AN-225 Mriya: Số phận hẩm hiu của chiếc máy bay lớn nhất thế giới, trách nhiệm thuộc về ai?

Đài Trang
Antonov AN-225 Mriya được mệnh danh là máy bay lớn nhất thế giới, có trọng tải còn lớn hơn một số mẫu máy bay vận tải quân sự.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, các lực lượng Nga đã chiếm giữ được sân bay Hostomel, cách thủ đô Kiev 20 dặm về phía Đông Nam. Quân đội Nga đóng ở khu vực trong nhiều tuần, cho đến khi các lực lượng Ukraine tuyên bố giành lại quyền kiểm soát gần đây.

AN-225 Mriya, máy bay lớn nhất thế giới đã bị phá hủy. (Nguồn: Business Insider)
AN-225 Mriya, máy bay lớn nhất thế giới đã bị phá hủy. (Nguồn: Business Insider)

Khi tiếp quản trở lại sân bay, các lực lượng Ukraine nói rằng đã phát hiện chiếc máy bay Antonov AN-225, vốn lập kỷ lục Guinness thế giới là chiếc máy bay có trọng tải lớn nhất, đã bị phá hủy hoàn toàn.

"Giấc mơ" của Ukraine

Theo Ukroboronprom - công ty chuyên về các thiết bị quốc phòng của Ukraine và là hãng quản lý chiếc máy bay này, khi chiến sự nổ ra, các máy bay khác đã rời sân bay Hostomel, nhưng chiếc Mriya đang được bảo dưỡng và không thể di chuyển.

Antonov AN-225 Mriya là một chiếc máy bay vận tải hàng hoá chiến lược được thiết kế bởi Công ty Antonov trong khoảng những năm 1980, giai đoạn Ukraine còn là một phần trong Liên bang Xô Viết.

Chiếc máy bay này ban đầu được chế tạo để vận chuyển tàu con thoi Buran và bộ tên lửa phóng của nó. Khi đó, Liên Xô đẩy mạnh phát triển một mẫu tàu con thoi để phóng lên vũ trụ, và cần phát triển một loại máy bay để vận chuyển chúng một cách nhanh chóng và an toàn, từ cơ sở sản xuất gần Moscow đến Sân bay vũ trụ Baikonur (Kazakhstan).

Antonov AN-225 đã được thiết kế dựa trên một mẫu máy bay sẵn có là An-124 Ruslan, vốn cũng là một chiếc máy bay rất lớn, lớn hơn cả Boeing 747-400.

Theo bản thiết kế, kích thước tổng thể của AN-225 được gia tăng đáng kể, đảm bảo mục tiêu tăng gấp đôi công suất vận tải của AN-124. Theo đó, AN-225 được nâng tổng số động cơ lên thành 6, so với 4 của bản AN-124.

Hệ thống càng cất cánh, hạ cánh cũng được kéo dài thêm, nâng tổng số bánh xe lên con số 32. AN-225 cũng được bổ sung bộ đuôi kép mới với bộ cân bằng trục dọc khá lớn. Sải cánh của AN-225 Mriya lớn hơn so với bất kỳ máy bay nào đang hoạt động.

Hiện nay, chỉ có duy nhất một chiếc AN-225 từng được chế tạo bởi công ty Antonov và lần đầu cất cánh vào năm 1988.

Máy bay được đặt tên AN-225 Mriya. Mriya trong tiếng Ukraine có nghĩa là “giấc mơ”. Đây cũng là chiếc máy bay đầu tiên của Liên Xô được đặt tên theo tiếng Ukraine.

AN-225 là máy bay vận tải lớn nhất thế giới. Năm 2009, sách kỷ lục Guinness thế giới đã công nhận Mriya có khả năng nâng được vật nặng nhất so với bất kỳ máy bay nào khác: một máy phát điện nặng 187,6 tấn. Ngoài ra, máy bay này còn nắm giữ một số kỷ lục khác, bao gồm: Máy bay duy nhất có trọng lượng cất cánh tối đa hơn 600 tấn, và máy bay có sải cánh rộng nhất.

Chiếc AN-225 cõng tàu con thoi Buran trên lưng (Nguồn: TASS).
Chiếc AN-225 cõng tàu con thoi Buran trên lưng. (Nguồn: TASS).

Thời gian bay có hạn

Kể từ khi chính thức cất cánh, AN-225 chỉ thực hiện một vài chuyến bay để đưa tàu con thoi Buran đến địa điểm thử nghiệm và quay lại cơ sở sản xuất. Năm 1989, AN-225 đã "cõng" Buran tới Triển lãm Hàng không Paris, nhưng đây cũng là lần cuối chiếc máy bay này thực hiện sứ mệnh ban đầu của mình.

