Ảnh ấn tượng tuần (3-9/10): Vũ khí Nga bị phá hủy ở Ukraine, cháy cầu dữ dội tại Crimea, châu Âu thành lập EPC, Moscow phản ứng ‘gắt’
Dương Liễu
07:51 | 10/10/2022
Xung đột Nga-Ukraine, cầu trọng yếu ở Crimea bốc cháy ngùn ngụt, Mỹ-Hàn-Nhật tập trận, châu Âu thành lập EPC, Tổng thống Biden thị sát Florida sau siêu bão Ian… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, The Guardian, Reuters, The Atlantic… tổng hợp.
Tổng thống Mỹ Joe Biden nói chuyện với người dân bị ảnh hưởng bởi siêu bão Ian ở bãi biển Fort Myers, Florida, khi ông đi thị sát khu vực này vào ngày 5/10. Ian được đánh giá là 1 trong 10 cơn bão có sức tàn phá lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, gây thiệt hại ước tính 70-120 tỷ USD. (Nguồn: AP)
Người dân chào đón Vua Charles của Anh tại một buổi lễ chính thức công nhận Dunfermline là một thành phố, ở Dunfermline, Scotland, ngày 3/10. (Nguồn: Reuters)
Thủ tướng Anh Liz Truss và phu quân Hugh O'Learyat, sánh đôi tại hội nghị thường niên của đảng Bảo thủ ở Birmingham, Anh, ngày 5/10. (Nguồn: Reuters)
Các nhà lãnh đạo của 44 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Âu chụp ảnh chung tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC), diễn ra tại Prague, Czech, ngày 6/10. Giới phân tích và truyền thông châu Âu mô tả, EPC như là Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) nhưng không có Nga và là đối trọng lớn của Nga tại khu vực. Với Moscow, ý tưởng thành lập EPC được coi là một ý tưởng có chủ ý đối đầu và chia rẽ. (Nguồn: AP)
Người phụ nữ đứng cạnh một tòa nhà bị hư hại sau một cuộc giao tranh giữa quân đội Nga và Ukraine ở Kramatorsk, Ukraine, ngày 4/10. (Nguồn: AP)
Hình ảnh cho thấy xe tăng và xe bọc thép của Nga bị phá hủy tại thị trấn Lyman, vùng Donetsk, Ukraine, ngày 5/10. (Nguồn: Reuters)
Binh sĩ dự bị của Nga mới được điều động bắn súng phóng lựu (RPG) trong buổi huấn luyện tại một địa điểm ở vùng Donetsk, Ukraine do Nga kiểm soát, ngày 4/10. (Nguồn: Reuters)
Một phần tên lửa của Nga nhô lên khỏi mặt đất trong một khu rừng gần làng Oleksandrivka, Ukraine, ngày 6/10. (Nguồn: AP)
Đám cháy bùng phát trên cầu Kerch ở eo biển Kerch, Crimea, ngày 8/10. Cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin ban hành sắc lệnh yêu cầu Cơ quan an ninh LB Nga (FSB) tăng cường an ninh cho "hành lang vận tải qua eo biển Kerch". (Nguồn: ANI)
Tàu ngầm Mỹ USS Annapolis (phía trước), tàu sân bay Ronald Reagan của Mỹ (ở giữa) cùng các tàu chiến của Hàn Quốc và Nhật Bản trong cuộc tập trận chống tàu ngầm ba bên kết hợp ngoài khơi bán đảo Triều Tiên, ngày 30/9. (Nguồn: Getty)
Bức ảnh do Bộ Quốc phòng Hàn Quốc công bố ngày 4/10 cho thấy các máy bay chiến đấu của nước này và Mỹ tham gia cuộc tập trận chung. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Hàn Quốc/Yonhap)
Binh sĩ Israel triển khai lực lượng chiến đấu sau cuộc biểu tình của người Palestine tại làng Kafr Qaddum ở Bờ Tây bị chiếm đóng. (Nguồn: Getty)
