Ai sợ vaccine Covid-19?

Bạch Diệp
TGVN. Cuộc chạy đua có phần “điên cuồng” để phát triển vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 làm dấy lên lo ngại về sự an toàn thực sự của những liều “thần dược” này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Thông tin tích cực hiếm hoi về virus SARS-CoV-2
Vaccine ngừa Covid-19 bị nghi ngờ, Nga nói gì?
ai-so-vaccine-covid-19
Người phương Tây ngờ vực, người Trung Quốc tin tưởng tính hiệu quả của vaccine Covid-19. (Nguồn: Reuters)

Trong bối cảnh các ca mắc Covid-19 trên thế giới vẫn không ngừng tăng lên, vaccine hiện là hy vọng lớn nhất của người dân thế giới trong cuộc chiến chống đại dịch. Các cơ quan y tế toàn cầu đều công nhận thế giới không thể trở lại bình thường cho đến khi có chiến dịch tiêm chủng an toàn và hiệu quả.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay có hơn 200 loại vaccine Covid-19 đang được phát triển trên toàn thế giới, trong đó có 20 loại đang được thử nghiệm trên người. Tổng thống Mỹ Donald Trump từng cam kết rằng, người dân Mỹ sẽ được tiêm vaccine chống Covid-19 do các công ty Mỹ sản xuất vào cuối năm nay. Hiện tại, tâm điểm của sự chú ý được hướng vào hai loại vaccine do công ty Moderna và Pfizer nghiên cứu và sản xuất.

Trong khi đó, ngày 11/8, Nga đã cấp phép đăng ký cho vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên trên thế giới và đặt tên là Sputnik-V lấy theo tên vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới được Liên Xô phóng lên quỹ đạo vào năm 1957. Vaccine này được Trung tâm Gamelei Moscow nghiên cứu và bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vào ngày 18/6.

Mức độ an toàn

Thông thường, phải mất khoảng một thập kỷ hoặc lâu hơn để phát triển và thử nghiệm đảm bảo mức độ an toàn, tính hiệu quả của một loại vaccine. Trong khi đó, Viện trưởng Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ Anthony Fauci cho rằng, khả năng các nhà khoa học điều chế được loại vaccine hiệu lực 98% là rất nhỏ. Ông Fauci ngày 7/8 cho biết vaccine Covid-19 nên có tác dụng ít nhất 75%. Song trong tình thế cấp bách, liều tiêm đạt độ bảo vệ khoảng 50-60% vẫn có thể được đặc cách chấp nhận.

Bà Heidi Larson, trưởng Dự án Tin tưởng Vaccine (VCP), một chương trình giám sát toàn cầu về sự tin tưởng của người dân vào vaccine, đánh giá: “Dư luận đều có chung cảm nghĩ rằng phát triển vaccine quá nhanh thì khó an toàn”. Nhiều chính khách trên thế giới lại cho rằng, tốc độ không ảnh hưởng tới an toàn và kết quả nghiên cứu vaccine bắt nguồn từ các thử nghiệm song song thay vì theo trình tự.

Nhưng điều này vẫn chưa đủ để thuyết phục nhiều ý kiến vốn ngờ vực về hiệu quả của vaccine tại các quốc gia phương Tây, vốn tồn tại trước cả khi dịch Covid-19 diễn ra. Kết quả cuộc khảo sát do VCP tiến hành trong ba tháng gần đây tại 19 quốc gia cho thấy chỉ 70% công dân Anh và Mỹ đồng ý tiêm vaccine phòng Covid-19. Ngoài ra, người dân Trung Quốc cực kỳ tin tưởng vào vaccine, trong khi người Nga là thiếu lòng tin nhất.

Theo Reuters, các nhà sản xuất dược phẩm và chính phủ nhiều nước từng hy vọng rằng mối nguy hại kinh hoàng đến từ đại dịch Covid-19 sẽ khiến nhiều người tin tưởng vào vaccine hơn. Tuy nhiên, phong trào “anti-vaccine” (chống tiêm chủng) vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là các nước phát triển.

