25 năm quan hệ Việt-Mỹ: Con đường từ cựu thù tới Đối tác toàn diện

Vũ Khoan
Nguyên Phó Thủ tướng
TGVN. Một phần tư thế kỷ đã qua kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên con đường đi tới cột mốc ấy còn dài hơn nhiều. Báo TG&VN trân trọng giới thiệu bài viết của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến: Hợp tác 'cùng có lợi' - phương châm bảo toàn thành quả quan hệ Việt-Mỹ
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Pete Peterson: Từ gian nan buổi đầu đến mối lương duyên bền vững
con duong tu cuu thu toi doi tac toan dien va chuyen ben ly ca phe
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch phát biểu trong một sự kiện được tổ chức tại Hà Nội nhân dịp Chính phủ Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam, tối 4/2/1994. (Nguồn: TTXVN)

Số là, không bao lâu sau khi Việt Nam trở thành quốc gia độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 8 lần gửi điện, thư tới Tổng thống Hoa Kỳ bày tỏ lòng mong muốn thiết lập quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Tiếc rằng, thiện chí ấy phải mất nửa thế kỷ sau mới trở thành hiện thực! Chỉ riêng điều đó thôi đã nói lên rằng, quan hệ Việt - Mỹ phức tạp đến nhường nào; những gì đạt được rất đáng trân trọng.

Tôi xin không đề cập một cách có hệ thống lịch sử quan hệ Việt - Mỹ vì đơn giản là công việc của tôi trước những năm 80 thế kỷ trước chẳng liên quan gì tới mối quan hệ này cả. Chỉ từ sau năm 1982, khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Đại sứ quán nước ta ở Liên Xô về nước, tôi mới được tiếp cận công việc chung của Bộ Ngoại giao, trong đó có những việc liên quan tới quan hệ Việt - Mỹ. Bởi vậy tôi chỉ có thể chia sẻ một vài kỷ niệm về những sự kiện tôi được trực tiếp tham gia mà thôi.

Đối ngoại bắt nguồn từ đối nội

Chính sách đối ngoại vốn là sự tiếp nối của chính sách đối nội; ngược lại quan hệ đối ngoại lại tác động trở lại tình hình trong nước. Mà tình hình kinh tế nước ta lúc ấy khó khăn lắm; năm 1986 tỷ lệ lạm phát lên tới trên dưới 800%! Toàn bộ tiền tiết kiệm vợ chồng tôi ky cóp được sau 5 năm làm việc ở nước ngoài chỉ còn đủ mua được có… chục trứng!

Mà như Bác Hồ từng dạy: “Phải trông ở thực lực… Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”. Với cái chiêng rạn nứt như vậy thì lấy đâu ra tiếng lớn? Do đó, muốn khai thông quan hệ đối ngoại, trong đó có quan hệ với Mỹ, phải bắt đầu từ việc hàn gắn cái chiêng! Chẳng thế mà Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (lúc ấy được phân công phụ trách Tổ tài chính - tiền tệ trong Tiểu ban của Bộ Chính trị về chống lạm phát) đã tập trung trí lực toàn ngành vào nhiệm vụ “ngoại giao làm kinh tế”, trong đó có việc chống lạm phát đồng thời ra sức đóng góp vào việc chuẩn bị Đại hội lần thứ 6 của Đảng nói chung.

Công cuộc đổi mới do Đại hội 6 phát động thực sự là bước ngoặt lịch sử tạo tiền đề đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tạo nên cái chiêng lớn giúp cho ngoại giao nước nhà có tiếng ngày càng vang xa trong những năm tiếp theo.

Nhằm cụ thể hóa đường lối Đại hội 6 về quan hệ quốc tế và để có “cái gậy” triển khai hoạt động cụ thể, ông Thạch đã "quần" anh em chúng tôi suốt ngày đêm để nghiên cứu cặn kẽ mọi mặt tình hình thế giới, làm căn cứ soạn thảo một nghị quyết trình Bộ Chính trị.

Vạn sự khởi đầu nan

Và năm 1988, một nghị quyết như vậy đã được thông qua với những chủ trương rất cơ bản, đặt nền tảng cho đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới với những điểm bổ sung, chỉnh sửa cần thiết trong từng giai đoạn.

Cá nhân tôi ấn tượng nhất là ý tưởng nêu trong Nghị quyết về nhiệm vụ củng cố hòa bình để tập trung sức lực xây dựng và phát triển kinh tế là “lợi ích cao nhất”, là “nhiệm vụ chiến lược” của Đảng và Nhà nước. Và muốn vậy thì cần tìm cách tháo gỡ vấn đề Campuchia thông qua việc rút quân tình nguyện về nước, góp phần thúc đẩy một giải pháp chính trị cho vấn đề gay cấn này.

