Vaccine ngừa ung thư: Đã có một số vaccine ngăn ngừa một số loại ung thư nhất định. Như vaccine HPV ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, âm đạo... và vaccine viêm gan B ngăn ngừa ung thư gan. Trong năm 2010, các nhà khoa học thử nghiệm vaccine cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt và thu được kết quả khả quan. Sau khi vào cơ thể, loại vaccine này thiết lập lại hệ thống miễn dịch tiêu diệt các tế bào ung thư. (Nguồn: Reuters)
Vaccine sốt rét: Sốt rét là một bệnh nhiễm ký sinh lây truyền qua muỗi, và một trong những biến chứng nghiêm trọng khác bao gồm suy thận. Theo WHO, có quốc gia đang chuẩn bị tham gia một chương trình thí điểm về một loại vaccine sốt rét, sẽ bắt đầu thực hiện vào năm 2018. Nếu loại vaccine này được thử nghiệm thành công sẽ có hàng triệu người được cứu sống. (Nguồn: Reuters)
Vaccine Ebola: Trong một cuộc thử nghiệm rộng lớn với gần 6.000 người, Merck cho thấy vaccine của ông có hiệu quả 100%. Các nhà nghiên cứu cũng đang nghiên cứu, thử nghiệm quy mô lớn hơn nhằm kiểm tra khả năng bảo vệ lâu dài của vaccine. (Nguồn: Reuters)
Vaccine HIV: Tháng 7 năm nay, hãng Johnson&Johnson tuyên bố giai đoạn thử nghiệm đầu tiên của vaccine HIV-1 trên người khỏe mạnh thành công, tạo phản ứng miễn dịch và dung nạp tốt. Công ty này đã mất 12-13 năm nghiên cứu và sẽ tiếp tục đến cùng. Quá trình thử nghiệm vaccine này đã được hưởng lợi từ kiến thức thu được trong quá trình thử nghiệm vaccine cho virut Ebola. Vẫn cần một thời gian nữa để chứng minh rằng nó có hiệu quả thực sự ngăn ngừa HIV. (Nguồn: NIAID)
Vaccine Norovirus: Norovirus là vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm, có thể gây đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và nôn mửa. Khoảng 21 triệu người ở Mỹ bị ảnh hưởng bởi loại virus này mỗi năm. Tuy nhiên, vào tháng 2 vừa qua, công ty dược phẩm Vaxart đã phát triển vaccine dạng viên và thu được thành công khi thử nghiệm vaccine chủng ngừa Norovirus. (Nguồn: CDC)
Vaccine cúm: Hầu hết các loại vaccine chỉ cần được tiêm một lần trong đời người. Nhưng đối với bệnh cúm cần tiêm đi tiêm lại nhiều lần do virus dễ đột biến. Đó là lý do tại sao nhiều người bị cúm vào mùa Đông. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của tập đoàn Sanofi đang tiến gần đến một loại vaccine toàn diện, có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh cúm chỉ với một mũi tiêm trong vài năm. (Nguồn: Getty)
Vaccine chống nghiện heroin: Giám đốc điều hành của Opiant, Roger Crystal, công ty đang phát triển loại vaccine nói với hãng Business Insider rằng: "Vaccine sẽ phá hủy lượng heroin vào cơ thể trước khi nó đến não...", loại vaccine này còn được kỳ vọng giúp những người nghiện heroin hồi phục sức khỏe. (Nguồn: Getty)
Vaccine Zika: Sau khi Zika trở thành dịch bệnh toàn cầu năm 2016, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm kiếm một loại vaccine có thể ngăn chặn căn bệnh này. Tháng 3 năm nay, Zika bước vào giai đoạn thử nghiệm thứ hai với sự tham gia của 2.490 người châu Mỹ. Dự kiến quá trình thử nghiệm kết thúc vào năm 2019. (Nguồn: AP)
Vaccine bệnh lậu: Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, thường được điều trị bằng kháng sinh. Nhưng trong vài năm gần đây, có một số trường hợp không thể điều trị được. Bên cạnh việc điều chế các loại kháng sinh mới, WHO đang kêu gọi phát triển vaccine bệnh lậu. Mới đây, các nhà khoa học New Zealand phát hiện vi khuẩn gây viêm màng não và bệnh lậu liên quan chặt chẽ với nhau nên nhiều khả năng có thể tạo ra vaccine bệnh lậu từ vaccine viêm màng não. (Nguồn: CDC)
Ngày 15/12, khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế lần thứ ba với chủ đề 'Trí tuệ nhân tạo (AI) ...
Ngày 15/12, chung kết chương trình 'Tìm kiếm thủ lĩnh sinh viên Học viện Ngoại giao' - DAV's Leaders 2024 khép lại trong không khí sôi động và đầy cảm xúc.