Âm nhạc cổ điển Việt Nam: Âm ỉ sống!

Âm nhạc cổ điển ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào 2 thành phố lớn: Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Nhưng hàng năm cũng chỉ có vài ba chương trình biểu diễn, đáng kể nhất là chương trình Hòa nhạc Hennessy và Toyota mang đẳng cấp quốc tế tại Hà Nội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Từ 2005 đến nay, chương trình "Giai điệu mùa thu" của TP. Hồ Chí Minh quy tụ khá đầy đủ các tài năng trẻ nhạc cổ điển đang làm việc ở nước ngoài về biểu diễn. Những hoạt đồng này cũng đã tạo ra những đêm nhạc cổ điển có chất lượng nghệ thuật cao, nhưng tất cả cũng chỉ dừng lại ở thời vụ hoặc định kỳ mỗi năm một lần, chưa tạo một vị trí đáng kể cho nhạc cổ điển trong bức tranh âm nhạc chung của Việt Nam.

Không có "đất" diễn

TP. Hồ Chí Minh - "mảnh đất" màu mỡ và là "bước đệm" thành danh của các ca sĩ trẻ của dòng nhạc nhẹ vào nghề, thì ngược lại với âm nhạc cổ điển, nơi đây chỉ duy nhất có Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch (trực thuộc Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh). Sẽ rất khập khiễng, nhưng phải chấp nhận một sự thật hiểu nhiên, rằng hàng đêm ở thành phố sôi động này có tới gần chục tụ điểm biểu diễn nhạc nhẹ, thì với âm nhạc cổ điển lại có định kỳ 2 điêm diễn một tháng. Bởi một buổi diễn nhạc giao hưởng, số lượng nghệ sĩ, nhạc công lên tới cả trăm người, giá vé không thể bán cao hơn so với các sân khấu nhạc trẻ, khán giả quá ít và mỗi tháng chỉ biểu diễn tối đa năm hoặc bảy đêm, nên người nghệ sĩ không thể sống được với nghề.

Hà Nội, điểm mặt có: Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam, Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam và Dàn nhạc giao hưởng (thuộc Nhạc viện Hà Nội). Mỗi dàn nhạc này đều có địa điểm diễn nhất định. Tuy nhiên, Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn là điểm diễn hoành tráng nhất và thường xuyên nhất cho các chương trình được dàn dựng công phu, có chỉ huy hoặc nghệ sĩ nước ngoài biểu diễn.

29.jpg
 Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn là điểm diễn hoành tráng nhất và thường xuyên nhất cho các chương trình được dàn dựng công phu, có chỉ huy hoặc nghệ sĩ nước ngoài biểu diễn

Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá ngang tầm với các dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng trong châu lục. Lịch biểu diễn của Dàn nhạc cũng đáng kể, trung bình mỗi tháng đến từ 4 - 5 buổi, có những tháng Dàn nhạc diễn tới 9 buổi (theo lịch diễn của Dàn nhạc năm 2008). Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam lại được đánh giá cao vào bậc nhất của khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên "cái nhất" của Nhà hát này lại là nhạc kịch chứ không phải nhạc giao hưởng. Còn Dàn nhạc giao hưởng (Nhạc viện Hà Nội) thì được biết đến ít hơn, biểu diễn thưa hơn, bởi hầu hết các nghệ sĩ của Dàn nhạc còn phải làm công tác giảng dạy.

Công chúng quá ít làm cho số lượng đêm diễn không thể nhiều. Đó là đặc điểm căn bản của nghệ thuật âm nhạc cổ điển nước ta hiện nay. Có đôi lần tôi được nghe ai đó nói rằng, nhiều người rất thích đi xem biểu diễn âm nhạc cổ điển, nhưng với điều kiện... được tặng vé miễn phí.

Thực chất, thì giá vé xem loại hình âm nhạc này ở nước ta là thấp so với số lượng nghệ sĩ biểu diễn cũng như giá trị nghệ thuật đích thực của nó. Nhưng một vé có giá 200.000, 150.000... lại là quá cao so với thu nhập chung của người Việt Nam. Đứng trước cổng rạp hát, thì đa phần là người nước ngoài mua vé vào xem âm nhạc cổ điển...

"Chảy máu" nguồn nhân lực

32.jpg
NSƯT Thiếu Hoa trăn trở, bất kể ai cũng muốn được phục vụ Tổ quốc, nhưng đời sống âm nhạc cổ điển VN hiện nay cũng như công việc giảng dạy của những người thực sự có tài đang rơi vào tình trạng bế tắc

Sự nhận thức chưa đầy đủ về âm nhạc cổ điển, theo NSƯT Thiếu Hoa - Trưởng khoa Lý luận - Sáng tác - Chỉ huy Nhạc viện quốc gia Việt Nam, cũng là lỗi từ việc giáo dục âm nhạc trong trường phổ thông, gần như học sinh không được tập nghe và làm quen với loại âm nhạc này.

