TIN LIÊN QUAN | |
Ăn mặn - nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch cho người Việt | |
Chiều cao trung bình của người Việt thấp hơn nhiều nước châu Á |
Ngày 19/11, tại Hà Nội, Hội thảo quốc tế “Kiểm soát chế độ ăn uống liên quan đến bệnh không lây nhiễm tại châu Á: Tiếp cận khu vực để nâng cao năng lực đáp ứng” đã khai mạc với sự tham gia của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ hơn 10 quốc gia.
Diễn ra trong 4 ngày (19-22/11), Hội thảo hướng tới xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với các bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống dựa trên sự hiểu biết về những thách thức tại khu vực châu Á.
Toàn cảnh Hội thảo quốc tế “Kiểm soát chế độ ăn uống liên quan đến bệnh không lây nhiễm tại châu Á: Tiếp cận khu vực để nâng cao năng lực đáp ứng” ngày 19/11 tại Hà Nội. (Ảnh: Vi Vi) |
Năm 2015, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân của 15 triệu trường hợp tử vong tại các quốc gia đang phát triển, tăng gần 3,8 triệu so với năm 2000. Đặc biệt, tác động của nhóm bệnh không lây nhiễm trên nhóm người trẻ cao hơn tại các nước có thu nhập thấp và trung bình so với các quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn.
Các nước đang phát triển bao gồm các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép. Trong khi đang nỗ lực ứng phó với các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, bệnh lao và sốt rét thì đồng thời phải đối mặt với sự gia tăng ở mức báo động các bệnh không lâu nhiễm như tim mạch, ung thư, tâm thần và đái tháo đường.
Chế độ ăn không hợp lý là nguyên nhân của hơn 19% tổng số ca tử vong toàn cầu năm 2017 và gần 70% các ca tử vong do bệnh động mạch vành. Thực tế cho thấy, bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống đang gia tăng ở nhóm trẻ tuổi hơn, gây ra gáng nặng kinh tế lâu dài cho xã hội.
Các nước đang phát triển cũng đang phải đối mặt với vấn đề tài chính cho triển khai hoạt động chăm sóc sức khỏe nói chung và phòng chống bệnh không lây nhiễm nói riêng. Tính bình quân đầu người, tổng chi phí cho hoạt động chăm sóc sức khỏe tại quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp hơn 2% chi phí chung tại các quốc gia thu nhập cao.
Phát biểu tại Hội thảo, TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng các bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là bệnh tim mạch, tiểu đường, phổi tắc nghẽn mạn tính và ung thư.
Việt Nam hiện có khoảng 12 triệu người mắc bệnh tăng huyết áp. Gần 60% số này chưa được phát hiện bệnh và trên 80% chưa được quản lý điều trị. (Nguồn: Sức khỏe và Đời sống) |
Ước tính có đến 8/10 ca tử vong ở Việt Nam là do bệnh không lây nhiễm. Việt Nam hiện có khoảng 12 triệu người mắc bệnh tăng huyết áp. Gần 60% số này chưa được phát hiện bệnh và trên 80% chưa được quản lý điều trị. Hơn 3 triệu người bị tiểu đường thì gần 70% chưa phát hiện bệnh.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, các hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam chủ yếu là điều trị ca bệnh, chưa chú trọng đầu tư cho hoạt động dự phòng, phát hiện sớm và quản lý bệnh nhân tại cộng đồng. Vì vậy, thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tập trung giải quyết các bệnh không lây nhiễm theo hướng kiểm soát các yếu tố nguy cơ, khám và phát hiện sớm, đẩy mạnh các hoạt động dự phòng, phòng chống bệnh không lây nhiễm.
Bên cạnh đó, mặc dù nguy hiểm, nhưng các bệnh không lây nhiễm có thể được phòng chống hiệu quả thông qua kiểm soát các yếu tố nguy cơ như thuốc lá, sử dụng rượu bia, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, tăng cường năng lực y tế, phát hiện sớm để quản lý, điều trị, chăm sóc người bệnh an toàn.
Hơn 70% ca tử vong hàng năm liên quan đến bệnh không lây nhiễm Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính tại Việt Nam năm 2017, cả nước có trên 541.000 trường hợp tử vong do tất ... |
Tăng cường sức khỏe người cao tuổi và phòng chống các bệnh không lây nhiễm Nằm trong khuôn khổ các hoạt động Hội nghị SOM 3 và các cuộc họp liên quan, chiều ngày 22/8, Đối thoại chính sách y ... |
Việt Nam quan tâm phòng chống bệnh không lây nhiễm Hơn 150 đại biểu trong nước và quốc tế đã tham dự “Diễn đàn cấp cao về các bệnh không lây nhiễm và sự phát ... |