Sau đó, các nhà thiết kế đã lên kế hoạch biến AN-225 thành một khách sạn trên không và có thể chứa tới 1.500 khách. Tuy nhiên, ý tưởng này đã không thể thực hiện được và chiếc máy bay này buộc phải “đắp chiếu”.

Năm 2001, AN-225 được lau dọn, nâng cấp toàn diện với nhiều trang thiết bị hiện đại và đưa vào sử dụng trở lại, chủ yếu dùng để chở những “mặt hàng đặc biệt” mà ít máy bay khác có thể thực hiện được. AN-225 đã từng được huy động vào vận chuyển vũ khí, khí tài như xe thiết giáp, máy bay trực thăng… và gần đây nhất là thiết bị bảo hộ cho công tác phòng chống dịch Covid-19.

Mặt hàng nguyên khối nặng nhất AN-225 từng vận chuyển là một chiếc máy phát điện có trọng lượng 187 tấn được đưa từ Đức đến Armenia năm 2009. AN-225 cũng lập kỷ lục khác như chở 2 tuabin gió dài gần 42m mỗi chiếc từ Trung Quốc đến Đan Mạch. Đây là mặt hàng được vận chuyển bằng đường không dài nhất trong lịch sử vận tải.

Hãng Antonov đã không ngừng nâng cấp chiếc AN-225 theo kịp các quy định và yêu cầu hàng không quốc tế để có thể phục vụ trong ngành vận tải hàng không ít nhất 25 năm nữa.

Tuy nhiên, AN-225 rất ít khi bay, do chi phí vận hành cao. Nó tiêu thụ hơn 20 tấn nhiên liệu cho mỗi giờ bay, tương đương 6.700 USD theo thời giá năm 2020. Do đó, chiếc máy bay này chỉ được sử dụng đến đối với những đơn hàng vận chuyển có yêu cầu khắt khe nhất.

Chưa ai nhận trách nhiệm

Thông tin đầu tiên về số phận của chiếc máy bay được cập nhật bởi tài khoản facebook Horizon.mt hôm 27/2. Tài khoản này viết: “Hôm nay đã đánh dấu một ngày buồn trong lịch sử hàng không khi chiếc máy bay mang tính biểu tượng đã mãi mãi biến mất, chúng ta sẽ không thể quên đi nỗi đau buồn và mất mát do cuộc xung đột gây ra”.

Phía Ukraine đã cáo buộc Nga cố ý phá hoại chiếc máy bay lớn nhất thế giới này. Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba viết trên Twitter rằng: "AN-225 Mriya đã bị Nga phá hủy nhưng họ không bao giờ phá hủy được giấc mơ của người Ukraine. Chúng tôi sẽ chế tạo lại chiếc máy bay. Chúng tôi sẽ thực hiện ước mơ về một Ukraine mạnh mẽ, tự do và dân chủ".

Trong khi đó, Moscow phản bác lại rằng, sau khi quân Nga chiếm được sân bay, Ukraine đã thực hiện các cuộc pháo kích quy mô lớn và đạn pháo đã bắn trúng khu nhà chứa chiếc AN-225.

Ngày 1/4 vừa qua, hãng hàng không Ryanair (Ireland) tuyên bố sẽ đặt mua và hỗ trợ việc chế tạo chiếc AN-225 thứ hai. Tuy nhiên, đây sẽ là một thách thức vô cùng lớn, bởi ước tính sẽ phải mất 5 năm và 3 tỷ USD để chế tạo lại chiếc máy bay "khổng lồ" này.

Tìm thấy hộp đen thứ hai của chiếc máy bay rơi ở Trung Quốc, giúp hé lộ nguyên nhân vụ tai nạn

Tìm thấy hộp đen thứ hai của chiếc máy bay rơi ở Trung Quốc, giúp hé lộ nguyên nhân vụ tai nạn

Đội cứu hộ đã tìm thấy hộp đen thứ 2 chứa dữ liệu hành trình của máy bay chở 132 người rơi ở Trung Quốc ...

Ấn Độ sắp sở hữu máy bay không người lái Predator của Mỹ?

Ấn Độ sắp sở hữu máy bay không người lái Predator của Mỹ?

Ấn Độ đang trong các giai đoạn đàm phán cuối cùng mua 30 máy bay không người lái có vũ trang Predator của Mỹ với ...

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

HLV Pep Guardiola ký hợp đồng mới có thời hạn hai năm, giữ ông ở lại Man City hơn một thập kỷ.
Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Theo nhà phân tích Apple Jeff Pu cho biết, iPhone 17 Air sẽ mỏng hơn iPhone 6 và trở thành chiếc iPhone mỏng nhất từ trước đến nay của
Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và thăm chính Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thành công tốt đẹp.
'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 22/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu, Hoa hậu Đỗ Thị Hà xinh đẹp, ngọt ngào trong tà áo dài, người đẹp Lý Nhã Kỳ ngày càng gợi cảm.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động