APEC 2017: Cú hích quan trọng trong đối ngoại đa phương

Năm 2017, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức các hoạt động của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Cố vấn cao cấp Ban Thư ký APEC Việt Nam 2017 cho rằng, những yêu cầu mới ngày càng thể hiện rõ đối ngoại đa phương gia tăng vai trò là đặc trưng của quan hệ quốc tế trong thế kỷ 21. Sự kiện APEC 2017 là một cú hích quan trọng, với nhiều kỳ vọng mới. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
apec 2017 cu hich quan trong trong doi ngoai da phuong Vai trò thúc đẩy lợi ích và tạo dựng vị thế
apec 2017 cu hich quan trong trong doi ngoai da phuong Thành tựu đối ngoại Việt Nam trong 5 năm qua

Thưa Đại sứ, việc nước ta đăng cai Năm APEC 2017 trong bối cảnh  ngoại giao đa phương trên thế giới có điểm gì khác so với 10 năm trước, khi Việt Nam đăng cai APEC 2006?

Chỉ trong khoảng 10 năm, chúng ta đã quyết định đăng cai lần thứ hai các hoạt động của APEC. Đây là một quyết định có tính toán chiến lược về mặt đối ngoại. Chúng ta đã cân nhắc, đánh giá kỹ xu thế hợp tác chung của đối ngoại đa phương trên thế giới và ở khu vực, cũng như nhu cầu triển khai chủ trương nâng tầm đối ngoại đa phương Việt Nam.

Trong thập kỷ qua, thế giới chứng kiến những bước ngoặt căn bản trong hợp tác quốc tế nói chung và đa phương nói riêng. Bước vào thế kỷ 21, đặc biệt sau khủng hoảng tài chính 2008 – 2009, nhu cầu gia tăng hợp tác để ứng phó với các thách thức toàn cầu đã thúc đẩy hợp tác đa phương ngày càng sâu rộng và phát triển nhanh. Đối ngoại đa phương trở thành đặc trưng của quan hệ quốc tế trong thế kỷ 21, với những tác động sâu rộng, góp phần làm gia tăng xu thế hợp tác, đối thoại và dân chủ hóa quan hệ quốc tế. Xu thế đó thể hiện rõ qua những chuyển biến mang tính bước ngoặt.

apec 2017 cu hich quan trong trong doi ngoai da phuong
Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga tại Hội nghị “Tăng cường quan hệ đối tác Á - Âu toàn diện trong thế kỷ 21” tháng 4/2016..

Thứ nhất, bên cạnh các định chế toàn cầu là nền tảng của đa phương như Liên hợp quốc (LHQ) và WTO, hàng loạt cơ chế mới với nhiều cấp độ khác nhau đã hình thành như  TPP, AIIB, RCEP, TTIP, ADMM+… . Ở cấp độ nhỏ hơn là các cơ chế liên kết tiểu vùng  như Mekong với Nhật Bản năm 2007, với Hoa Kỳ năm 2009, với Trung Quốc đầu năm nay. Điều đó cho thấy cục diện quan hệ quốc tế và đối ngoại đa phương hiện nay không chỉ mang sắc thái đa trung tâm, mà còn đa tầng nấc. Các cơ chế hợp tác trên cũng thể hiện nhiều hình thái liên kết mới, linh hoạt và đa dạng, mang tính tham vấn và đối thoại chính sách nhiều hơn.

Thứ hai, tập hợp lực lượng trong các cơ chế đa phương hiện nay rất linh hoạt, đan xen các tính toán kinh tế với chiến lược, chính trị, không rạch ròi như trước đây.

Thứ ba, bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ 21, đặc biệt là trong 5 -7 năm qua, hợp tác đa phương ngày càng gắn với phát triển bền vững và nỗ lực ứng phó với thách thức toàn cầu, mà điển hình là Chương trình nghị sự của Liên hợp quốc về phát triển bền vững (SDGs) đến 2030 và Thỏa thuận Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu (COP 21).

Thứ tư, về tương quan lực lượng, các nước lớn vẫn đi đầu dẫn dắt, nhưng vai trò của các nước vừa và nhỏ cũng gia tăng rất mạnh. Dự báo trong vài thập kỷ tới, tại các diễn đàn đa phương, vai trò của châu Á sẽ ngày một gia tăng theo tiềm lực về kinh tế, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ.