Văn bản đó lần đầu tiên nêu phương châm "đa dạng hóa” quan hệ quốc tế, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, giải quyết một số vấn đề do chiến tranh để lại với Mỹ, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Đông Nam Á và các nước khác…

Ngày nay những điều như vậy tưởng như là lẽ đương nhiên, nhưng lúc ấy phải trải qua biết bao trăn trở và tranh luận cam go mới có được. Đúng là “vạn sự khởi đầu nan”.

Sau đận ấy, ông Thạch và một số cán bộ chủ chốt trong Bộ đã tập trung xử lý các vấn đề được coi là “đột phá” như vấn đề Campuchia, trình Quốc hội sửa đoạn liên quan tới Trung Quốc trong Lời nói đầu của bản Hiến pháp 1982, tiến hành các cuộc tiếp xúc với phía Mỹ, trong đó có những hoạt động sôi nổi của ông ở Liên hợp quốc và cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Baker tại New York vào tháng 9/1990…

Sự kiện “giật gân” thu hút báo chí

Cá nhân tôi được phân công lo mảng việc liên quan tới vấn đề “ra đi có trật tự” (ODP), “con lai”, “người được thả ra khỏi các trại cải tạo” (HO)… Chính vì vậy mà lần đầu tiên trong đời tôi có dịp tiếp xúc với người Mỹ “bằng xương, bằng thịt”.

Số là do hậu quả chiến tranh, sau năm 1975 đã nảy sinh dòng người Việt Nam di tản ra nước ngoài, một bộ phận không nhỏ trong số đó ra đi bằng thuyền nên được gọi là “thuyền nhân”. Hiện tượng này đã gây mất ổn định trong nước và làm phức tạp thêm mối quan hệ quốc tế của nước ta vốn cực kỳ phức tạp. Nhân đây tôi muốn chia sẻ một nỗi niềm day dứt lâu nay. Có thể nói không quá lời rằng, trên thế gian này hiếm có dân tộc nào cơ cực như dân ta từng phải năm lần bảy lượt rời bỏ quê hương đi lánh nạn ngoại xâm dưới 4 tên gọi khác nhau: “Tản cư” trong kháng chiến chống Pháp, “di cư” do bị kích động sau Hiệp định Genève, “sơ tán” trong kháng chiến chống Mỹ và “di tản” sau năm 1975!

Để giải quyết vấn đề di tản, một hội nghị trù bị quốc tế được tổ chức tại Kuala Lumpur (Malaysia) và tôi được cử làm Trưởng đoàn. Tại đó, các nước trong khu vực vốn phải lập ra các “trại tỵ nạn” để chứa hàng vạn người di tản tạm trú trước khi được các nước phương Tây tiếp nhận, đã khăng khăng đòi “cưỡng bức” hồi hương toàn bộ bà con về nước; còn phía ta kiên quyết phản đối điều đó mà chỉ chấp nhận phương án “tự nguyện hồi hương”. Vì vậy hội nghị rơi vào bế tắc và phải tạm nghỉ giải lao.

Đúng lúc ấy, Trưởng đoàn Mỹ là Trợ lý Ngoại trưởng, nếu tôi nhớ không nhầm thì tên ông ta là Norman, đã ngỏ ý muốn cùng tôi “uống cà phê” - điều không có trong “đề án” hoạt động của đoàn ta. Mặc dầu vậy tôi “đánh liều” chấp thuận và sánh vai cùng ông ta ra khỏi hội trưởng đi tới quầy cà phê - một sự kiện “giật gân” hút giới báo chí nhào vào chụp ảnh, quay phim.

Khi đàm đạo, ông ngỏ ý không tán thành phương án “cưỡng bức hồi hương” vì như vậy là “vi phạm nhân quyền”. Tôi bèn gợi ý ông công khai bày tỏ quan điểm này tại Hội nghị - điều ông ta đã làm sau giờ giải lao. Quả nhiên hội trường im re, không thấy ai lên phát biểu nữa và chủ tọa đề nghị hội nghị tạm nghỉ để tham vấn riêng với đoàn Việt Nam.

Sau hàng tiếng đồng hồ trao đi đổi lại rất căng thẳng, ta và đại diện nước chủ nhà là Malaysia cùng Cao ủy Liên hợp quốc về người tỵ nạn (HCR) đi tới thỏa hiệp về phương án “hồi hương có trật tự” thay vì “cưỡng bức hồi hương” với quy trình và thủ tục chẳng khác gì “hồi hương tự nguyện” với sự tài trợ của quốc tế. Phương án thỏa hiệp này đã được Hội nghị chính thức họp ở Genève sau đó thông qua và đi vào triển khai.

