An sinh xã hội cho nhóm dễ bị tổn thương: Bước đi vững chắc

ThS. PHẠM ĐẠI ĐỒNG
Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Bảo đảm an sinh xã hội, trợ giúp xã hội là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa chính trị, xã hội, kinh tế sâu sắc, đồng thời là nền tảng góp phần thực hiện công bằng xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
An sinh xã hội cho nhóm dễ bị tổn thương: Bước đi vững chắc
Hợp tác xã Vụn Art là nơi những người khuyết tật ngày ngày miệt mài "thổi hồn" vào những mảnh lụa vụn để tạo thành những sản phẩm độc đáo trang trí lên áo, túi, ghép tranh. (Nguồn: TTXVN)

Trong năm 2022, việc bảo đảm quyền của nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là đối với người cao tuổi, người khuyết tật và các đối tượng bảo trợ xã hội đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận.

Nâng cao đời sống của các đối tượng bảo trợ xã hội

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật chăm lo đời sống cho người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn; bảo đảm thực thi quyền an sinh xã hội của khoảng 12 triệu người cao tuổi (12% dân số), 7,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên (7,2% dân số) và 3,3 triệu đối tượng bảo trợ xã hội; góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Nhìn lại năm 2022, công tác bảo trợ xã hội đạt được những thành tựu nổi bật, đáng ghi nhận.

Thứ nhất, bảo đảm người cao tuổi, người khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Thực hiện đồng bộ chính sách, pháp luật trợ giúp xã hội từ Trung ương đến địa phương, người cao tuổi, người khuyết tật có thể tham gia giao thông công cộng, các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng; tiếp cận công trình xây dựng, công nghệ thông tin và truyền thông; đượctrợ giúp pháp lý; phát huy vai trò người cao tuổi...

Đến nay, 95% người cao tuổi được cấp thẻ BHYT, 32% người cao tuổi được lập hồ sơ quản lý theo dõi sức khỏe ban đầu; 35% người cao tuổi ở nông thôn và 70% người cao tuổi ở thành thị tham gia các hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên; 100% người cao tuổi khi tham gia giao thông công cộng được miễn giảm giá vé; cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho trên 1,5 triệu người khuyết tật; 50 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; 100% bệnh viện đa khoa trung ương, tỉnh có khoa phục hồi chức năng (PHCN), 90% bệnh viên đa khoa và 40% bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh có khoa PHCN, 95% trạm y tế có phân công cán bộ theo dõi công tác phục hồi chức năng và người khuyết tật.

Thứ hai, đời sống người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội được nâng cao. Đến nay, đã có trên 3 triệu người khuyết tật được cấp giấy xác nhận; gần 1,9 triệu người cao tuổi và 1,1 triệu người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; khoảng 20.000 người cao tuổi, người khuyết tật đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp xã hội với mức tối thiểu là 360.000 đồng/người/tháng. Các đối tượng thuộc diện được trợ giúp xã hội đều được cấp thẻ BHYT, khi qua đời được hỗ trợ chi phí mai táng. Đặc biệt, một số tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Hà Giang đã nâng mức trợ cấp xã hội cao hơn mức qui định của Chính phủ; mở rộng đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội là người cao tuổi, trẻ em sống ở vùng núi, hải đảo.

Ngân sách Nhà nước đã bố trí nguồn lực phù hợp, bảo đảm thực hiện chính sách an sinh xã hội. Chủ động rà soát, đánh giá tình hình đời sống nhân dân nhất là số hộ, số khẩu có nguy cơ thiếu đói để kịp thời hỗ trợ, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán.

Thứ ba, người cao tuổi, người khuyết tật được nuôi dưỡng, chăm sóc trong điều kiện bảo đảm. Trong năm qua, các Bộ ngành, địa phương đã tập trung phát triển các cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ chăm sóc, phục hồi chức năng chongười cao tuổi, người khuyết tật.

Đến nay, cả nước đã thành lập được 425 cơ sở trợ giúp xã hội (196 cơ sở công lập và 229 cơ sở ngoài công lập). Trong đó, có 86 cơ sở chăm sóc người cao tuổi, 67 cơ sở chăm sóc người khuyết tật. Ngoài ra, còn có hàng trăm cơ sở tổng hợp chăm sóc, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật với công suất phục vụ khoảng 20.000 đối tượng. Mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội đều đáp ứng tiêu chuẩn về nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe; phục hồi chức năng; lao động và dạy nghề; bảo đảm các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa.