Tựu chung lại, đặc trưng của đối ngoại đa phương thế kỷ 21 là đa tầng nấc, linh hoạt, tốc độ, phát triển bền vững và tầm toàn cầu.

Trong xu thế đó, đối ngoại đa phương của Việt Nam đã có những chuyển biến cơ bản nào, thưa Đại sứ?

Lần đầu tiên sau 30 năm Đổi mới, tại Đại hội XII, Đảng ta đã xác định đối ngoại đa phương là một định hướng chiến lược của đối ngoại, với phương châm chỉ đạo “chủ động đóng góp, tích cực khởi xướng và tham gia định hình”.

Chủ trương này là bước ngoặt căn bản trong chính sách và triển khai đối ngoại của Việt Nam nói chung và đối ngoại đa phương nói riêng. Chưa bao giờ ngoại giao đa phương được đẩy mạnh như hiện nay. Và cũng chưa bao giờ Việt Nam tham gia thực sự vào các cơ chế, diễn đàn đa phương với tâm thế chủ động và đóng góp tích cực như lúc này. Đây là điều hoàn toàn khác với giai đoạn trước, khi nước ta chỉ đơn thuần “tham gia”.

apec 2017 cu hich quan trong trong doi ngoai da phuong
Phiên họp tổng kết công tác năm 2015, bàn phương hướng công tác trong năm 2016 của Ủy ban Quốc gia về APEC 2017.

Có thể nói, chúng ta triển khai đa phương với thế và lực chưa từng có. Ta có quan hệ ngoại giao với 187 quốc gia, 224 thị trường, 25 đối tác chiến lược và toàn diện, trong đó bao gồm cả 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, có 59 đối tác FTA... Điều đó thể hiện nhu cầu các nước cần ta và tin cậy ta. Ta cũng đã trở thành một nước có thu nhập trung bình từ năm 2010. Với thế và lực mới như vậy, Việt Nam cần phải chủ động, khởi xướng và cùng tham gia định hình các cơ chế hợp tác.

Trọng tâm đối ngoại đa phương của nước ta trong 5 – 10 năm tới sẽ rất khác trước. Trong đó, tham gia xây dựng Cộng đồng ASEAN và LHQ sẽ là hai ưu tiên hàng đầu, là nền tảng của chính sách đa phương Việt Nam, liên quan mật thiết tới hòa bình, an ninh, phát triển và kinh tế nước ta. Chúng ta cũng sẽ tích cực tham gia, đóng góp vào các cơ chế ở châu Á – Thái Bình Dương như APEC, TPP, RCEP, trong đó các cơ chế tiểu vùng Mê Công là rất quan trọng. Tại các tầng nấc đa phương khác, ta cũng phải tham gia, đóng góp. Chúng ta sẽ phải triển khai, hoàn tất nhiều cam kết quốc tế quan trọng, cụ thể là các cam kết gia nhập WTO có thời hạn 31/12/2018; các FTA trong khuôn khổ ASEAN và với các đối tác, các thỏa thuận SDGs, COP 21… Thêm vào đó, việc tổ chức APEC 2017, đảm nhiệm các trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020, thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020-2021… chúng ta đều phải làm tốt, thực chất và tạo nên dấu ấn Việt Nam.

Cuối cùng là yêu cầu thay đổi mạnh về tư duy, từ tham gia sang chủ động đóng góp tích cực và khởi xướng. Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của đối ngoại đa phương trong tình hình mới, yếu tố con người là quyết định. Tư duy về đa phương của chúng ta chưa theo kịp với tư duy thế giới. Các cán bộ của ta phải nhận thức được và coi trọng vấn đề phát triển bên cạnh nhiệm vụ duy trì môi trường hòa bình, an ninh; phải đề cao phát triển bền vững trong hợp tác quốc tế, chú trọng các vấn đề kết nối, tăng trưởng, thu hẹp khoảng cách phát triển..; có cách tiếp cận liên ngành, đa ngành và đa phương. Đây chính là những bước chuyển lớn cần phải có cả trong tư duy, chính sách và triển khai đa phương.

Những kết quả đạt được sau APEC 2006 là rất lớn. Chúng ta sẽ tiếp tục gửi gắm kỳ vọng gì vào sự kiện lần này, thưa Đại sứ?

