70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Hồi ức chiến sĩ Đoàn quân Tiên phong

PHƯƠNG LINH
Đã 70 năm trôi qua nhưng đối với hai chiến sĩ thuộc Đại đoàn 308 - Đoàn quân Tiên phong, ông Nguyễn Viết Quyền (nguyên chuyên viên Bộ Y tế) và Đại tá Phạm Danh Mạch (nguyên Chánh Văn phòng Quân khu 1), những ngày tiếp nhận lại Thủ đô mãi là ký ức không thể nào quên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hồi ức chiến sĩ Đoàn quân Tiên phong
Ông Nguyễn Viết Quyền và ông Phạm Danh Mạch trò chuyện về ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô. (Ảnh: Phương Linh)

Những ngày mùa Thu tháng Mười lịch sử, người chiến sĩ của Đại đoàn 308 - Đoàn quân Tiên phong bồi hồi nhớ về những ngày tháng đầy tự hào của 70 năm trước, khi “trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp đoàn quân tiến về” trong Ngày Giải phóng Thủ đô.

Thuộc bộ phận những người của Đại đoàn 308 đầu tiên trở về Hà Nội trong hành trình ngàn dặm của cuộc trường chinh chống thực dân Pháp khi ấy, hai người lính Nguyễn Viết Quyền và Phạm Danh Mạch dù đã qua tuổi 95, vẫn nhớ rõ ngày 10/10/1954 lịch sử đó.

Điều đặc biệt là ông Nguyễn Viết Quyền, nguyên chiến sĩ thuộc Trung đoàn 88 và ông Phạm Danh Mạch, từng là chiến sĩ Trung đoàn 36, đều thuộc Đại đoàn 308 và là anh em rể. Khi được hỏi về hành trình tiến về tiếp quản Hà Nội, hai người cùng hào hứng, sôi nổi kể về những ký ức của ngày tháng cũ. Không khí vừa như cuộc hàn huyên của những người lính lâu năm, lại vừa là hồi tưởng của những câu chuyện xưa trong nhà, thân tình mà hào hùng, bi tráng.

Ông Quyền chia sẻ: “Tôi không thể ngờ rằng mình sống được đến tuổi này, không chỉ chứng kiến mà còn đi qua hết các chiến dịch lớn của Tổ quốc, được cống hiến cho đất nước, cho quê hương kể cả trong thời chiến lẫn thời bình. Điều gì tôi cũng làm hết sức mình và chưa bao giờ thấy hối hận”.

Trong lòng Hà Nội bị tạm chiếm

Trong những ngày đầu Thủ đô tạm chiếm, ông Quyền và ông Mạch hoạt động bí mật tại quê hương Dương Xá, Gia Lâm. Ông Quyền kể lại: “Khi đó, buổi sáng chúng tôi đào đường cho Pháp, tối lại theo chỉ đạo của quân ta đi phá chính những đoạn đường mà mình vừa đào”.

Khi đêm xuống, những hồi trống liên hồi nối tiếp từ làng này đến làng khác vang lên để đánh động giặc Pháp. Trước đó, quân của ta đã gài sẵn mìn theo con đường phá để tấn công địch.

Ông Quyền không thể quên vào một đêm, khi tiếng trống nổi lên, biết đường bị phá, một tên quan ba Pháp đã hỏi nhóm của ông: “Có biết ai là kẻ phá đường không?”. Ông Quyền lắc đầu tỏ ý không biết. Sau khi kiểm tra, tên quan ba đó bị mìn nổ làm hỏng mất xe, hắn truy tìm và biết chính nhóm ông Quyền đào đường hôm đó và bắt về hỏi tội. Ông hồi tưởng: “May sao lúc đó tôi không chịu ra, trốn được. Nếu không chắc cũng không xong với chúng!”

