2.000 năm bên bờ sông Thames, London chuyển mình kỳ vĩ
16:45 | 07/10/2017
Từ khu dân cư nhỏ của đế chế La Mã bên bờ sông Thames, thủ đô nước Anh trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa hàng đầu thế giới sau gần 2.000 năm.
Theo kết quả những cuộc khai quật vào các năm 1999 và 2010, con người đã đến định cư bên bờ sông Thames đoạn chảy qua London ngày nay từ năm 4.500 trước Công nguyên. Nông nghiệp tại khu vực này rất phát triển trong thời kỳ đồ đá mới và đồ đồng. (Nguồn: Museum of London)
Người La Mã lập nên Londinium (giờ gọi là London) vào năm 43 sau Công nguyên. Hình trên phác họa khung cảnh Londinium vào năm 200, cho thấy cây cầu đầu tiên của thành phố bắc qua sông Thames. (Nguồn: Imgur)
Từ thế kỷ 7 đến 11, người Anglo-Saxon chuyển đến cư trú tại Londinium. Họ xây dựng nhà cửa thành mạng lưới những ô vuông, với khoảng 10.000 đến 12.000 người cư trú. (Nguồn: University of Nottingham)
Tu viện Westminster được xây dựng vào thế kỷ 10. Di sản văn hóa thế giới này là một trong những công trình lâu đời nhất và quan trọng nhất London. Hình trên được vẽ vào năm 1749. (Nguồn: Wikipedia Commons)
London là nơi có cảng lớn nhất nước Anh cho đến thế kỷ 11. (Nguồn: Getty Images)
Vào thế kỷ 12, hoàng gia Anh bắt đầu phát triển về quy mô và hệ thống luật lệ phức tạp. Hoàng tộc sống tại khu Westminster ở trung tâm London. (Nguồn: Wikipedia Commons)
Từ năm 1536 đến năm 1541, vua Henry VIII giành quyền kiểm soát hơn 800 tu viện, vốn sở hữu nhiều bất động sản thương mại và nông nghiệp tại Anh. Đây là một trong những vụ chuyển giao đất đai lớn nhất ở London, giúp vị vua thâu tóm của cải và quyền lực. (Nguồn: Mark Black (Henry VIII: A Very Brief History))
Sự phát triển của ngành in ấn vào đầu thế kỷ 15 giúp người dân thành phố dễ dàng tiếp cận với thông tin, số người biết đọc biết viết cũng gia tăng. Các quán cà phê cũng bắt đầu phổ biến, trở thành nơi bạn bè gặp gỡ trò chuyện. (Nguồn: Wikipedia Commons)
Vào thế kỷ 17, London trải qua một trận dịch bệnh lớn, lấy đi sinh mạng của khoảng 100.000 người. Năm 1666, một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra, khiến thành phố mất cả thập kỷ để tái xây dựng. (Nguồn: Wikipedia Commons)
Thủ đô nước Anh trở thành một trung tâm thương mại quan trọng trong thế kỷ 18 và cảng London dần mở rộng về phía hạ lưu. (Nguồn: Wikipedia Commons)
Trong thời kỳ Georgia (1714-1830), những quận mới như Mayfair được thành lập. Những cây cầu mới ra đời trên sông Thames thúc đẩy sự phát triển ở phía nam London. (Nguồn: Wikipedia Commons)
Vào giữa thế kỷ 19, London vượt lên Amsterdam (Hà Lan), trở thành trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu. (Nguồn: James Hedderly)
London là thành phố lớn nhất thế giới từ năm 1831 đến năm 1925 khi New York vượt lên. (Nguồn: Heritage Calling)
Việc dân số gia tăng cùng xe cộ ngày càng nhiều dẫn đến sự ra đời của tuyến đường sắt đô thị dưới mặt đất đầu tiên trên thế giới vào cuối những năm 1860. (Nguồn: Getty Images)
Thế chiến II nổ ra, tàn phá London từ năm 1941. Trong hình, người dân thành phố trú ẩn trong ga tàu điện để tránh các cuộc không kích. Ước tính khoảng 30.000 người London thiệt mạng khi chiến tranh kết thúc. (Nguồn: AP)
Bắt đầu từ giữa những năm 1960, London trở thành trung tâm thời trang, âm nhạc và nghệ thuật toàn cầu. (Nguồn: AP)
Thành phố giữ vững vị trí là một trong những trung tâm quyền lực lớn nhất thế giới. (Nguồn: Transpressnz)
Ngày nay, London có khoảng 8.6 triệu người sinh sống. (Nguồn: Pixabay)
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.