Những người ủng hộ cựu Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva vui mừng khi kết quả kiểm phiếu vòng 1 cuộc bầu cử tổng thống được công bố ở Sao Paulo, Brazil, ngày 2/10. Tại vòng một, ông Lula da Silva thu hút được nhiều phiếu ủng hộ nhất với 48,4%, tiếp đến là đương kim Tổng thống Bolsonaro với 43,2%. Tuy nhiên, do không ứng cử viên nào thu được từ 50% số phiếu bầu trở lên theo quy định nên cả hai sẽ phải tiếp tục đối đầu tại vòng hai. (Nguồn: Getty)
Người đàn ông chạy qua hàng rào chắn trên đường đang bốc cháy trong cuộc biểu tình chống chính phủ và giá nhiên liệu tăng, ở Port-au-Prince, Haiti, ngày 3/10. (Nguồn: Reuters)
Nhân viên cứu hộ khiêng quan tài chứa thi thể nạn nhân bên ngoài bệnh viện sau vụ thảm sát tại trường mầm non ở thị trấn Uthai Sawan thuộc tỉnh Nong Bua Lam Phu cách Bangkok (Thái Lan) khoảng 500 km về phía Đông Bắc, ngày 6/10. Đã có tới 38 người thiệt mạng, trong đó có 24 trẻ em. (Nguồn: Reuters)
Nhà di truyền học người Thụy Điển Svante Paabo, người đã giành giải Nobel Y sinh năm 2022 vì những phát hiện mang tính đột phá của ông về sự tiến hóa của con người, cười vui vẻ khi bị đồng nghiệp ném xuống nước tại Viện nhân chủng học Max-Planck ở Leipzig, Đức, ngày 3/10. (Nguồn: Reuters)
Từ trái sang, phi hành gia Anna Kikina (người Nga), các phi hành gia thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) Josh Cassada và Nicole Mann và phi hành gia Nhật Bản Koichi Wakata trước khi vào tàu vũ trụ Crew-5 của SpaceX để được phóng lên không gian từ Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida, Mỹ, ngày 5/10. Mann trở thành phụ nữ Mỹ bản địa đầu tiên du hành vũ trụ và Kikina là người Nga đầu tiên tham gia sứ mệnh SpaceX. (Nguồn: Getty)
Những người đàn ông Do Thái cực đoan chính thống mua gà để thực hiện nghi lễ Kaparot ở Bnei Brak, gần Tel Aviv, Israel, ngày 3/10. Họ tin rằng nghi lễ này sẽ chuyển tội lỗi của một người trong năm qua vào con gà. (Nguồn: AP)
Giáo viên phơi sách ướt do lũ lụt tại một trường học bị thiệt hại nặng nề bởi siêu bão Ian ở La Coloma, Cuba, ngày 5/10. (Nguồn: AP)
Khách tham quan đưa tay về phía mô hình mặt trăng được trưng bày tại triển lãm nghệ thuật hàng không vũ trụ ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 2/10. (Nguồn: Getty)
Hình ảnh xếp tháp người trong cuộc thi Concurs de Castells, một hoạt động truyền thống tại các lễ hội ở Catalonia, Tarragona, Tây Ban Nha. (Nguồn: Getty)
Người phụ nữ được tạo hình theo nghi thức truyền thống tại lễ rước đền Jui Tui trong lễ hội ăn chay, tại thị trấn Phuket, Thái Lan, ngày 2/10. Lễ hội này được các tín đồ Đạo giáo thuộc cộng đồng Thái-Hoa ở địa phương tổ chức vào tháng 9 Âm lịch hằng năm. (Nguồn: Reuters)
Nghệ sĩ luyện tập tiết mục phun lửa ở hậu trường trước buổi biểu diễn trong lễ hội Dussehra ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 5/10. (Nguồn: AP)
Hình ảnh Tháp Katara mới ở thành phố biển Lusail của Qatar, ngày 1/10, trước thềm Giải vô địch bóng đá thế giới Qatar 2022. 50 ngày trước khi World Cup 2022 khai mạc ở Qatar, giới chức và người dân nước này đang gấp rút hoàn thành các công trình, sẵn sàng đón hàng triệu du khách trên khắp thế giới về tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. (Nguồn: Getty)
Hai người đàn ông tập đấm bốc trên đường đi dạo Sea Point vào lúc hoàng hôn ở Cape Town, Nam Phi, ngày 3/10. (Nguồn: Reuters)
Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".