Đúng thời điểm đó, Đại đoàn 308 tuyển quân, ông Quyền và em rể không do dự mà quyết định đăng ký nhập ngũ. Chính vào năm 1948, một năm sau khi Hà Nội bị tạm chiếm, là năm hai anh em tham gia kháng chiến ở Điện Biên cùng lời hứa trở về Hà Nội với tâm thế người chiến thắng.

Trở về giành lại quê hương

Tháng 8/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Chính phủ trao cho Đại đoàn 308 trọng trách vẻ vang là tiến về tiếp quản Thủ đô. Đến tháng Chín, các trung đoàn thuộc Đại đoàn 308 hành quân về tập kết gần Hà Nội.

Trên đường về, Đại đoàn 308 vinh dự được Bác Hồ trực tiếp căn dặn ở Đền Hùng (Phú Thọ).

Bác giao nhiệm vụ giữ gìn kỷ luật, bảo đảm trật tự an ninh, bảo vệ nhân dân và các cơ sở quan trọng của thành phố, giữ gìn phẩm chất chiến sĩ “không gây phiền hà cho dân”, phải gần gũi, gắn bó với nhân dân, để người dân từ cụ già đến em nhỏ đều hiểu, tin tưởng và yêu quý bộ đội. Với Đại đoàn 308, Bác dùng chữ “trở về” bởi Bác biết đó là những người lính ra đi từ Hà Nội.

Khoảng 8h45 ngày 10/10, cánh quân phía Nam thuộc Trung đoàn 88 và 36 xuất phát từ Việt Nam học xá (nay thuộc Đại học Bách Khoa).

Ông Mạch kể về hành trình tiếp nhận: “Từ Việt Nam học xá, Trung đoàn 36 tiến vào nội thành đi dọc qua Bạch Mai, vòng qua Hồ Gươm, qua các phố rồi đóng quân ở Nhà Đấu Xảo (Cung văn hóa Hữu nghị hiện nay)”.

Cũng từ điểm này, ông Quyền và Trung đoàn 88 đi Văn Điển, chợ Mơ, đường Bạch Mai lên phố Huế, Hàng Bài đến Bờ Hồ, qua Hàng Ngang, Hàng Đào, bốt Hàng Đậu rồi đóng ở nhà thương Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Trung ương quân đội 108), một thời gian sau thì di chuyển xuống làng Lệ Mật.

Trước khi đi, hai ông và đồng đội được căn dặn rất kỹ, học hành bài bản về quy định canh gác, phong thái và cách tiếp dân.

Nhớ lại những ngày làm nhiệm vụ, ông Quyền xúc động: “Phải tự túc trong tất cả mọi thứ, từ gạo nước, thuốc men, không được lấy, mượn của dân một cái gì cả. Đến cái tăm cũng phải tự mang theo trong người. Đi đâu thì phải đi ba người. Tiếp xúc với dân, làm bất kỳ cái gì, gặp bất kỳ ai, kể cả người nhà đến thăm cũng phải xin phép. Thái độ với dân phải luôn tôn trọng, kính nể. Cảnh giác và chặt chẽ vô cùng!”

Hồi ức chiến sĩ Đoàn quân Tiên phong
Đoàn xe chở các chiến sĩ Đại đoàn 308 tiến qua phố Hàng Đào sáng 10/10/1954 trong niềm hân hoan chào đón của hàng vạn người dân. (Nguồn: TTXVN)

Ông Mạch chia sẻ thêm: “Sự chặt chẽ, cảnh giác như vậy rất cần thiết. Giặc Pháp vừa ra khỏi Thủ đô nhưng theo Hiệp định vẫn còn tập kết tại Hải Phòng. Trước đó, địch tung tin những người tiếp quản Thủ đô không phải dân Việt Minh mà là dân Tàu. Vì vậy, chúng tôi phải hết sức cẩn thận để vừa không khiến Pháp có cơ hội phá hoại, vừa tạo không khí để nhân dân Thủ đô tin tưởng, phấn khởi và yêu quý”.