Thứ tư, người cao tuổi và người khuyết tật được tạo điều kiện học nghề, hướng nghiệp, tạo tiền đề quan trọng giúp họ có thể tự nuôi sống bản thân, không phụ thuộc, đặc biệt là về kinh tế. Việc đào tạo nghề, tổ chức vay vốn hỗ trợ người khuyết tật được các Bộ, ngành và địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Hiện nay, gần 20 tỉnh, thành phố đã có trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, 107 cơ sở giáo dục chuyên biệt với 4.110 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật; cả nước có 1.130 cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tổ chức đào tạo nghề cho người khuyết tật, trong đó có 744 cơ sở công lập, 386 cơ sở tư thục. Trong số các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề cho người khuyết tật có 225 cơ sở dạy nghề chuyên biệt. Tổng số giáo viên tham gia dạy nghề cho người khuyết tật là 3.359 giáo viên, đào tạo cho khoảng 19.000 người khuyết tật/năm.

Thứ năm, Đề án "Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2030" được đẩy mạnh triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Đến nay, bước đầu đã xây dựng được cơ sở dữ liệu về trợ giúp xã hội, người có công, giảm nghèo, BHXH, BHYT, trong đó có hợp phần cơ sở dữ liệu trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật là cơ sở để đề xuất chính sách trợ giúp phù hợp với tình hìn phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

Trong năm qua, với sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện đồng bộ của các cấp chính quyền, công tác bảo đảm quyền của người cao tuổi, người khuyết tật và các đối tượng bảo trợ đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận; các chương trình, chính sách an sinh xã hội, trợ giúp xã hội đã có kết quả tốt. 100%người cao tuổi, người khuyết tật, người yếu thế đủ điều kiện hưởng chính sách trợ giúp xã hội, được tiếp cận tốt hơn các nguồn lực kinh tế và các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, nước sạch, trợ giúp pháp lý…

Đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, người yếu thế được cải thiện, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân và sự ổn định chính trị-xã hội. Nhờ đó, Việt Nam được Liên hợp quốc công nhận là quốc gia đi đầu trong việc thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ.

Đến nay, cả nước đã thành lập được 425 cơ sở trợ giúp xã hội (196 cơ sở công lập và 229 cơ sở ngoài công lập). Trong đó, có 86 cơ sở chăm sóc người cao tuổi, 67 cơ sở chăm sóc người khuyết tật. Ngoài ra, còn có hàng trăm cơ sở tổng hợp chăm sóc, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật với công suất phục vụ khoảng 20.000 đối tượng. Mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội đều đáp ứng tiêu chuẩn về nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe; phục hồi chức năng; lao động và dạy nghề; bảo đảm các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa.

Mở rộng diện bao phủ chính sách an sinh xã hội, trợ giúp xã hội

Với những kết quả đạt được, tuy nhiên, công tác bảo đảm quyền của người cao tuổi, người khuyết tật và các đối tượng bảo trợ xã hội vẫn còn một số khó khăn, hạn chế.

Đời sống người cao tuổi, người khuyết tật còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao so với tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước. Mức trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi, người khuyết tật còn thấp, bằng khoảng 30% so với chuẩn nghèo thành thịvà 40% chuẩn nghèo nông thôn.

Cơ sở vật chất tại các cơ sở trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật còn thiếu thốn, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, nhất là trang thiết bị y tế phục hồi chức năng cho người khuyết tật,các dịch vụ trị liệu tâm lý; số lượng người cao tuổi, người khuyết tật được chăm sóc trong các cơ sở trợ giúp xã hội còn ít; công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh ban đầu cho người cao tuổi, người khuyết tật còn nhiều bất cập, một số dụng cụ, thiết bị trợ giúp người khuyết tật(máy trợ thính, chân, tay giả) chưa được BHYT chi trả…

Rào cản về tiếp cận giao thông, đi lại cho người khuyết tật là một trong những vấn đề khó khắc phục, nhất là ở khu vực đô thị, khó bảo đảm lộ trình tiếp cận giao thông, công trình công cộng theo qui định của Luật người khuyết tật.