Nhờ những thành tựu trong công cuộc đổi mới đi đôi với việc giải quyết vấn đề di tản trên cả hai bình diện “ra đi” và “hồi hương” có trật tự, tình hình ổn định dần.

25 nam quan he viet my con duong tu cuu thu toi doi tac toan dien va chuyen ben ly ca phe
Bộ trưởng Thương mại Vũ Khoan và Đại diện thương mại Hoa Kỳ Charlene Barshefsky ký Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, ngày 13/7/2000, tại thủ đô Washington D.C, Hoa Kỳ. (Nguồn: TTXVN)

Cùng thời gian với việc giải quyết vấn đề di tản, quá trình dàn xếp một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia đi tới hồi kết với việc ký Hiệp định ở Paris năm 1991; quan hệ Việt - Mỹ có những tiến triển mới. Ai quan tâm có thể tìm kiếm những thông tin cần thiết trên mạng.

Sau đận đó tôi còn có dịp trải nghiệm về vai trò của Mỹ tại Hội nghị Paris về xử lý nợ công của nước ta và Hội nghị tư vấn đầu tiên của các nhà tài trợ cho Việt Nam; việc triển khai thỏa thuận với Nhật Bản về khoản ODA đầu tiên và việc tổ chức đưa hàng vạn lao động Việt Nam về nước khi bùng phát cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất cuối năm 1990 - đầu năm 1991… Mỗi sự kiện trên đều có nhiều tình tiết “ly kỳ hồi hộp”; ở đây tôi chỉ xin kể về sự kiện cuối cùng.

Đưa 16.000 lao động ở Iraq về nước

Số là, ngày 28/2/1990 chiến tranh vùng Vịnh bùng nổ. Chính phủ triệu tập gấp một cuộc họp để đánh giá tình hình, nhất là bàn việc cấp bách đưa trên 16.000 lao động Việt Nam ở Iraq về nước và giao cho Bộ Ngoại giao chủ trì lo việc này nhưng hiềm một nỗi lúc đó ta còn khó khăn vô cùng, kinh phí lớn và phương tiện như máy bay, tầu biển lớn không có. Nước duy nhất có thể trông cậy là Liên Xô lại đang rơi vào khủng hoảng sâu sắc.

Tôi dò hỏi HCR xem có giúp gì được không. Họ cho biết là không có chức năng, không có nguồn lực và khuyên ta tiếp cận IOM (Tổ chức Di dân quốc tế). Nhưng IOM lại quan hệ mật thiết với Mỹ, vậy tính sao đây?

Được phép của trên, ta thăm dò IOM và liền được tổ chức này đồng ý giúp; cùng lúc đó Nhật Bản và EU cũng ngỏ ý sẵn sàng đóng góp hàng chục triệu USD vào việc này. IOM đã lập hẳn một cầu hàng không bằng loại máy bay Jambo, tức Boeing 747 rất lớn, đưa hết hơn 16.000 lao động Việt Nam về nước.

Qua những câu chuyện trên tôi càng ngộ ra rằng, quan hệ bình thường với Mỹ không phải là tất cả nhưng không có mối quan hệ ấy, nước ta không dễ gì đẩy lui được tình thế bị bao vây cô lập và hội nhập quốc tế.

Phi thương bất hoạt

Tin liên quan
Kỳ vọng BTA! Kỳ vọng BTA!

Danh nhân thời Lê trung hưng Lê Quý Đôn từng nói:”Phi nông bất ổn. Phi công bất phú. Phi thương bất hoạt. Phi trí bất hưng”. Quả thật quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ mà không có giao thương thì thật “bất hoạt”, không tranh thủ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thì lấy đâu ra sự hưng thịnh?

Chẳng bao lâu sau khi kiến lập quan hệ ngoại giao, hai nước đã bắt tay vào cuộc đàm phán về một hiệp định Thương mại song phương (BTA).

Lạ nước lạ cái, khi chuẩn bị, anh em ta đã “chiếu cố” Mỹ là đối tác lớn nên đã dự thảo một văn bản dài hơn các bản hiệp định thương mại “khung” với các nước khác. Đáp lại, phía Mỹ chuyển cho ta một dự thảo trên dưới 100 trang theo chuẩn của WTO.

Anh Trương Đình Tuyển, Bộ trưởng Thương mại lúc ấy đã chỉ đạo và trực tiếp đàm phán với phía Mỹ; kết quả là khoảng tháng 11/1999 hai bên dự kiến sẽ ký Hiệp định ở Auckland (New Zealand) nhân Cấp cao APEC với sự chứng kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải và Tổng thống B. Clinton. Tuy nhiên, đến phút chót đã nảy sinh một số vấn đề nên chưa ký được.

