TIN LIÊN QUAN | |
Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích Mỹ khi chấm dứt cơ chế ưu đãi thương mại | |
Mỹ dự định chấm dứt ưu đãi thương mại đối với Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ |
Mới đây, văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ thông báo, nước này có ý định chấm dứt quy chế thương mại ưu đãi đối với Ấn Độ. Thông báo của văn phòng trên nêu rõ: "Mỹ có ý định chấm dứt việc liệt kê Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ là các quốc gia đang phát triển hưởng lợi trong khuôn khổ hệ thống thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP), bởi hai nước này không còn tuân thủ các điều kiện đặt ra”.
Ấn Độ là quốc gia được thụ hưởng chương trình GSP lớn nhất thế giới. Chương trình được thành lập từ năm 1976, đặt ra mức thuế bằng 0 đối với một số hàng hóa nhất định dành cho 120 quốc gia đang phát triển. Mục đích của chương trình này là để thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế giữa Mỹ và các quốc gia đang phát triển.
Tại Ấn Độ, GSP chiếm khoảng 5,6 tỷ USD xuất khẩu của nước này sang Mỹ. Năm 2017, xuất khẩu GSP hàng đầu của Ấn Độ sang Mỹ bao gồm các bộ phận xe cơ giới, hợp kim sắt, trang sức kim loại quý, đá xây dựng và dây cáp.
Ông Trump cho biết đã loại bỏ Ấn Độ khỏi chương trình GSP. (Nguồn: CNN) |
Tại sao Mỹ chấm dứt thỏa thuận?
Trong một lá thư gửi Quốc hội Mỹ, ông Trump cho biết đã loại bỏ Ấn Độ khỏi chương trình GSP vì ông không hài lòng với phản ứng của nước này về sự nỗ lực của Mỹ nhằm mở cửa thị trường Ấn Độ cho các công ty Mỹ.
Trước đó, tổng thống Mỹ đã cam kết giảm thâm hụt thương mại và nhiều lần chỉ trích Ấn Độ về mức thuế cao. Ông Trump cũng không giấu giếm sự coi thường của mình đối với những gì ông cho là hành vi thương mại không công bằng, ông công khai gọi Ấn Độ là “vua thuế quan”.
Trọng tâm của tranh chấp giữa Mỹ và Ấn Độ là vấn đề về nông sản và vật tư y tế. Mặc dù Ấn Độ đã đồng ý mở cửa thị trường cho một loạt các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, nhưng thị trường cũng sẽ không “nhúc nhích” bởi Ấn Độ cho rằng họ có trách nhiệm giữ giá thấp để công dân có thể mua được. Hay Liên đoàn các nhà sản xuất sữa quốc gia và Hội đồng xuất khẩu sữa Mỹ đều “phàn nàn” về việc tiếp cận thị trường Ấn Độ còn hạn chế đối với các sản phẩm nông nghiệp. Trong khi Hiệp hội công nghệ y tế tiên tiến Mỹ lại đau đầu vấn đề giới hạn giá.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng lo lắng về các chính sách thương mại điện tử và dữ liệu địa phương của Ấn Độ. New Delhi coi đó là vấn đề chủ quyền nhưng Washington lại thấy nó cản trở sự phát triển của các công ty như Amazon và Walmart - những doanh nghiệp lớn của Mỹ đang hoạt động tại Ấn Độ.
Tiếp theo, vào thời điểm chương trình GSP thành lập, Ấn Độ ở mức tăng trưởng thấp nhưng đến nay, Ấn Độ đã trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới, cạnh tranh với Vương quốc Anh.
Theo các nhà phân tích kinh tế, đây là lý do lớn nhất khiến chính quyền Tổng thống Trump cho rằng mọi thứ cần phải thay đổi. Các quốc gia không còn là quốc gia đang phát triển không nên tiếp tục nhận được quyền ưu đãi đặc biệt từ Mỹ để giúp họ phát triển - đặc biệt nếu họ không cung cấp quyền tiếp cận qua lại công bằng.
Sự đáp trả của Ấn Độ
Nếu Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ với việc ông Trump lên tiếng về mối quan hệ thương mại giữa Washington và Bắc Kinh thì các quan chức Ấn Độ lại bác bỏ động thái của Nhà Trắng.
Bộ trưởng Bộ Thương mại Ấn Độ Anup Wadhawan cho rằng, việc chấm dứt chính thức sự tham gia của Ấn Độ vào GSP sẽ không xảy ra trong 60 ngày, nhưng có rất ít mong muốn ở cả hai phía để mở lại các cuộc đàm phán về vấn đề này.
Mặc dù Ấn Độ đã nỗ lực xoa dịu Mỹ nhưng họ không thể chấp nhận tất cả các yêu cầu của Tổng thống Trump. (Nguồn: BCC) |
Ông Anup Wadhawan cho biết, tổng lợi ích của GSP lên tới khoảng 190 triệu USD trên tổng xuất khẩu 5,6 tỷ USD giữa hai quốc gia. Tỷ lệ xuất khẩu của Ấn Độ thuộc chương trình GSP đã giảm từ 30% trong năm 2012 xuống chỉ còn hơn 10% vào năm nay.
Ngược lại, xuất khẩu của Mỹ sang Ấn Độ đã tăng 28% trong năm 2018, gấp hơn 2,5 lần so với xuất khẩu của Ấn Độ sang Mỹ.
Quan chức nước này nói thêm, mặc dù Ấn Độ đã nỗ lực xoa dịu Mỹ bằng cách đưa ra hàng loạt những ưu đãi về các vấn đề Mỹ quan tâm, nhưng họ không thể chấp nhận tất cả các yêu cầu của Tổng thống Donald Trump.
Liệu động thái này của chính quyền Tổng thống Trump đã nhắm Ấn Độ vào những căng thẳng thương mại mới như những gì Mỹ đã từng làm để thúc đẩy một cuộc chiến thương mại gây thiệt hại giữa Washington và Bắc Kinh?
Trước đó, Mỹ cũng đã áp thuế đối với hàng nhập khẩu thép và nhôm từ các nước trên thế giới. Năm ngoái, Ấn Độ đã trả đũa bằng cách tăng thuế nhập khẩu đối với một loạt hàng hóa của Mỹ xuất sang Ấn Độ. Và hiện tại, nước này cũng đang xem xét liệu họ có áp dụng thuế quan trả đũa hay không.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kết thúc: Đừng vội hy vọng! Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có vẻ đang tiến gần đến đích trong một thỏa thuận thương mại có thể được ký ... |
Trung Quốc thà chịu thuế còn hơn nhượng bộ Mỹ Theo nhiều chuyên gia về thương mại, Trung Quốc sẽ chấp nhận các nhượng bộ đưa ra trong thỏa thuận thương mại với Mỹ nhằm ... |
Ông Trump và ông Tập có thể gặp nhau vào ngày 27/3 để chấm dứt chiến tranh thương mại Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có thể gặp nhau vào cuối tháng này để kết thúc ... |