Dựa trên các số liệu về chất lượng và mực nước ngầm từ năm 2000-2012, các tác giả của nghiên cứu cho rằng mối đe dọa lớn nhất đối với nước ngầm ở lưu vực sông Ấn - Hằng không phải là nguồn nước cạn kiệt mà là nước bị ô nhiễm.
Hình minh họa. (Nguồn: Devalt) |
Lưu vực Ấn - Hằng, được đặt theo tên sông Ấn và sông Hằng, chiếm khoảng 25% lượng nước ngầm trên Trái Đất. Mỗi năm có 15-20 triệu giếng lấy nước từ lưu vực này, trong khi mối quan ngại gia tăng trước tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngọt. Đây là nơi cung cấp nước cho hơn 750 triệu người ở Pakistan, Ấn Độ, Nepal và Bangladesh. |
Hai mối quan ngại chính là độ mặn và chất thạch tín trong nước. Ở độ sâu tới 200 mét, khoảng 23% nước ngầm chứa trong lưu vực này quá mặn và khoảng 37% nước bị nhiễm thạch tín với nồng độ cao.
Nước có thể bị nhiễm mặn do tự nhiên hoặc con người, trong đó có hoạt động tưới tiêu bất hợp lý. Thạch tín cũng tồn tại một cách tự nhiên, nhưng nồng độ gia tăng do sử dụng phân bón hóa học và khai thác nước quá mức. Nước uống nhiễm độc thạch tín trở thành vấn đề lớn tại khu vực này.
Nghiên cứu trên cũng phát hiện mực nước ngầm thực tế tại khu vực trên ổn định hoặc 70% nước ngầm được lưu trữ trong tầng ngậm nước. Tuy nhiên, mực nước ngầm giảm còn 30%, chủ yếu gần những khu đông dân.