Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar. (Nguồn: Business Today) |
Times of India trích lời ông nhấn mạnh: “Các quốc gia cần có sự kiềm chế nhất định. Là những nước có chủ quyền, chúng ta không nên can thiệp vào vấn đề nội bộ của nhau. Chúng ta không nên đưa ra những bình luận về đời sống chính trị của nhau".
Tin liên quan |
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN |
Theo Ngoại trưởng Jaishankar, phải tuân thủ một số nghi thức, quy ước và thông lệ nhất định trong quan hệ quốc tế và bất kỳ quốc gia nào bình luận về chính trị của Ấn Độ sẽ nhận được phản hồi rất mạnh mẽ từ New Delhi.
Ông nói: “Chúng tôi chân thành kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới bằng mọi cách có quan điểm của mình về thế giới, nhưng không nước nào có quyền bình luận về chính trị của nước khác, đặc biệt là trong những tình huống như thế này”.
Tình huống mà nhà ngoại giao đề cập là sự kiện gần đây, các đặc phái viên Mỹ và Đức đã đưa ra bình luận về việc Thủ hiến Delhi Arvind Kejriwal bị Tổng cục Thực thi pháp luật Ấn Độ bắt giữ. New Delhi đã phản đối rất rõ ràng đối với những tuyên bố như vậy.
Cùng ngày, Hindustan Times đưa tin, tại Hội nghị Chỉ huy lục quân Ấn Độ, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Rajnath Singh nhận định, tình hình toàn cầu phức tạp ảnh hưởng đến tất cả mọi người.
Ông nêu rõ: “Chiến tranh không theo quy ước và bất đối xứng, bao gồm cả chiến tranh hỗn hợp, sẽ là một phần của các cuộc xung đột thông thường trong tương lai. Mạng, thông tin, truyền thông, thương mại và tài chính đều trở thành yếu tố không thể tách rời của các cuộc xung đột đó".
Người đứng đầu ngành quốc phòng Ấn Độ nhấn mạnh, các lực lượng vũ trang sẽ phải cân nhắc tất cả những khía cạnh này trong khi lập kế hoạch và xây dựng chiến lược.
Liên quan vấn đề biên giới, Bộ trưởng Singh cho biết, các cuộc đàm phán giữa Ấn Độ với Trung Quốc nhằm tìm ra giải pháp hòa bình cho các vấn đề còn tồn đọng dọc theo Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC) ở Đông Ladakh sẽ vẫn tiếp tục, với việc thúc đẩy mục tiêu rút quân và giảm leo thang.
Tại hội nghị, ông Singh đã cân nhắc tất cả các khía cạnh của kịch bản an ninh hiện tại, tình hình dọc biên giới và trong nội địa cũng như những thách thức đối với bộ máy an ninh.
| Tin thế giới 2/4: Nước châu Á 'ra đòn' nhằm vào Nga, Belarus tuyên bố chuẩn bị cho chiến tranh, HĐBA họp khẩn vụ Đại sứ quán Iran bị tấn công Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày. |
| Ấn Độ-Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ, Mỹ tuyên bố quan điểm Trung Quốc tuyên bố Arunachal Pradesh là một phần của miền Nam Tây Tạng. New Delhi bác bỏ tuyên bố này, nói rằng vùng lãnh ... |
| Động đất lớn nhất trong 25 năm ở ngoài khơi đảo Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản phát cảnh báo sóng thần và sơ tán khẩn Ngày 3/4, Nhật Bản và đảo Đài Loan (Trung Quốc) đều thông báo về trận động đất có cường độ mạnh từ 7,2-7,5 độ richter ... |
| Ấn Độ nói không bao giờ thỏa hiệp về an ninh biên giới với Trung Quốc Ngày 27/3, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai quân theo thỏa thuận tại biên giới ... |
| NATO thay đổi lớn, muốn huy động 100 tỷ Euro để vũ trang Ukraine, tính kế đề phòng nếu ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ? Ngày 2/4, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đề xuất thành lập một quỹ 100 tỷ Euro ... |