Ký ức về không khí của ngày lịch sử ấy trong ông Quyền và ông Mạch dường như vẫn còn vẹn nguyên. Dọc bên các tuyến đường Thủ đô, cờ hoa, biểu ngữ bay rợp trời. Cả Hà Nội hân hoan đổ ra đường đón chào đoàn quân tiếp quản, mọi người cầm hoa vẫy chào, gương mặt ai cũng rạng rỡ nụ cười.

Ông Quyền kể lại: “Lúc ấy ai cũng vui, nhà nào nhà nấy mở toang cửa, treo cao cờ, nhìn thấy đoàn bộ đội là hân hoan vẫy tay, tặng hoa, tặng quà đủ thứ. Chúng tôi cũng vui mừng, phấn khởi lắm chứ, nhưng nói thật, cảm xúc lớn nhất của tôi lúc ấy là nhớ nhà”.

Sau bảy năm rời quê hương đi chiến đấu ở tiền tuyến, khung cảnh, đường xá của làng Dương Xá, Gia Lâm thay đổi đến mức hai người lính thấy bỡ ngỡ. Nhiều người làng không nhận ra họ. Song, khi hai ông nói tên tuổi rồi gặp lại bố mẹ, họ hàng, ai cũng hân hoan, niềm nở.

Hành trình dài nhiều vinh dự

Sau ngày Giải phóng Thủ đô năm 1954, ông Quyền thực hiện nhiệm vụ trong quân đội một thời gian rồi giải ngũ, chuyển công tác về Bộ Y tế vào năm 1960. Năm năm sau, cuộc chiến với đế quốc Mỹ leo thang, ông lên đường nhập ngũ, thuộc biên chế của Sư đoàn 314, Quân khu 4.

Năm 1970, ông Quyền xuất ngũ, trở về Bộ Y tế làm công tác tổ chức cán bộ cho đến khi về hưu vào năm 1992, ông giữ vị trí chuyên viên 6/9. Khi về hưu, ông vẫn hỗ trợ địa phương các công tác về y tế.

Ông Phạm Danh Mạch thì được học về quân sự, lý luận chính trị, tham gia hầu hết các chiến dịch lớn của nước ta như chiến dịch Tây Bắc, chiến dịch Điện Biên Phủ rồi đến chiến dịch Cánh đồng Chum - Mường Sủi.

Ông giữ quân hàm Đại tá, chức vụ Chánh Văn phòng Quân khu 1 và làm các công tác giảng dạy cho đến khi về hưu năm 1990. Sau này, ông vẫn tiếp tục làm các công tác tại địa phương như Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch đầu tiên Hội cựu chiến binh xã Dương Xá.

Nhìn lại hành trình dài sau 70 năm, hai người lính già bộc bạch với giọng đầy hào sảng: “Chúng tôi vô cùng vinh dự khi được là một phần trong giai đoạn lịch sử hào hùng. Được đóng góp công sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước là điều chúng tôi tự hào nhất trong cuộc đời. Vui hơn nữa là khi được sống để chứng kiến đất nước, chứng kiến Thủ đô thay đổi và phát triển như ngày hôm nay”.

Diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sáng 10/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính ...

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Hơn 500 cổ vật quý được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Hơn 500 cổ vật quý được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội

Nhiều cổ vật quý từ thời kỳ đồ đồng cho đến thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội đến ...

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10): Đẹp mãi 'thương hiệu' người Hà Nội

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10): Đẹp mãi 'thương hiệu' người Hà Nội

Nhiều năm qua, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đã được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô coi là ...

Hà Nội: Địa phương đi đầu và triển khai thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội: Địa phương đi đầu và triển khai thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội đã phát động nhiều phong trào thi đua có ý nghĩa thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát ...

