TIN LIÊN QUAN | |
Tuần lễ An ninh lương thực chính thức khởi động | |
Đẩy mạnh công tác chuẩn bị cho Tuần lễ Cấp cao APEC và Hội nghị SOM 3 |
Phát biểu tại Nhóm công tác ATCWG, ông Trần Kim Long – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhấn mạnh: “Hợp tác và tập hợp các nguồn lực của các nền kinh tế trong khu vực có vai trò nòng cốt trong việc đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế trong khu vực”.
Cuộc họp của nhóm xoay quanh vấn đề tăng cường các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, ứng phó với các thách thức an ninh lương thực, thúc đẩy phát triển nhiên liệu sinh học bền vững, ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu, tăng cường năng lực thích ứng và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào toàn bộ chuỗi sản xuất nông nghiệp….
Cuộc họp Nhóm công tác HLPDAB tập trung trao đổi về các nội dung: Thúc đẩy áp dụng và chia sẻ kinh nghiệm áp dụng mô hình hợp tác công tư nhằm thu hút đầu tư vốn và khoa học công nghệ vào phát triển nghiên cứu công nghệ sinh học trong sản xuất nông thủy sản; Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về công nghệ sinh học nông nghiệp thông qua hợp tác trong khu vực APEC; Vai trò của công nghệ sinh học nông nghiệp trong ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững; Ứng dụng công nghệ mới trong đánh giá an toàn sinh học.
Cũng trong ngày 20/8 đã diễn ra 4 Hội thảo chuyên đề. Hội thảo kỹ thuật về “Xây dựng hệ thống sản xuất và tiêu thụ nông sản thích ứng – Tiếp cận liên ngành sử dụng thông tin khí hậu phục vụ an ninh lương bền vững”. Qua 3 ngày, Hội thảo đã có 25 bài phát biểu, trình bày về việc sử dụng các thông tin về thời tiết, khí hậu cho sản xuất nông nghiệp, các phương pháp, công cụ thu thập, phân tích số liệu, chia sẻ thông tin về khí hậu thời tiết trong dự báo tác động đến sản xuất, năng suất và an ninh lương thực.
Đại diện các nền kinh tế tham dự buổi thường niên Nhóm công tác Kỹ thuật nông nghiệp (ATCWG). (Nguồn: TTXVN) |
Tại Hội thảo kỹ thuật về “Chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông thôn hướng tới an ninh lương thực và tăng trưởng về chất lượng”, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phạm Văn Điển đã giới thiệu về Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của Việt Nam với mục tiêu nâng cao đời sống của người dân thông qua phát triển nông nghiệp bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh cao, đảm bảo an ninh lương thực.
Đại diện của nhiều nền kinh tế đã trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông thôn, mối liên hệ giữa nông thôn - thành thị, quản trị, phối hợp liên ngành - liên vùng, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn - thành thị, sự tham gia của người dân, vai trò của doanh nghiệp, vấn đề kinh tế nông thôn và nguồn lực cho phát triển nông thôn. Một số nội dung trao đổi tại Hội thảo sẽ được Nhóm công tác về Chính sách an ninh lương thực (PPFS) xem xét trong quá trình xây dựng kế hoạch hành động.
Nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu (CSA) là trọng tâm thảo luận của Hội thảo kỹ thuật về “Thực hành nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu (BĐKH) và các chính sách liên quan đến An ninh lương thực - Tăng trưởng bền vững”. Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn đã nêu rõ: “CSA là giải pháp canh tác hữu hiệu ứng phó BĐKH, bảo đảm tăng năng suất, sản lượng. Việt Nam đã áp dụng nhiều mô hình CSA khác nhau trong sản xuất lúa, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp”.
Đại diện của một số nền kinh tế đã chia sẻ kinh nghiệm về triển khai CSA và những chính sách liên quan để phát triển nông nghiệp bền vững, đảm bảo an ninh lương thực trong các bối cảnh kinh tế, xã hội và văn hóa khác nhau. Hội thảo khẳng định, CSA là một giải pháp “hai bên cùng có lợi”, việc hợp tác và chia sẻ thông tin về các thực hành nông nghiệp thông minh với BĐKH là rất cần thiết giữa các nền kinh tế APEC, đảm bảo sản xuất lương thực bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã chia sẻ về “Vai trò của công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam”, trong đó nhấn mạnh về vai trò các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống khuyến nông viên và những chương trình trao đổi học tập giữa nông dân với nông dân.
Đại biểu các nền kinh tế tham dự và chia sẻ kinh nghiệm tại một Hội thảo chuyên đề. (Nguồn: TTXVN) |
Hội thảo “Chuỗi giá trị lương thực thúc đẩy phát triển nông thôn - đô thị khu vực châu Á- Thái Bình Dương” là một trong những hội thảo quan trọng trong Tuần lễ An ninh lương APEC 2017. Hội thảo xoay quanh vấn đề chia sẻ các mô hình thành công trong phát triển chuỗi giá trị thực phẩm để cung cấp thực phẩm an toàn và đảm bảo an ninh lương thực cho các nền kinh tế APEC và toàn khu vực.
Hội thảo đồng thời đưa ra các giải pháp để tăng giá trị cho các sản phẩm đầu ra và phân phối lợi ích một cách công bằng cho tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị, đặc biệt là nông dân ở góc xa nhất của chuỗi giá trị.
Sự phát triển của chuỗi giá trị lương thực bền vững có thể mở ra con đường thoát nghèo quan trọng cho hàng triệu hộ nghèo của các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực APEC.
“Một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn là đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành theo hướng gia tăng giá trị và phát triển bền vững nên chúng tôi đánh giá cao cơ hội tham dự hội thảo ngày hôm nay và tin rằng Việt Nam có thể học hỏi từ các nền kinh tế thành viên rất nhiều về phát triển hệ thống chuỗi giá trị lương thực” – ông Trần Kim Longcho biết.
Hội thảo có sự tham gia đông đảo của các nước thành viên khu vực APEC và được các đại biểu thảo luận sôi nổi. Dự kiến đây sẽ là một nội dung được đưa vào Kế hoạch hành động thực hiện Khung chiến lược APEC về phát triển nông thôn - đô thị bền vững để tăng cường an ninh lương thực và tăng trưởng chất lượng.
Lãng phí lương thực gây thất thoát 750 tỷ USD trên toàn cầu Hội thảo về “Giảm thất thoát và lãng phí lương thực, hướng tới một hệ thống lương thực APEC bền vững” đã diễn ra tại ... |
Cần Thơ quyết nắm bắt cơ hội từ APEC 2017 Ngày 18/7, Lãnh đạo Thành phố Cần Thơ đã có buổi làm việc với Ban Thư ký Quốc gia APEC năm 2017 về công tác ... |
APEC là kênh đối thoại tốt về an ninh lương thực Trao đổi với TG&VN, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, Diễn đàn APEC sẽ là một kênh đối thoại tốt về an ... |