Cũng là thực tế đào tạo ở các trường nhạc đang phải đối mặt với bài toán không dễ giải: các môn học thanh nhạc, sáng tác, piano "đầu vào" khá rầm rộ; còn violon, kèn, hòa tấu thính phòng... - nguồn nhân lực cơ bản tạo nên dàn nhạc giao hưởng thì "đỏ mắt" trông thí sinh thi vào.

Tâm lý học gì mà không xin được việc làm thì dĩ nhiên sẽ không có ai chọn để mà học. Người học nhạc ít dần, nhiều khoa như: hòa tấu thính phòng, nhạc cụ dân tộc... có những năm không có thí sinh đăng ký dự thi, đăng ký học. Vì thế mà cuộc thi Concours Mùa thu 2007 sau 14 năm mới được tổ chức lại cũng bởi lý do thiếu thí sinh dự thi.

31.jpg
Nhạc sĩ Đăng Thái Sơn và dàn nhạc giao hưởng VN

Ở Việt Nam, so với các lĩnh vực nghệ thuật khác, âm nhạc cổ điển được đầu tư rất lớn (thời gian đào tạo trung bình từ 7 đến 10 năm), lực lượng giáo sư đầu ngành có số lượng nhiều nhất so với các loại nghệ thuật khác. Nhưng chế độ lương bổng, chính sách không thỏa mãn, thậm chí là quá thấp.

So với nước bạn Thái Lan trả lương cho giáo viên dạy nhạc cổ điển là 1.000 USD/tháng, còn ở Việt Nam thì chưa được 200 USD/tháng. Trong khi đó, lượng vật chất, lượng thời gian mà nghệ sĩ theo đuổi loại hình nghệ thuật này quá tốn kém. Và tình trạng "chảy máu" chất xám, nguồn nhân lực loại hình nghệ thuật này đã và đang diễn ra.

Đó là những mầm năng khiếu xưa kia, nay đã thành danh tại các nước khác như: Nguyễn Hữu Nguyên, Nguyễn Hữu Khôi Nam (Pháp), Hoàng Linh Chi (Tây Ban Nha), Văn Hùng Cường, Quốc Trường (Mỹ), Bích Trà (Anh), Trần Hữu Quốc (Hàn Quốc), Đặng Thái Sơn... Tất cả họ đều có chỗ đứng - dù cao hay thấp ở các nước trên thế giới.

30.jpg
Không có gì có thể thay thế được âm thanh thật, con người biểu diễn thật; làm sao có thể nhấn chìm được tình cảm, tâm hồn của nghệ sĩ biểu diễn... và dần dần âm nhạc cổ điển đã trở lại với giá trị đích thực của nó

NSƯT Thiếu Hoa trăn trở, bất kể ai cũng muốn được phục vụ Tổ quốc, nhưng đời sống âm nhạc cổ điển Việt Nam hiện nay cũng như công việc giảng dạy của những người thực sự có tài đang rơi vào tình trạng bế tắc. Kiểu đời sống âm nhạc như vậy thì tài năng sẽ đi mất, và chúng ta đã và đang đào tạo không công cho các nước khác. Bà Văn Thị Minh Hương, Giám đốc Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh, cho biết: "Con số mà các tài năng trẻ đi ra nước ngoài trong vòng 4 năm nay là khoảng 120 người".

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nghệ thuật này vẫn âm ỉ sống. Thế giới khẳng định rằng: không có gì có thể thay thế được âm thanh thật, con người biểu diễn thật; làm sao có thể nhấn chìm được tình cảm, tâm hồn của nghệ sĩ biểu diễn... và dần dần âm nhạc cổ điển đã trở lại với giá trị đích thực của nó, đồng thời thu hút được khán giả.

Theo điều tra trên thế giới, các nước càng văn minh, thịnh vượng thì âm nhạc cổ điển rất phát triển, điển hình là các nước châu Âu, Mỹ... âm nhạc cổ điển có vị trí rất lớn trong lòng công chúng. Hy vọng trong tương lai không xa, âm nhạc cổ điển Việt Nam (trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển và hội nhập) sẽ có chỗ đứng trong lòng công chúng.

Theo Nhà Báo và Công Luận

Đọc thêm

Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

JPMorgan Chase đã kiện VTB nhằm ngăn chặn nỗ lực của ngân hàng này tìm cách lấy lại tiền trong tài khoản bị phong tỏa.
Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 20/4/2024

Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 20/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Sóc Trăng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 20/4/2024.
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Venezuela ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Venezuela ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả

