Có gì đặc sắc khi 9 bảo vật quốc gia được in trên lụa? |
Bộ sưu tập lụa Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản vừa ra mắt tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, lấy cảm hứng từ 9 bảo vật quốc gia hiện đang lưu giữ tại đây, gồm: bộ cánh cửa chạm rồng (chùa Keo), tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (chùa Mật), tượng Phật Bà Quan Âm (chùa Hội Hạ) và các tác phẩm sơn mài: Bình phong (Nguyễn Gia Trí), Hai thiếu nữ và em bé (Tô Ngọc Vân), Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc (Dương Bích Liên), Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ (Nguyễn Sáng), Gióng (Nguyễn Tư Nghiêm), Em Thúy (Trần Văn Cẩn).
9 thiết kế với tên gọi lần lượt: Song long chầu nhật, Bình yên, Ánh sáng, Cánh bướm, Vườn đêm, Tuổi xuân, Ánh dương, Đoàn kết, Huyền thoại, Tinh khôi, Thiên thần.
Giám đốc nghệ thuật Minh Phạm chia sẻ: “Mỗi tác phẩm trong bộ sưu tập là sự tôn vinh đối với những kiệt tác nghệ thuật vô giá của dân tộc. Chúng tôi chuyển hóa tinh thần của các bảo vật quốc gia thành những thiết kế đương đại trên nền lụa, tạo nên sự gắn kết mạnh mẽ giữa nghệ thuật trong quá khứ và ngôn ngữ thị giác hiện đại”.
Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh khẳng định, việc kết hợp bảo vật quốc gia với thiết kế ứng dụng mang lại giá trị nghệ thuật mới, đưa các di sản văn hóa tiếp cận gần hơn với công chúng. Đây cũng là mục tiêu của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trong việc quảng bá, giới thiệu, lan tỏa giá trị của bảo vật quốc gia và mỹ thuật Việt Nam.
| Giáo dục Thủ đô tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới Những thành quả đạt được trong 70 năm qua là tiền đề quan trọng, tạo đà để giáo dục Hà Nội tiếp tục phát triển, ... |
| Đạo đức người thầy 4.0 Trong thời đại ngày nay, đạo đức nhà giáo càng trở nên cần thiết và phải được cập nhật, hoàn thiện để đáp ứng yêu ... |
| PGS. TS. Tô Bá Trượng: Lòng yêu nghề và tình yêu thương học sinh là phẩm chất cốt lõi của một người thầy Dù xã hội có thay đổi nhưng sự tận hiến, lòng yêu nghề và tình yêu thương học sinh vẫn là phẩm chất cốt lõi ... |