Hà Nội - Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người, nơi kết tinh sức mạnh văn hóa Việt Nam

Hà Nội - Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người, nơi kết tinh sức mạnh văn hóa Việt Nam

Cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và bền vững để giữ gìn, lan tỏa những giá trị văn hóa đặc trưng của Hà ...

Bài viết cùng chủ đề

Hà Nội - Thành phố vì hòa bình

Xem nhiều

Đọc thêm

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Năm 2024, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch Covid-19 và các xung đột liên tiếp xảy ra trên toàn cầu.
Bán kết ASEAN Cup: Cháy vé trận tuyển Việt Nam gặp Singapore

Bán kết ASEAN Cup: Cháy vé trận tuyển Việt Nam gặp Singapore

Toàn bộ vé trận tuyển Việt Nam đấu với Singapore tại bán kết ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) được VFF thông báo đã bán hết.
Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Iceland ngày 21/12 đã thành lập chính phủ liên minh ba đảng.
Cận cảnh siêu xe thể thao Praga Bohema trị giá 1,43 triệu USD vừa được bàn giao

Cận cảnh siêu xe thể thao Praga Bohema trị giá 1,43 triệu USD vừa được bàn giao

Praga Bohema là mẫu siêu xe thể thao đặc biệt được chế tác thủ công tỉ mỉ với số lượng giới hạn chỉ 20 chiếc và có giá bán lên ...
BYD sắp trình làng xe thể thao chạy điện mới, cạnh tranh với Porsche 911

BYD sắp trình làng xe thể thao chạy điện mới, cạnh tranh với Porsche 911

Xe thể thao điện Denza (thương hiệu con của BYD) dự kiến được ra mắt tại Triển lãm Ô tô Thượng Hải 2025 với mức giá khoảng 300.000 Nhân dân ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

250 cán bộ, học viên của Vùng 4 Hải quân đã tham quan, học tập tại Nhà truyền thống Vùng và khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.
Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Ngày 15/12, khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế lần thứ ba với chủ đề 'Trí tuệ nhân tạo (AI) ...
Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, tỉnh Phú Thọ thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, học sinh được nghỉ ngày thứ Bảy.
GS. Mạch Quang Thắng: Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

GS. Mạch Quang Thắng: Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam là một hành trình đầy tự hào.
Chung kết DAV's Leaders 2024 - Lưu danh dấu ấn những thủ lĩnh sinh viên

Chung kết DAV's Leaders 2024 - Lưu danh dấu ấn những thủ lĩnh sinh viên

Ngày 15/12, chung kết chương trình 'Tìm kiếm thủ lĩnh sinh viên Học viện Ngoại giao' - DAV's Leaders 2024 khép lại trong không khí sôi động và đầy cảm xúc.
Thưởng tết giảng viên đại học năm nay thế nào?

Thưởng tết giảng viên đại học năm nay thế nào?

Đến thời điểm này, một số trường ĐH đã có kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho cán bộ, giảng viên và người lao động.
6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là vấn đề đáng báo động ở Hàn Quốc khi ngày càng trở thành nguyên nhân gây tử vong cũng như mắc các bệnh nguy hiểm.
Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội trích Quỹ Cứu trợ để hỗ trợ 5 triệu đồng/người tử vong, 3 triệu đồng/người bị thương trong vụ cháy.
Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Chuyên gia da liễu Kseniya Kobets khuyên dùng dưỡng ẩm dạng gel với làn da mụn, nhiều dầu và dạng kem đặc cho da khô nẻ.
Những nhóm người không nên ăn tổ yến sào

Những nhóm người không nên ăn tổ yến sào

Người đang ốm, cảm, dị ứng protein... đều không thích hợp ăn yến sào.
Ngâm chân bằng nước gừng hằng ngày giúp cải thiện sức khỏe

Ngâm chân bằng nước gừng hằng ngày giúp cải thiện sức khỏe

Ngâm chân trong nước gừng mỗi ngày có thể cải thiện tuần hoàn máu, giảm cảm lạnh, sổ mũi...
Phiên bản di động