Tổng thống Venezuela bày tỏ ấn tượng về những thành tựu phát triển về mọi mặt của Việt Nam trong những năm qua, trở thành hình mẫu cho nhiều nước.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Bộ trưởng Wautabouna Ouattara hoan nghênh chuyến thăm Bờ Biển Ngà của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ mô hình phát triển ...
Dự báo thời tiết ngày mai (20/4): Chiều, tối mưa, giông vài nơi; ngày nắng nóng diện rộng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng gay gắt trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (20/4): Chiều, tối mưa, giông vài nơi; ngày nắng nóng diện rộng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng gay gắt trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (20/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Một hình vuông nhỏ được Michelangelo viết nguệch ngoạc trên một tờ giấy đã ố vàng được bán với giá 201.600 USD - gấp 33 lần giá trị ước tính.
Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Hàng chục nghìn người từ khắp mọi miền Tổ quốc đổ về đền Hùng, khiến các lối lên đền đều bị ùn tắc trong ngày lễ hội chính thức.
Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Cầu treo Pa Phông là địa điểm check-in được nhiều du khách ghé thăm gần đây khi tới du lịch Điện Biên.
Cần Thơ: Thưởng thức đặc sản vùng miền tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ

Cần Thơ: Thưởng thức đặc sản vùng miền tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ

Du khách có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn mang đậm bản sắc vùng miền khi đến Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ, tổ chức ở Cần Thơ.
Hành trình đầy bất ngờ tại quốc đảo Sri Lanka

Hành trình đầy bất ngờ tại quốc đảo Sri Lanka

Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam trải qua những ngày không thể quên khi đến thăm, làm việc ở Sri Lanka - nơi khiến chúng tôi có nhiều bất ngờ.
Nỗ lực quảng bá và phát triển du lịch xứ Trà đến với du khách trong và ngoài nước

Nỗ lực quảng bá và phát triển du lịch xứ Trà đến với du khách trong và ngoài nước

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội.
Lễ hội con đường văn hoá Hàn Quốc 2024: Dạo quanh xứ Hàn ngay giữa lòng Hà Nội

Lễ hội con đường văn hoá Hàn Quốc 2024: Dạo quanh xứ Hàn ngay giữa lòng Hà Nội

Lễ hội con đường văn hoá Hàn Quốc giới thiệu tới người dân Việt Nam đặc sản ẩm thực, cũng như hoạt động văn hóa và giải trí nổi bật của xứ sở kim chi.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Trong những năm 60 và 70 thế kỷ trước, khi những biến thiên xã hội gây đảo lộn trong văn hóa Mỹ, có những nhà văn vẫn giữ những giá trị cơ bản.
'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

Cuốn sách kể lại chuyện tình hơn 40 năm của thiếu tướng Hoàng Đan và vợ ông là bà An Vinh, thông qua lời kể của tác giả Hoàng Nam Tiến.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 2]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 2]

Vào thập niên 1920, 'thế hệ mất mát' gồm những nhà văn còn bi quan, chán chường, cảm thấy lạc lõng trong một xã hội mất lý tưởng.
Ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm của chủ nhân giải Nobel Văn học 1994

Ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm của chủ nhân giải Nobel Văn học 1994

'Tiếng thét câm lặng' là tác phẩm tiêu biểu, cũng là một trong năm tác phẩm được dẫn chứng cho giải Nobel Văn học năm 1994 của nhà văn Nhật Bản Oe Kenzaburo.
Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới khởi động dự án ‘Âm thanh của tình anh em’ tại Việt Nam

Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới khởi động dự án ‘Âm thanh của tình anh em’ tại Việt Nam

Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới cam kết truyền bá lý tưởng hòa bình và đối thoại giữa các dân tộc thông qua dự án 'Âm thanh của tình anh em' tại Việt Nam.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 1]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 1]

Văn học phản ánh xã hội và lịch sử, những sự kiện lớn ở Mỹ luôn luôn gắn với những sự kiện lớn ở châu Âu từ khi lập quốc cho đến nay.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Việc tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm, đặc biệt là ở nước ngoài, chính là sợi dây gắn kết các thế hệ người Việt.
Hội Xoan 2024: Chương trình ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

Hội Xoan 2024: Chương trình ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

Hàng trăm nghệ sỹ, vũ công, sinh viên trình diễn những tiết mục nghệ thuật dân gian độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam tại Hội Xoan 2024.
Trà Vinh: Thêm một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trà Vinh: Thêm một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trà Vinh hiện có 7 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; trong đó có 4 di sản là nghệ thuật và lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer.
Phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy

Phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hà Nội.
Độc đáo nghi lễ 'Kéo co ngồi' tại Lễ hội đền Trấn Vũ ở Hà Nội

Độc đáo nghi lễ 'Kéo co ngồi' tại Lễ hội đền Trấn Vũ ở Hà Nội

Lễ hội Đền Trấn Vũ được tổ chức thường niên vào ngày mùng 3 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh.
Tinh hoa Bắc Bộ: Sứ mệnh lan tỏa văn hóa vùng châu thổ sông Hồng

Tinh hoa Bắc Bộ: Sứ mệnh lan tỏa văn hóa vùng châu thổ sông Hồng

'Tinh hoa Bắc Bộ' là sân khấu thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam, khẳng định vị thế của vở diễn văn hoá hàng đầu dành cho du khách đặt chân đến Hà Nội.
Phiên bản di động