Năm 2000 tôi được điều sang Bộ Thương mại và một trong những việc phải làm là xử lý nốt những vấn đề còn lại để có được BTA. Kết quả là sau các cuộc đàm phán cam go, chiều 27/7/2000, tôi và Barshefsky, Đại diện thương mại Hoa Kỳ đã đặt bút ký BTA.

Sau khi ký Hiệp định, tôi được mời vào Nhà Trắng dự lễ Tổng thống B. Clinton công bố sự kiện lịch sử này tại Vườn Hồng. Tiếp tôi, ông nói: Chính tại đây, Tổng thống F. Roosevelt đã nhắc tới một nước Việt Nam độc lập. Như vậy tôi là quan chức Chính phủ đầu tiên của CHXHCN Việt Nam bước vào Nhà Trắng và trực tiếp gặp Tổng thống Hoa Kỳ. Cũng như tại lễ kết nạp Việt Nam vào ASEAN ngày 28/7 cũng vào năm 1995, một lần nữa trong tâm trí tôi lại hiện về hình ảnh biết bao chiến sỹ, đồng bào đã ngã xuống để giang sơn thống nhất và đất nước có được vị thế như ngày nay.

Thú thật lúc ấy tôi không hình dung nổi sau hơn 20 năm kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Mỹ đã vọt lên tới 55,6 tỷ USD vào năm 2019 và Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta, tạo ra hàng triệu công ăn việc làm. Và tôi cũng không nghĩ rằng, hàng vạn nam thanh nữ tú nước ta sẽ sang học tại các trường của Mỹ.

Tiếp đến là 5 năm dòng đẩy mạnh đàm phán về việc gia nhập WTO, trong đó cuộc đàm phán với Mỹ là khâu then chốt. Và lần này, tôi - với tư cách Phó Thủ tướng Chính phủ và anh Tuyển từ Nghệ An lộn lại Bộ Thương mại tạo thành một cặp bài trùng trong cuộc chặng đường việt dã này.

Nhân đây tôi muốn nhắc lại công sức lớn lao, tài ba ngày càng lão luyện của đội ngũ đông đảo các anh chị em từ các bộ, ngành hữu quan đã tham gia “cuộc chiến” này, trong đó nhiều người đã trở thành lãnh đạo.

Cựu Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường: Có lòng tin mới có quan hệ thực chất

Cựu Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường: Có lòng tin mới có quan hệ thực chất

TGVN. Trả lời phỏng vấn TG&VN nhân kỷ niệm 25 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mỹ (12/7/1995-12/7/2020), nguyên Thứ trưởng Ngoại ...

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink: Từ mẩu chuyện 'đời' tới chất keo nối hai đất nước

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink: Từ mẩu chuyện 'đời' tới chất keo nối hai đất nước

TGVN. Những mẩu chuyện của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cho thấy một góc nhìn giản dị, gần gũi về tiến trình ...

Việt Nam-Mỹ triển khai linh hoạt các hoạt động kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Mỹ triển khai linh hoạt các hoạt động kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

TGVN. Việt Nam và Mỹ dự kiến triển khai nhiều các hoạt động kỷ niệm 25 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - ...

(theo Vietnamnet)

Bài viết cùng chủ đề

Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ

Đọc thêm

Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Nhờ được bạn đồng nghiệp 'mách' mua ngay vé số, một người đàn ông ở tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) may mắn trúng thưởng 1 tỷ Won (17,5 tỷ đồng).
Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam Việt Nam có mặt tại Singapore để chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi gặp chủ nhà, trong khuôn khổ giải vô địch Đông Nam ...
Lịch cúp điện Long An  hôm nay ngày 24/12/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 24/12/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 24/12/2024.
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ cao hơn định hướng Trung ương đặt ra, về cơ bản khắc phục được những vấn đề còn giao ...
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức ...
Việt Nam đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại các tổ chức quốc tế ở Vienna

Việt Nam đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại các tổ chức quốc tế ở Vienna

Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng khẳng định Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên của Nhóm và nỗ lực hoàn thành tốt trọng trách của mình.
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chương trình giao lưu bóng đá tăng cường kết nối người Việt đang sinh sống, làm việc tại Riyadh.
Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata Hanazumi Hideyo nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều đóng góp cho quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản
Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương

Sáng 21/12, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Đoàn kiểm tra số 1477 của Ban Bí thư do đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban ...
Biểu dương con đoàn viên Bộ Ngoại giao chinh phục các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Biểu dương con đoàn viên Bộ Ngoại giao chinh phục các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Sáng 21/12, Công đoàn Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ trao thưởng cho con đoàn viên đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động