TIN LIÊN QUAN | |
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu | |
APEC kêu gọi doanh nghiệp tư nhân tham gia hoạch định chính sách kinh tế |
Arequipa là một trong những vùng đất khô cằn nhất của Peru nhưng lại phát triển nông nghiệp hàng đầu khu vực. (Nguồn: apec.org) |
Tuần qua, tại Arequipa, Peru, các quan chức trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản đến từ 21 nền kinh tế thành viên APEC đã họp với các doanh nghiệp tư nhân nhằm thúc đẩy những cải tiến cần thiết, đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực đông dân nhất thế giới trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Hợp tác “công – tư” là chìa khóa
Đưa ra những sáng kiến để cải thiện khả năng ứng phó của các ngành nông nghiệp APEC trước các tác động của biến đổi khí hậu, định hướng phương thức nuôi trồng phát triển và tiêu dùng trong khu vực là những trọng tâm trong các cuộc thảo luận tại cuộc họp “công - tư” lần này tại Arequipa - một trong những vùng đất khô cằn nhất của Peru nhưng lại phát triển nông nghiệp hàng đầu trong khu vực.
Thứ trưởng Nông nghiệp Peru đồng thời là Chủ tịch Quan hệ đối tác chính sách APEC về an ninh lương thực Cesar Sotomayor cho biết: “Tiếp bước nền văn minh Inca cách đây 700 năm, Peru sau công cuộc đổi mới nông nghiệp giờ đang ở trên đỉnh cao thịnh vượng và hoàn toàn có khả năng giúp tăng cường an ninh lương thực ở khu vực Thái Bình Dương trong bối cảnh biến đổi khí hậu”.
Theo ông Cesar Sotomayor, sự cam kết phối hợp “công - tư” trên tất cả các khía cạnh của an ninh lương thực trong khu vực là rất quan trọng. Hiện APEC đang trong giai đoạn nỗ lực giảm thiểu những rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra đối với sản xuất nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng cao.
“Sự hợp tác trong khu vực nhằm thúc đẩy áp dụng các công nghệ tiên tiến và các phương pháp tiếp cận mới có thể cải thiện đáng kể chất lượng và số lượng thực phẩm sản xuất ra bất chấp nhiệt độ toàn cầu có những biến động”, ông Cesgar Sotomayor giải thích.
Các quan chức chính phủ và các chuyên gia tư nhân có thể giải quyết những thách thức khí hậu khác nhau, từ sự gia tăng biến động năng suất, ứng phó với các thảm họa thời tiết như hạn hán và lũ lụt, diệt trừ các bệnh nông nghiệp, đến sự thay đổi và phân bố của các loài cá ở đại dương… Tất cả các yếu tố này đều có thể dẫn tới việc tăng giá thành thực phẩm tới người tiêu dùng.
Cuộc họp lần này đã đánh giá sự phối hợp trong chính sách, vai trò của APEC nhằm đảm bảo tính khả thi của các giải pháp tiếp theo nhằm tăng khoảng 70% nguồn cung thực phẩm cần thiết đáp ứng cho sự gia tăng của dân số thế giới cho đến năm 2050 nói chung cũng như nhu cầu protein tăng cao tại các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng.
Đặc biệt, các phương thức cải tạo điều kiện đất, nước và cây trồng, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và năng suất của chuỗi cung ứng là những nội dung được quan tâm. Các nền kinh tế APEC đã cùng nhau thảo luận và đưa ra một số giải pháp như tạo điều kiện đầu tư vào cơ sở hạ tầng và phát triển nông nghiệp; xây dựng năng lực và nhận thức về đổi mới ngành công nghiệp; thiết lập tài chính và các điều kiện pháp lý nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào công cuộc phát triển nông nghiệp…
Hiện đại mà không làm hại môi trường
Ông Tony Nowell, Chủ tịch Quan hệ đối tác chính sách APEC về an ninh lương thực đồng thời là đại diện Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC đến từ New Zealand, lưu ý rằng phát triển một nền kinh tế mạnh mẽ, hiện đại mà không làm ảnh hưởng tới khí hậu, môi trường là một nhiệm vụ nặng nề hiện nay mà chính phủ và các doanh nghiệp trong khu vực cần nỗ lực phối hợp với nhau để tìm ra “lời giải”.
Trong đó, nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu của các nước APEC là giảm thiểu đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường của các ngành công nghiệp trong khu vực hiện chiếm khoảng ¼ lượng khí thải carbon tạo ra bởi con người trên toàn thế giới.
Tiến sĩ Andy Jarvis thuộc Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế cảnh báo rằng: “Việc tiếp tục kinh doanh như hiện nay trong nông nghiệp và thủy sản phải dừng lại và thay đổi nếu muốn an ninh lương thực được duy trì trong những thập kỷ tới”.
Theo Tiến sĩ Andy Jarvis, những thứ cần thay đổi bao gồm các trang trại, cảnh quan, tài nguyên biển, hệ thống sản xuất, chế biến thực phẩm, các dịch vụ bảo hiểm và các thông tin về khí hậu, thời tiết…
“Chính sách hỗ trợ nhiều hơn cho đổi mới ngành công nghiệp trong một khu vực rộng lớn và dân số đông như APEC đang làm là một bước đi quan trọng và đúng đắn. Tuy nhiên, điều này phải được nhắm mục tiêu, lên kế hoạch rõ ràng và duy trì trong thời gian dài”, ông Andy Jarvis kết luận.
APEC xây dựng hệ thống phòng vệ tài chính chống thiên tai Tiến trình các Bộ trưởng Tài chính APEC (FMP) ngày 18/2 thông báo kế hoạch xây dựng các biện pháp phòng vệ tài chính chống ... |
APEC nắm bắt cơ hội cải tổ để cắt giảm phát thải Nhóm Công tác Năng lượng APEC ngày 15/2 cho biết các thành viên APEC đang tận dụng lợi thế của giá dầu rẻ để cải ... |
APEC 2015 thúc đẩy phát triển kinh tế bao trùm Chủ đề "Phát triển kinh tế bao trùm, xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn" do nước chủ nhà Philippines đưa ra tại Diễn ... |