Bốn ngành chế tạo chủ chốt của Anh – gồm ô tô, công nghệ, y tế và hàng tiêu dùng – sẽ thiệt hại 17 tỷ Bảng (23 tỷ USD) kim ngạch xuất khẩu hàng năm nếu quan hệ thương mại giữa nước này và EU được áp dụng theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) như trước đây.
Khi là thành viên EU, Anh được hưởng quy chế miễn thuế khi xuất khẩu sang thị trường gồm hơn 500 triệu dân của EU. (Nguồn: Getty Images) |
Theo nghiên cứu trên, trong khi thị trường EU chiếm tới 49% kim ngạch xuất khẩu của 4 ngành chế tạo chủ chốt trên ở Anh, thì “xứ sở sương mù” chỉ nhập khẩu 9% kim ngạch hàng hóa của các ngành trên từ EU.
Khi là thành viên EU, Anh được hưởng quy chế miễn thuế khi xuất khẩu sang thị trường gồm hơn 500 triệu dân của EU. Một số thành viên lãnh đạo của đảng Bảo thủ tuần trước cho rằng Anh sẽ dừng tham gia đàm phán Brexit với EU nếu đến dịp lễ Giáng sinh năm nay mà không đạt được tiến bộ cụ thể.
Baker McKenzie cho hay, nếu Anh không đạt được một thỏa thuận thương mại với EU thì nước này có thể phải bù đắp những thiệt hại (dự kiến) bằng việc tăng cường hoạt động trao đổi thương mại với các nước khác. Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, là các đối tác thương mại quan trọng với Anh, sau đó là Nhật Bản, Canada và Hàn Quốc.
Theo ước tính, Anh sẽ phải tăng kim ngạch xuất khẩu sang các nước trên thêm 60% để bù đắp mức thiệt hại liên quan tới xuất khẩu sang EU khi được áp dụng theo các quy định của WTO. Để đạt được mục tiêu này, Anh cần phải đàm phán một loạt thỏa thuận thương mại song chưa thể khởi động tiến trình đó nếu còn là thành viên EU.