TIN LIÊN QUAN | |
Mô hình kinh doanh của Alibaba có thể thành công ở Việt Nam? | |
Alibaba phá vỡ kỷ lục, thu về tới 17,7 tỷ USD trong Singles Day |
Alibaba đang ngày càng phát triển hướng tới mục tiêu thống trị ngành thương mại điện tử Trung Quốc.
Alibaba - Tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc - đã và đang mở rộng hoạt động ở Mỹ, Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản... (Nguồn: Bloomberg) |
Để hoàn thành tham vọng này, ngoài việc sớm phát triển nền tảng công nghệ của riêng mình, Alibaba còn mở thêm nhiều dịch vụ giúp việc mua sắm trực tuyến trở nên dễ dàng hơn.
Hiện tại, Alibaba đang tích cực thực hiện những thương vụ mua lại để hoàn thiện hệ sinh thái của họ. Cụ thể, họ thâu tóm các nhà sản xuất nội dung tin tức và video, các dịch vụ offline và các công ty trên toàn cầu với mục tiêu đánh chiếm thị trường thương mại điện tử bên ngoài Trung Quốc.
Trong bối cảnh năm 2016 gần kết thúc, dưới đây là những thương vụ đáng kể mà Alibaba đã thực hiện để hoàn thành tham vọng thống trị thế giới của mình, trong đó có việc tăng cường rót vốn vào Mỹ, Hong Kong (Trung Quốc), Singsapore, Ấn Độ và Nhật Bản.
Giá trị các thương vụ mua lại của Alibaba tính theo các quốc gia khác nhau. (Nguồn: Bloomberg) |
Lazada - Đây là thương vụ cho thấy rõ mục tiêu của Alibaba khi muốn lặp lại thành công trong thị trường thương mại điện tử tại khu vực Đông Nam Á như đã từng làm được ở thị trường quê nhà. Với Jack Ma - ông chủ của Alibaba, mục tiêu đạt một nửa doanh thu ở thị trường bên ngoài Trung Quốc thì đây là thương vụ đóng vai trò hết sức quan trọng.
Youku Tudou - Thương vụ thâu tóm công ty video trị giá khoảng 5 tỷ USD là khoản đầu tư lớn nhất của Alibaba cho tới thời điểm hiện tại. Nó là một phần trong chiến lược sản xuất nội dung, phát triển hệ sinh thái giải trí của chính họ. Trong bối cảnh những đối thủ cạnh tranh như Tencent và Baidu cũng đang đẩy mạnh mảng nội dung, thương vụ này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp các loại hình giải trí cho thị trường quê nhà sau khi Alibaba Pictures ra đời.
Didi Chuxing – Alibaba là đơn vị chống lưng cho ứng dụng gọi taxi Kuaidi – công ty sau đó đã hợp nhất với Didi tạo ra nền tảng gọi taxi lớn nhất Trung Quốc. Đây là tín hiệu cho thấy Alibaba đẩy mạnh vào dịch vụ mới bên cạnh thương mại điện tử. Tháng 8, Didi Chuxing đã đồng ý mua lại Uber Trung Quốc để chấm dứt cuộc chiến tỷ đô giữa 2 công ty này tại thị trường lớn bậc nhất thế giới.
Giá trị các khoản đầu tư vào nhiều ngành công nghiệp khác nhau của Alibaba từ phần mềm, bán lẻ, dịch vụ đồ ăn, giao thông, nhà ở, giải trí, truyền thông... (Nguồn: Bloomberg) |
Suning Commerce – Thỏa thuận mua lại nhà bán lẻ điện tử Suning Commerce là tín hiệu cho thấy Alibaba có thể sẽ mở rộng sang lĩnh vực logistic nhằm tiếp cận được với khách hàng trên khắp Trung Quốc và các thành phố khác.
Jasper Infotech – Thỏa thuận này giúp Alibaba đặt chân vào Ấn Độ - thị trường mà theo quan điểm của Jack Ma đang có tốc độ tăng trưởng rất giống Trung Quốc từ 1 thập kỷ trước.
Meizu – Alibaba xác định tạo hệ điều hành điện thoại di động YunOS của chính họ để trở thành sản phẩm thay thế cho Android và iOS của Apple tại Trung Quốc. Ngoài ra, việc đầu tư trực tiếp vào các nhà sản xuất điện thoại thông minh như Meizu cũng là một cách để đạt được tham vọng này.
South China Morning Post – Việc mua tờ báo phiên bản tiếng Anh lâu đời của Hong Kong cho thấy rõ tham vọng lấn sân vào lĩnh vực truyền thông truyền thống của Alibaba.
Trung Quốc: Khi thương mại điện tử về làng Trước sự giảm tốc của nhu cầu mua sắm nơi thành thị, nhiều “ông lớn” về thương mại điện tử ở Trung Quốc đã chuyển ... |
Tranh của Jack Ma được bán đấu giá 5,4 triệu USD Bức tranh đầu tay của tỷ phú Jack Ma - người sáng lập của Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba vừa được bán với ... |
Nhiều người mua tìm hàng Việt Nam trên Alibaba.com Trong vài năm gần đây, nhiều người mua trên trang thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba.com đang tìm đến hàng hoá của Việt Nam, ... |