Nhỏ Bình thường Lớn

Algeria thông báo rút đại sứ khỏi Pháp, chuyện gì đang xảy ra với quan hệ song phương?

Ngày 30/7, Bộ ngoại giao Algeria thông báo, nước này đã quyết định rút đại sứ khỏi Pháp, sau khi Paris công nhận kế hoạch tự chủ của khu vực Tây Sahara trong khuôn khổ chủ quyền của Morocco.
Algeria thông báo rút Đại sứ khỏi Pháp, chuyện gì đang xảy ra với quan hệ song phương?
Tây Sahara đang là vấn đề gây căng thẳng giữa Algeria và Pháp. (Nguồn: Hespress)

Reuters đưa thông tin trên, đồng thời lưu ý, Algeria đã thực hiện biện pháp tương tự đối với Madrid khi Tây Ban Nha ủng hộ kế hoạch tự chủ của Morocco hồi năm 2022.

Tin liên quan
Algeria tuyên bố đình chỉ hợp tác với Tây Ban Nha, vì sao? Algeria tuyên bố đình chỉ hợp tác với Tây Ban Nha, vì sao?

Trước đó, theo AFP, cùng ngày 30/7, trong bức thư gửi Quốc vương Morocco Mohammed VI nhân dịp quốc khánh nước này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết: “Đối với Paris, quyền tự chủ theo chủ quyền của Morocco là khuôn khổ để giải quyết vấn đề này. Chúng tôi ủng hộ kế hoạch tự chủ do Rabat đề xuất vào năm 2007".

Theo nhà lãnh đạo, đối với Pháp, kế hoạch trên hiện "là cơ sở duy nhất để đạt được một giải pháp chính trị công bằng, lâu dài và được đàm phán theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ)”.

Hôm 25/7, Bộ ngoại giao Algeria đã ra thông cáo phản đối mạnh mẽ quyết định được cho là “bất ngờ, không phù hợp và phản tác dụng” của Paris trong việc ủng hộ kế hoạch tự trị đối với khu vực Tây Sahara do Morocco đề ra.

Algeria đánh giá, quyết định của Pháp không giúp tập hợp các điều kiện để giải quyết hòa bình cho vấn đề Tây Sahara, thậm chí còn củng cố tình trạng bế tắc do kế hoạch tự trị này.

Theo Algiers, trong khi LHQ đang huy động sự thiện chí nhằm tạo động lực mới cho việc tìm kiếm giải pháp đối với cuộc xung đột tại Tây Sahara, quyết định của Pháp, một thành viên của HĐBA, lại đảo ngược những nỗ lực này, gây ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực.

Morocco kiểm soát khu vực Tây Sahara từ năm 1975, song nhiều nước không công nhận chủ quyền của quốc gia Bắc Phi với vùng lãnh thổ này. Năm 2020, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã công nhận chủ quyền của Morocco với Tây Sahara.

Trong khi đó, lực lượng Mặt trận Polisario thân Algeria coi Tây Sahara là vùng lãnh thổ của họ và đòi hỏi thành lập một quốc gia có chủ quyền tại khu vực này.

Quan điểm của Algeria về xung đột Tây Sahara là thực hiện kế hoạch của LHQ, bao gồm cả cuộc trưng cầu dân ý tự quyết dành cho người Tây Sahara. Algiers coi sự hiện diện của Rabat ở Sahara là một cuộc chiếm đóng phi pháp.

Lập trường khác biệt về khu vực này đã khiến quan hệ giữa Morocco và và Algeria căng thẳng trong thời gian dài.

Tin thế giới 30/7: Thành viên EU ra 'tối hậu thư' cho Ukraine, Mỹ 'chơi lớn' ở Ba Lan, Israel kiện lên NATO đòi khai trừ Thổ Nhĩ Kỳ

Tin thế giới 30/7: Thành viên EU ra 'tối hậu thư' cho Ukraine, Mỹ 'chơi lớn' ở Ba Lan, Israel kiện lên NATO đòi khai trừ Thổ Nhĩ Kỳ

Căng thẳng giữa Slovakia với Ukraine liên quan vấn đề dầu thô, tình hình Trung Đông nóng lên với những cảnh báo trả đũa từ ...

Slovakia dọa trả đũa Ukraine liên quan đến dầu Nga; Kiev sẵn sàng giải quyết các vấn đề có thể gây rắc rối

Slovakia dọa trả đũa Ukraine liên quan đến dầu Nga; Kiev sẵn sàng giải quyết các vấn đề có thể gây rắc rối

Ngày 30/7, Thứ trưởng Năng lượng Ukraine Roman Andarak tuyên bố, Kiev bảo đảm việc trung chuyển dầu cho các công ty không phải là ...

Vấn đề Tây Sahara: Quốc hội Mỹ tỏ rõ thái độ, Tây Ban Nha thay đổi lập trường, ủng hộ Morocco

Vấn đề Tây Sahara: Quốc hội Mỹ tỏ rõ thái độ, Tây Ban Nha thay đổi lập trường, ủng hộ Morocco

Ngày 18/3, Chủ tịch Thượng viện tạm quyền của Mỹ, Thượng nghị sĩ Patrick Leahy khẳng định, Quốc hội nước này từ chối công nhận ...

Israel công nhận chủ quyền của Morocco đối với Tây Sahara

Israel công nhận chủ quyền của Morocco đối với Tây Sahara

Ngày 17/7, Văn phòng Quốc vương Morocco cho biết, Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã ‘chính thức công nhận chủ quyền của Rabat với vùng đất ...

Mỹ sẽ công nhận quốc gia châu Phi cận Sahara đầu tiên là 'đồng minh chủ chốt' ngoài NATO

Mỹ sẽ công nhận quốc gia châu Phi cận Sahara đầu tiên là 'đồng minh chủ chốt' ngoài NATO

Ngày 23/5, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ, Tổng thống Kenya William Ruto đã có cuộc gặp song phương với người ...

Tin cũ hơn