Phân phối không đồng đều

Khi cuộc đua tìm kiếm vaccine ngăn ngừa Covid-19 vẫn chưa có điểm dừng, các chuyên gia cho rằng ngày càng nhiều mối lo xuất hiện. Một trong số đó là sự công bằng trong việc phân phối vaccine đến toàn bộ cư dân trên thế giới. Các nhà khoa học và chuyên gia kinh tế quan ngại khi vaccine Covid-19 được hoàn thiện, những quốc gia giàu có sẽ nhận được sớm hơn những nước nghèo.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế và nhà khoa học, các quốc gia lớn đã giành quyền ưu tiên về cho công dân nước họ nhờ chi phí đầu tư sản xuất, phát triển. Trong khi nước nghèo hơn lại khó làm được. Tình trạng này có thể dẫn đến hệ quả là dịch bệnh sẽ khó kiểm soát trên toàn cầu. Một số quốc gia, bao gồm cả Mỹ và Anh, đảm bảo một lượng lớn vaccine Covid-19 tiềm năng sẽ được sản xuất và cung cấp cho nước họ trước tiên. Hiện tượng này được gọi là “chủ nghĩa dân tộc vaccine”.

Ngày càng có nhiều chuyên gia gióng lên hồi chuông cảnh báo. Hầu hết đều nhận định với một loại virus có khả năng lây lan nhanh chóng từ quốc gia này sang quốc gia khác như SARS-CoV-2, việc tiêm vaccine cho từng nước cuối cùng vẫn chỉ kéo dài đại dịch, dẫn đến nhiều người mất việc và tiếp tục tàn phá nền kinh tế thế giới.

Các nhà kinh tế Thomas J. Bollyky và Chad P. Bown cho biết cách nhanh nhất để ngăn chặn đại dịch là phá vỡ chuỗi lây truyền bằng cách phân bổ vaccine cho những người có nhiều khả năng bị nhiễm bệnh nhất, bất kể họ sống ở đâu. Do đó, hợp tác toàn cầu về phân phối vaccine sẽ là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Ngay cả khi hợp tác toàn cầu là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn dịch bệnh, đó vẫn là một đề xuất chính trị khó khăn. Cuộc tranh luận này vẫn đang diễn ra thì các quốc gia giàu có đã đầu tư rất nhiều để đảm bảo rằng công dân của họ được tiêm vaccine trước.

Suy cho cùng, với một đại dịch có tác động kinh hoàng, chưa từng xuất hiện trong lịch sử hiện đại, cuộc đua phát triển vaccine Covid-19 cho chúng ta thấy sự phát triển vượt bậc của khoa học, nhất là khoa học y tế và cũng đem lại cho thế giới những hy vọng nhất định về một viễn cảnh tương lai màu hồng, trong một năm đầy đen tối này.

Giáo sư Nhật Bản sản xuất vaccine Covid-19 giá rẻ từ nhộng tằm

Giáo sư Nhật Bản sản xuất vaccine Covid-19 giá rẻ từ nhộng tằm

TGVN. Trong khi những công nghệ tân tiến nhất trên thế giới đang được sử dụng để phát triển vaccine Covid-19, tại Nhật Bản, giáo ...

Vì sao các cường quốc chạy đua giành vaccine Covid-19?

Vì sao các cường quốc chạy đua giành vaccine Covid-19?

TGVN. Song song với cuộc chạy đua nước rút tìm kiếm vaccine phòng ngừa Covid-19 ở các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới, một ...

Nga sẽ tiêm phổ cập vaccine chống Covid-19 từ tháng 10

Nga sẽ tiêm phổ cập vaccine chống Covid-19 từ tháng 10

TGVN. Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko hôm 1/8 cho biết nước này đang chuẩn bị cho chiến dịch tiêm chủng phổ cập vaccine chống ...

(theo Reuters/ABC)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía Tây Australia.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
Phiên bản di động