Nhiều địa phương khó khăn trong việc thực hiện chính sách giảm giá vé thăm quan, di tích, danh lam thắng cảnh, du lịch đối với người cao tuổi, người khuyết tật tại các cơ sở do tư nhân đầu tư, quản lý; hoạt động của Hội người cao tuổi,người khuyết tậtở nhiều nơi còn hạn chế; Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi tại cơ sở còn khó khăn trong việc huy động.

Còn bộ phận người cao tuổi, người khuyết tật khó tiếp cận các hoạt động văn hóa, giải trí, thể dục thể thao ở cơ sở. Số lượng người cao tuổi, người khuyết tật tiếp cận sử dụng Internet thấp, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi.

Trong thời giantới,để đạt được mục tiêu tổng quát là tiếp tục từng bước mở rộng diện bao phủ chính sách an sinh xã hội, trợ giúp xã hội, bảo đảm các đối tượng yếu thế ổn định cuộc sống;đổi mới cơ chế quản lý, huy động nguồn lực cho thực thi chính sách, cần tập trung thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cơ bản sau:

Một là, tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật, các chương trình, đề áncó liên quan trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi, người khuyết tật; có chính sách đột phá để tăng cường khả năng tiếp cận giao thông, công trình xây dựng, giáo dục, y tế; giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm, tạo sinh kế ổn định, tự chủ đối vớingười khuyết tật.

Nghiên cứu, đánh giá, xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Người cao tuổi theo hướng phát huy vai trò người cao tuổi, phù hợp với điều kiện và tình hình mới, nhất là vấn đề già hóa dân số trong giai đoạn tới và các khuyến nghị của Liên hợp quốc.

Nghiên cứu, đánh giá, xây dựng dự án đề xuất Luật sửa đổi, bổ sung Luật Người khuyết tật sửa đổi, bổ sung để có thể thể chế hiệu quả và đầy đủ hơn Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (CRPD) nhằm bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của người khuyết tật.

Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện tốt các qui định của Luật Người cao tuổi, Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021, Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021-2030, Quyết định số 1190/CT-TTg ngày 5/8/2020 phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030…; phối hợp, triển khai thực hiện mục tiêu 100% người cao tuổi, người khuyết tật được cấp thẻ BHYT; xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực thực hiện Công ước của LHQ về quyền của người khuyết tật; xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai và giám sát thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 1/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Công tác người khuyết tật.

Ba là, xây dựng qui hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội, bệnh viện, trung tâm chỉnh hình phục hồi chức năng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Quan tâm nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở bảo đảm đủ điều kiện trợ giúp cho người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, bảo đảm tiếp nhận đối tượng khẩn cấp tại cơ sở; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức và người lao động của các cơ sở trợ giúp xã hội đạt cơ cấu, định mức và tiêu chuẩn nghiệp vụ theo qui định.

Bốn là, triển khai Đề án “Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về trợ giúp xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách”, trong đó có dữ liệu liên quan đến người cao tuổi, người khuyết tật.Nghiên cứu, hoàn thiện khung pháp lý về cơ sở dữ liệu;đánh giá, mở rộng phạm vi thí điểm tại các tỉnh; hoàn thiện cơ sở dữ liệu bảo trợ xã hội theo hướng phân cấp gắn với cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Nỗ lực vì mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội

Nỗ lực vì mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội

Nhằm góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Trà Vinh luôn ...

Đề xuất hưởng lương hưu cho người lao động bị nợ tiền bảo hiểm xã hội

Đề xuất hưởng lương hưu cho người lao động bị nợ tiền bảo hiểm xã hội

Người lao động đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu và có thời gian thực đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 20 năm ...

Phong trào 'Tết nhân ái' 2023: Chăm lo cho người dễ bị tổn thương được vui Xuân, đón Tết

Phong trào 'Tết nhân ái' 2023: Chăm lo cho người dễ bị tổn thương được vui Xuân, đón Tết

Ngày 10/11, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tổ chức họp báo giới thiệu về Chương trình “Sức mạnh nhân đạo” 2022 ...

Việt Nam gia nhập Hiệp ước Marrakesh

Việt Nam gia nhập Hiệp ước Marrakesh

Ngày 6/12, tại trụ sở Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng ...

