Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp bất động sản phản ánh gặp nhiều khó khăn, thách thức trong hoạt động kinh doanh. |
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính từ tháng 1 đến cuối tháng 5/2023, số lượng doanh nghiệp kinh doanh BĐS thành lập mới chỉ có 1.744 đơn vị, giảm tới 61,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, số doanh nghiệp BĐS giải thể là 554 đơn vị, cũng tăng tới 30,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tin liên quan |
Bất động sản mới nhất: ‘Tia sáng nhỏ’ tại Hà Nội, thu hồi đất 5 biệt thự ở Khánh Hòa, giá chung cư giảm, vì sao nhà đầu tư còn đắn đo? |
Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) Nguyễn Hoàng Hải cho biết, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp BĐS phản ánh gặp nhiều khó khăn, thách thức trong hoạt động kinh doanh. Hiện nhiều doanh nghiệp phải thay đổi phương án kinh doanh, quản lý; trong đó, phần lớn doanh nghiệp phải tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động...
Thậm chí, nhiều doanh nghiệp dừng triển khai các dự án mới, dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn. Có doanh nghiệp giảm đến 50% lực lượng lao động để ứng phó với điều kiện khó khăn hiện tại.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp BĐS tiếp tục phải đối mặt với hàng loạt khó khăn lớn hiện nay như: Khó tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu và huy động vốn của khách hàng dẫn đến doanh nghiệp thiếu vốn phải giãn tiến độ, dừng triển khai dự án.
Mặc dù lãi suất điều hành giảm nhưng vẫn ở mức doanh nghiệp khó tiếp cận. Cùng đó, tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng biến động dẫn đến chi phí của doanh nghiệp cũng bị tăng cao, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, một số tập đoàn, doanh nghiệp BĐS đang thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh; phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động (dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO. Thậm chí, có tập đoàn giảm từ 30-50% lực lượng lao động...
Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Công điện 469/CĐ-TTg về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương coi đây là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng cần tập trung giải quyết theo nguyên tắc vướng mắc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải giải quyết.
Các bộ, ngành tập trung hướng dẫn các địa phương về các quy định thuộc lĩnh vực của mình để giải quyết vướng mắc hiện tại, không trả lời né tránh – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Riêng với Bộ Xây dựng, Chính phủ giao tập trung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở năm 2014 và Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 theo đúng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.
Đồng thời, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc lập, phê duyệt các quy hoạch; thực hiện điều chỉnh các quy hoạch; việc áp dụng cấp độ quy hoạch khi chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, trước ngày ngày 15/6/2023.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng phải rà soát, bổ sung (nếu có) và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng về các nội dung như: Lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư; quản lý đầu tư phát triển đô thị; việc xác định là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại;
Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; điều kiện hoạt động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; hợp đồng xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng; về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; quản lý dự án đầu tư xây dựng...
Chính phủ còn giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan rà soát các khó khăn, vướng mắc đối với các nội dung liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy trong các công trình xây dựng để đề xuất giải pháp tháo gỡ trước ngày 30/6 tới.
Đối với khó khăn, vướng mắc trong bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng hướng dẫn các địa phương giải quyết phù hợp theo quy định của pháp luật.
Bộ Xây dựng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng; đề xuất xử lý tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường BĐS đối với những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền.
Trường hợp phải báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ thì phải đề xuất rõ giải pháp, căn cứ pháp lý theo nguyên tắc vướng mắc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải giải quyết.
| Giá tiêu hôm nay 31/5/2023, nỗi lo hụt nguồn cung đẩy giá tăng; cạn vốn sản xuất, nông dân không được hưởng lợi Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 72.500 – 75.000 đồng/kg. |
| Giá tiêu hôm nay 30/5/2023, xuất khẩu sang nhiều thị trường chủ lực giảm, triển vọng tăng giá ảm đạm Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 71.500 – ... |
| Giá vàng hôm nay 31/5/2023: Giá vàng phục hồi mạnh mẽ, cuộc 'săn lùng' giá hời, giới chuyên gia dự báo gì? Giá vàng hôm nay 31/5/2023 tăng chậm nhưng vững chắc hơn do săn lùng giá hời và một số bù đắp ngắn trên thị trường ... |
| Ảnh ấn tượng tuần (22-28/5): Binh sĩ Ukraine sửa xe chiến đấu, Nga-Trung Quốc ‘kề vai sát cánh’, ‘đại bàng chiến’ F-16 thực thi nhiệm vụ ở biển Baltic Xung đột ở Ukraine, Thủ tướng Nga thăm Trung Quốc, khẳng định hai nước “kề vai sát cánh”, Mỹ đạt đột phá trong đàm phán ... |
| Thành lập đoàn kiểm tra đánh giá hoạt động 7 trung tâm đăng kiểm tại 3 miền Bắc, Trung, Nam Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra đánh giá điều kiện hoạt động và duy trì điều ... |