốc gia châu Á đã có những tiến bộ đáng kể trong việc đảm bảo ổn định tài chính khu vực sau cuộc khủng hoảng ...

20 nam sau khung hoang tai chinh chau a van can than trong Biến đổi khí hậu có thể gây ra đợt khủng hoảng tài chính mới

Biến đổi khí hậu có thể châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo của thế giới, theo một cựu lãnh đạo Ngân ...

Hạ Nhi (theo ADB, Philstar)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Đọc thêm

Mỹ: Người phụ nữ trong cặp song sinh dính liền thân đã kết hôn

Mỹ: Người phụ nữ trong cặp song sinh dính liền thân đã kết hôn

Theo truyền thông Mỹ, Abby Hensel, người có chị em song sinh dính liền thân, đã kết hôn với một cựu quân nhân từ năm 2021.
Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các trường liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các trường liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các cơ sở giáo dục đang triển khai chương trình giáo dục tích hợp; liên kết giáo dục, đào tạo với nước ...
Không bỏ thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe

Không bỏ thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe

Tôi nghe nói có thông tin đã bãi bỏ thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe. Vậy thông tin này có chính xác không? – Độc ...
Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, thương mại hai chiều Việt Nam-Canada tăng trưởng 170%.
Cách tắt quảng cáo sim trên iPhone nhanh chóng, hiệu quả

Cách tắt quảng cáo sim trên iPhone nhanh chóng, hiệu quả

Trong quá trình sử dụng iPhone, việc nhận các thông báo quảng cáo sim khiến bạn cảm thấy phiền và khó chịu. Trong bài viết này sẽ mách bạn cách ...
Thông tin đội tuyển U23 Việt Nam trước VCK U23 châu Á 2024

Thông tin đội tuyển U23 Việt Nam trước VCK U23 châu Á 2024

Sau khi nhận nhiệm vụ ở U23 Việt Nam, HLV Hoàng Anh Tuấn sẽ cùng các học trò bước vào thử thách ở VCK U23 châu Á 2024 diễn ra ...
Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, thương mại hai chiều Việt Nam-Canada tăng trưởng 170%.
PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn
Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.500 – 96.000 đồng/kg.
Báo Thế giới & Việt Nam đoạt giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'

Báo Thế giới & Việt Nam đoạt giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'

Chiều 27/3, UBND tỉnh Hải Dương trao Giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'. Báo Thế giới & Việt Nam có tác phẩm giải khuyến khích.
Nhịp cầu cho doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Nhịp cầu cho doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Diễn đàn Nhịp cầu phát triển giúp các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Việc phát triển các khu công nghiệp thời gian qua đã bộc lộ một số 'điểm nghẽn', hạn chế, đòi hỏi cần phải có chính sách và hành động để phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Tránh rủi ro khi đầu tư 'đón sóng' quy hoạch hạ tầng, các phân khúc địa ốc thu hút nguồn vốn ngoại… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Giá chung cư Hà Nội liên tục tăng, đất nền vẫn được săn đón, Vinhomes rộng cửa đầu tư dự án tại Long An… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bộ Xây dựng đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà trong nước, TPCM thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Yêu cầu khắc phục nghịch lý thừa nhà cao cấp, giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Xin cho tôi hỏi hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản gồm những gì? - Độc giả Thanh Huyền
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng trưởng hằng quý vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3 ghi nhận USD tăng nhẹ khi các nhà giao dịch chờ đợi các dữ liệu mới về chính sách tiền tệ của Fed.
Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Tôi đọc được thông tin tới đây nếu chuyển khoản trên 10 triệu thì phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay. Vậy thông tin này có đúng không? – Độc giả Hà Phương
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3 ghi nhận đồng USD quay đầu giảm, trong khi đó, Yen Nhật cũng không giữ được mức tăng lâu dài.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3 ghi nhận đồng USD tăng cao, phục hồi toàn bộ khoản lỗ và kéo đồng Euro xuống thấp hơn.
Đẩy mạnh xúc tiến dịch vụ ngân hàng giữa Việt Nam-Ấn Độ

Đẩy mạnh xúc tiến dịch vụ ngân hàng giữa Việt Nam-Ấn Độ

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu nhằm đề ra biện pháp tối ưu hoá hoạt động dịch vụ ngân hàng và kinh doanh cho hai nước.
Phiên bản di động