Liên hợp quốc kêu gọi đóng góp tài chính cho quỹ cứu giúp người khuyết tật, người già, phụ nữ và trẻ em gái

Liên hợp quốc kêu gọi đóng góp tài chính cho quỹ cứu giúp người khuyết tật, người già, phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 9/12, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi cộng đồng quốc tế đóng góp khoảng 1 tỷ USD cho Quỹ ứng ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Việc phát triển các khu công nghiệp thời gian qua đã bộc lộ một số 'điểm nghẽn', hạn chế, đòi hỏi cần phải có chính sách và hành động để ...
Vì sao những kẻ khủng bố nhà hát Crocus được tìm ra nhanh chóng?

Vì sao những kẻ khủng bố nhà hát Crocus được tìm ra nhanh chóng?

Những kẻ khủng bố nhà hát Crocus đã nhanh chóng bị cảnh sát Nga bắt giữ bởi những hình ảnh ghi lại từ camera giám sát.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 3-4/4/2024 theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Indonesia

Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Indonesia

Nhân dịp ông Prabowo Subianto được bầu làm Tổng thống Indonesia, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi điện chúc mừng.
Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Chiều 28/3, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã bình luận về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga ...
Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Các nước ASEAN đã có những kế hoạch, lộ trình cụ thể để hiện thực hóa Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy công tác xã hội hướng tới Cộng đồng ASEAN.
Việt Nam có phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam có phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Phát biểu chung này thể hiện đóng góp thực chất, trách nhiệm, có tính chất thời sự của Việt Nam vào công việc của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên WildAct và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng 'Người giữ rừng Chư Yang Sin'.
Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.
Ngày Bắc Âu 2024: Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Ngày Bắc Âu 2024: Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.
Việt Nam đề cao vai trò của phụ nữ và thanh niên trong ngăn ngừa xung đột

Việt Nam đề cao vai trò của phụ nữ và thanh niên trong ngăn ngừa xung đột

Đại diện Việt Nam cam kết tiếp tục tăng cường sự tham gia, đóng góp của phụ nữ Việt Nam vào các hoạt động gìn giữ hoà bình LHQ.
Đại sứ Na Uy tại Việt Nam: Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Đại sứ Na Uy tại Việt Nam: Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm khi là một nữ Đại sứ.
Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.
Chuyển đổi số phục vụ người dân

Chuyển đổi số phục vụ người dân

Mục đích cuối cùng của chuyển đổi số là phục vụ con người, trên tinh thần lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực phát triển.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam cam kết ở cấp cao đối với bảo đảm bình đẳng giới

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam cam kết ở cấp cao đối với bảo đảm bình đẳng giới

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã chia sẻ với cộng đồng quốc tế 4 đề xuất nhằm đẩy nhanh mục tiêu bình đẳng giới và các quyền của phụ nữ.
Tôn giáo Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường

Tôn giáo Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường đòi hỏi có sự chung tay của các quốc gia, các địa phương, các giai tầng xã hội, trong đó có đồng bào và các tổ chức tôn giáo.
UN Women - ‘Bạn đồng hành’ cùng Việt Nam kiến tạo đổi thay

UN Women - ‘Bạn đồng hành’ cùng Việt Nam kiến tạo đổi thay

Với phương pháp tiếp cận đa chiều, UN Women nhấn mạnh cam kết trong việc tạo ra một xã hội Việt Nam bình đẳng và bao trùm hơn.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Australia nỗ lực khẳng định tên tuổi của thể thao nữ

Australia nỗ lực khẳng định tên tuổi của thể thao nữ

Sự phát triển của thể thao nữ không chỉ góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế quốc gia, mà còn giúp tạo dựng vị thế đất nước trên trường quốc tế.
Rồng trong tâm thức người Việt

Rồng trong tâm thức người Việt

Trong 12 con giáp, Rồng là con vật duy nhất không có trong đời thực mà được hình thành bởi trí tưởng tượng của con người.
Tây Ban Nha: Chính phủ mới hướng về nữ quyền

Tây Ban Nha: Chính phủ mới hướng về nữ quyền

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez nhấn mạnh điều đó trong phát biểu tại họp báo công bố nội các mới ngày 20/11.
Mỹ 'thay đổi căn bản' cách tiếp cận và tài trợ cho nghiên cứu sức khỏe phụ nữ

Mỹ 'thay đổi căn bản' cách tiếp cận và tài trợ cho nghiên cứu sức khỏe phụ nữ

Mặc dù chiếm số lượng đông, nhưng phụ nữ Mỹ vẫn chưa được quan tâm đúng mức và không có nhiều các nghiên cứu về sức khỏe trong thời gian dài.
Phiên bản di động