Với APEC 2017, chúng ta mong muốn góp sức cùng các thành viên tìm ra động lực mới cho tăng trưởng và liên kết cho khu vực và cho từng nền kinh tế thành viên, vì hiện nay APEC đang đứng trước thách thức về duy trì đà tăng trưởng. Lần đầu tiên trong những thập kỷ gần đây, tốc độ tăng trưởng của APEC thấp hơn toàn cầu, nhiều nền kinh tế giảm tốc, trong đó có cả nền kinh tế lớn như Trung Quốc.

Việt Nam cũng mong muốn đóng góp vào việc phối hợp chính sách, góp phần củng cố vai trò của APEC trong cục diện mới khi nhiều cơ chế và tầng nấc hợp tác mới đang hình thành. Chúng ta cũng kỳ vọng đóng góp để duy trì vai trò hàng đầu khu vực về liên kết kinh tế của APEC.

Một lợi ích thiết thân đối với Việt Nam, qua khoảng hai trăm sự kiện lớn nhỏ trải dài khắp đất nước trong năm APEC 2017, chúng ta kỳ vọng có thể tạo ra được những lợi ích cụ thể như thu hút du lịch, tìm đối tác đầu tư chiến lược, mở rộng thị trường, quảng bá hình ảnh… Đồng thời, qua các cơ hội ký kết hợp đồng, dự án mới với các nền kinh tế, các doanh nghiệp APEC, chúng ta càng làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác với tất cả các thành viên, đặc biệt là các đối tác quan trọng, chiến lược và toàn diện.

Những người làm APEC chúng tôi còn có một kỳ vọng về một cơ hội hình thành và xây dựng văn hóa hội nhập của đất nước. Qua đó, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều thể hiện được tinh thần “hội nhập chủ động và trách nhiệm, liên kết sâu rộng”, không chỉ với đối tác nước ngoài mà cả liên kết giữa các vùng miền. Đồng thời, qua văn hóa ứng xử, mỗi người Việt Nam đều thể hiện được truyền thống “hiếu khách, nhã nhặn, thuận hòa và tình nghĩa”. Làm được điều đó, tức là chúng ta đã tạo thêm được sức mạnh mềm cho dân tộc.

Thưa Đại sứ, vậy những ưu tiên chính của Việt Nam trong hợp tác APEC hiện nay là gì?

Do APEC là một diễn đàn kinh tế, thương mại, chúng ta ưu tiên thúc đẩy các vấn đề sát sườn với phát triển và góp phần hoàn thành Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến 2020. Đa số các ưu tiên đó đều là những vấn đề quan trọng hàng đầu trong hợp tác APEC với các chiến lược hợp tác đến 2025. 

 Đó là tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, liên kết kinh tế, tham gia các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, kết nối; an ninh lương thực; ứng phó biến đổi khí hậu và thiên tai…. Đáng chú ý, phát triển nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu để đạt được các kỳ vọng nêu trên. Hay hỗ trợ và tăng cường tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa là đóng góp đối với APEC vừa là ưu tiên của Chính phủ “kiến tạo”.

APEC 2017 là sự kiện lớn của đất nước, đây có phải là thời điểm tốt để đưa ngoại giao đa phương đến gần hơn với công chúng, thưa Đại sứ?

Xu thế hợp tác quốc tế nói chung và đa phương nói riêng là các vấn đề mang tính liên ngành, các cơ chế liên quan đến nhiều vấn đề. Trong suốt 30 năm Đổi mới, chúng ta chủ yếu là tham gia các cơ chế đã có, và trong 5 năm qua chúng ta tham gia đàm phán để định hình. Trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng sắp tới mà bản chất của nó là thực thi và hoàn tất các cam kết quốc tế, bắt buộc phải có sự tham gia tích cực của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và cả người dân.

