TIN LIÊN QUAN | |
ADB hỗ trợ hoạt động thương mại cho SMEs Việt Nam | |
Châu Á – tiếp tục là động lực cho tăng trưởng toàn cầu |
Theo đó, Chương trình Tài trợ Thương mại (TFP) của ADB sẽ cung cấp bảo lãnh lên tới 20 triệu USD mỗi năm để hỗ trợ hoạt động thương mại ở Việt Nam. Sự tham gia của OCB vào chương trình TFP đã nâng tổng số ngân hàng đối tác của tổ chức này tại Việt Nam lên con số 12.
Ông Steven Beck, Giám đốc Chương trình Tài trợ thương mại của ADB phát biểu: “Với thỏa thuận này, ADB và OCB sẽ hỗ trợ các công ty xuất - nhập khẩu, gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thỏa thuận này sẽ giúp tạo ra tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm”.
OCB trở thành thành viên ngân hàng phát hành chương trình tài trợ thương mại của ADB (Nguồn: OCB) |
Những năm gần đây, Việt Nam luôn nằm trong số năm thị trường tích cực nhất trong tổng cộng 20 thị trường đang phát triển, nơi mà Chương trình TFP được triển khai. Tới nay, chương trình đã thực hiện 4.479 giao dịch, hỗ trợ các hoạt động thương mại trị giá hơn 6,9 tỷ USD ở Việt Nam. Trong số đó, khoảng 75% là tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
“Việt Nam là một trong những thị trường quan trọng và tích cực nhất của Chương trình Tài trợ Thương mại, và việc ký kết thỏa thuận này đã bổ sung cho thành tích đáng kể trong hỗ trợ thương mại của chương trình tại Việt Nam”, ông Santosh Pokharel, Giám đốc quan hệ khách hàng của Chương trình Tài trợ Thương mại cho Việt Nam phát biểu.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục gia tăng từ năm 2012 – tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 6,7% trong năm 2015, mức cao nhất trong vòng bảy năm qua – được thúc đẩy bởi làn sóng gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài và sản xuất phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, ít nhất 70% GDP của Việt Nam được tạo ra tại các đô thị và những thách thức to lớn trong phát triển vẫn còn, nhất là để bảo đảm tăng trưởng đồng đều hơn.
Ví dụ, tiếp cận tài trợ thương mại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn rất hạn chế bởi lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam chưa phát triển cao như các thị trường khác trong khu vực, ví dụ Malaysia, Philippines, hay Thái Lan. Do đó, các ngân hàng quốc tế hầu như không hào hứng với việc chấp nhận rủi ro với các ngân hàng Việt Nam.
Đồng thời với việc cung cấp các khoản vay và bảo lãnh tại Việt Nam, Chương trình TFP sẽ tiến hành các hội thảo và hội nghị chuyên đề nhằm tăng cường hiểu biết và chuyên môn về tài trợ thương mại, từ đó giúp hỗ trợ nhiều hơn cho các công ty xuất khẩu và nhập khẩu ở Việt Nam.
Với xếp hạng tín dụng AAA của ADB, Chương trình TFP cung cấp các khoản vay và bảo lãnh cho hơn 200 ngân hàng đối tác để hỗ trợ thương mại, cho phép có thêm nhiều công ty trên khắp Châu Á tham gia hoạt động xuất - nhập khẩu. Với các chuyên gia chuyên biệt về tài trợ thương mại và thời gian hồi đáp trong vòng 24 giờ, chương trình đã tạo lập được vị thế là đối tác chủ chốt trong cộng đồng thương mại quốc tế, cung cấp hỗ trợ nhanh chóng, đáng tin cậy và phù hợp để lấp đầy những khoảng thiếu hụt tại các thị trường thách thức nhất trong khu vực.
Từ năm 2009, Chương trình TFP đã hỗ trợ cho hơn 8.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực, thông qua khoảng 11.500 giao dịch với trị giá hơn 23,2 tỷ USD trong các lĩnh vực từ hàng hóa và tư liệu sản xuất tới trang thiết bị y tế và hàng tiêu dùng.
Diễn đàn Kinh tế Tư nhân đầu tiên tại Việt Nam Diễn đàn Kinh tế Tư nhân đầu tiên diễn ra ngày 3/6 tại Hà Nội với mục tiêu đóng góp tiếng nói của doanh nghiệp ... |
Tìm kiếm ý tưởng giao thông mới cho châu Á Với mong muốn lắng nghe ý kiến của người trẻ về giải pháp giải quyết vấn đề giao thông, ADB đã phát động cuộc thi ... |
ADB cho vay kỷ lục trong năm 2015 Tổng giá trị các hoạt động trong năm 2015 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã tăng tới 27,17 tỷ USD, mức cao ... |