Nhỏ Bình thường Lớn

2024 thế chỗ 2023 trở thành năm nóng nhất trong lịch sử

Nhiệt độ trung bình trên toàn thế giới tăng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp 1850-1900 do biến đổi khí hậu diễn biến một cách khó lường.
Xác cá trên một bãi cát nổi lên giữa sông Solimões (Brazil) ở lưu vực Amazon do hạn hán nghiêm trọng. (Nguồn: Reuters)
Xác cá trên một bãi cát nổi lên giữa sông Solimões (Brazil) ở lưu vực Amazon do hạn hán nghiêm trọng. (Nguồn: Reuters)

Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) ngày 31/10 tuyên bố 2024 đã “thế chỗ” năm 2023 để trở thành là năm nóng nhất từng được ghi nhận.

Tin liên quan
Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris thừa nhận thất bại trong cuộc đua tốn kém nhất lịch sử, lãnh đạo nhiều nước gửi lời tới ông Trump Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris thừa nhận thất bại trong cuộc đua tốn kém nhất lịch sử, lãnh đạo nhiều nước gửi lời tới ông Trump

Số liệu này được đưa ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu lần thứ 29 của Liên hợp quốc (COP29) tại Azerbaijan vào tuần tới, đặc biệt trong bối cảnh lãnh đạo nhiều quốc gia tập trung đàm phán thỏa thuận tăng cường các khoản đầu tư ứng phó với thay đổi khí hậu.

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử mới đây cũng dấy lên lo ngại về tương lai của các cuộc đàm phán khi Tổng thống mới đắc cử của Mỹ dự định rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, C3S cho biết, từ tháng 1-10/2024, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã ở mức cao nhất trong lịch sử.

Theo Giám đốc điều hành của C3S Carlo Buontempo, vấn đề cốt lõi nằm ở tình trạng biến đổi khí hậu.

“Khí hậu đang ngày càng nóng lên trên toàn bộ các châu lục và đại dương”, ông Buontempo nhấn mạnh.

Bà Sonia Seneviratne, nhà khoa học khí hậu tại trung tâm nghiên cứu của Đại học ETH Zurich cho biết, các quốc gia tại Hội nghị thượng đỉnh COP29 cần phối hợp đưa ra giải pháp quyết liệt hơn nhằm giảm thiểu lượng CO2 do hoạt động khai thác nhiên liệu hóa thạch.

“Các giới hạn về biến đổi khí hậu trong Hiệp định Paris sẽ không khả thi nếu các quốc gia vẫn hành động chậm trễ”, bà Seneviratne nhận định.

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 yêu cầu các quốc gia thành viên nỗ lực ngăn chặn hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hơn hết, C3S lo ngại mức tăng nhiệt độ sẽ còn trầm trọng hơn vào năm 2030.

Nóng lên toàn cầu là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới các hiện tượng thời tiết cực đoan trên khắp thế giới.

Chỉ trong tháng 10/2024, hàng loạt thiên tai hiện diện khắp nơi như lũ quét khiến hàng trăm người thiệt mạng tại Tây Ban Nha, cháy rừng hàng loạt tại Peru, tình trạng ngập lụt do mưa bão tại Bangladesh, hay siêu bão Milton vừa đổ bộ vào Mỹ gây nhiều thiệt hại nặng nề…

Philippines 'oằn mình' chống chịu bão Trà Mi, hàng chục người thiệt mạng

Philippines 'oằn mình' chống chịu bão Trà Mi, hàng chục người thiệt mạng

Ngày 24/10, bão Trà Mi (Trami) càn quét qua Đông Bắc Philippines, gây lũ lụt và lở đất trên diện rộng, khiến ít nhất 24 ...

Thúc đẩy công bằng khí hậu thông qua thủ tục xin ý kiến tư vấn các cơ quan tư pháp quốc tế

Thúc đẩy công bằng khí hậu thông qua thủ tục xin ý kiến tư vấn các cơ quan tư pháp quốc tế

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định, tiến trình thúc đẩy công bằng khí hậu mà các nước trong đó có Vanuatu và Việt Nam ...

Biến đổi khí hậu, những phát hiện bất ngờ về tập tính di cư các loài chim Australia

Biến đổi khí hậu, những phát hiện bất ngờ về tập tính di cư các loài chim Australia

Ngày 28/10, các nhà nghiên cứu Australia công bố những phát hiện mới về tập tính di cư của các loài chim ở phía Nam ...

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Vừa qua, Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) đã vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng ...

(theo Reuters)