Tuy nhiên, trên mặt trận đối ngoại đa phương, trong các sự kiện lớn cần huy động tổng lực, Bộ Ngoại giao vẫn tiếp tục phải là lực lượng xung kích, và phải làm tốt hơn vai trò tham mưu, đề xuất chính sách, phối hợp, điều phối. Bộ Ngoại giao cũng phải phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương để làm rõ hơn lợi ích của hợp tác đa phương và kịp thời thông tin; phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo Quốc gia về hội nhập quốc tế, hình thành và kiện toàn các cơ chế phối hợp liên ngành và trong từng ngành, phù hợp với các yêu cầu mới của đa phương; kêu gọi các địa phương, doanh nghiệp và người dân tham gia các nhiệm vụ cụ thể, tuy nhiên phải thông tin để họ thấy rõ những lợi ích cụ thể khi tham gia vào các hợp tác đa phương.  

Thưa Đại sứ, các hoạt động APEC 2017 dự kiến sẽ được tổ chức ở nhiều địa phương trong cả nước. Ngay từ bây giờ các địa phương cần làm gì để tận dụng tốt các cơ hội rất lâu mới có một lần này?

Đối với Việt Nam, APEC là cơ chế hàng đầu khu vực, nằm tại địa bàn chiến lược. Trên thực tế, Diễn đàn đã đem lại những lợi ích sát sườn cho nước ta. 20 thành viên APEC chiếm tới 79% thương mại của Việt Nam, 78% đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, du lịch 80%, 80% sinh viên Việt Nam học tập tại các nền kinh tế APEC. 

Trong năm 2017, sẽ có hàng nghìn lượt đại biểu, doanh nghiệp, báo chí đến Việt Nam, mà đỉnh cao là 10.000 người tham dự Tuần lễ Cấp cao. Để tận dụng được các cơ hội từ APEC 2017, từ bây giờ, với sự chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia APEC 2017, các Bộ, ngành, địa phương cần tăng cường tính chủ động. Địa phương và doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thị trường của các đối tác  APEC, chủ động liên hệ với các Đại sứ quán và Cơ quan đại diện để biết thêm thông tin.

Ngay bây giờ, địa phương và doanh nghiệp phải bắt tay cùng Ủy ban Quốc gia để chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, tổ chức thành công các sự kiện của địa phương, vì đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là uy tín của địa phương và cũng là cách quảng bá tốt nhất. Đồng thời, cần phải chuẩn bị một đội ngũ tốt. Vì vậy, địa phương cần phải chủ động đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao nhận thức và cách ứng xử của người dân.

Chất lượng và mẫu mã sản phẩm địa phương cũng là vấn đề lớn mà địa phương và doanh nghiệp cần quan tâm. Vì đây cũng là cơ hội lớn để tranh thủ quảng bá về kinh tế địa phương và sự nhanh nhạy của doanh nghiệp. Ngoài ra, địa phương cũng cần huy  động báo chí vào cuộc chuẩn bị chiến dịch quảng bá tiềm năng thông qua các ấn phẩm, bưu thiếp…

Xin cảm ơn Đại sứ!

apec 2017 cu hich quan trong trong doi ngoai da phuong Tâm thế mới của đối ngoại đa phương Việt Nam

TG&VN trân trọng giới thiệu bài viết của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh ...

apec 2017 cu hich quan trong trong doi ngoai da phuong Khai giảng khoá đào tạo kỹ năng đối ngoại đa phương

Sáng 30/9, tại Hà Nội, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng ...

apec 2017 cu hich quan trong trong doi ngoai da phuong Đối ngoại đa phương: Một mũi nhọn triển khai hội nhập quốc tế

“Đối ngoại đa phương là phương tiện hữu hiệu để chúng ta triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, ...

Thanh Trúc (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Hướng tới APEC 2017

Xem nhiều

Đọc thêm

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Minh tinh Angelina Jolie cho biết, con cái là tất cả với cô, không thứ gì khác quan trọng bằng.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử ...
Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ diễn ra từ 5-7/12 ...
Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Việc ông Trump có ý định sử dụng các vũ khí thương mại, có thể đặt ra thách thức lớn cho nền kinh tế Anh và chính sách ngoại giao củaThủ tướng Keir Starmer.
Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Gazprombank đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden suốt nhiều năm.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ

Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ

Chính sách thuế quan với hàng hóa nhập khẩu của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump làm dấy lên lo ngại về chi phí sản xuất và lạm phát trong nước.
Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'

Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'

Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu ‘đi vay’, Đan Mạch đã lên tiếng về vấn đề này?
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Phiên bản di động