TIN LIÊN QUAN | |
Xử lý ngay vướng mắc, tạo mọi thuận lợi cho phát triển du lịch | |
APEC chú trọng tăng cường khả năng hội nhập |
Papua New Guinea là một trong các ví dụ điển hình trong việc khai thác tiềm năng văn hóa du lịch. (Nguồn: Papua New Guinea Travel) |
Ngày 5/9, tại thị trấn Kokopo, Papua New Guinea, các quan chức trong ngành du lịch đến từ 21 nền kinh tế thành viên APEC đã họp mặt để bàn bạc về các biện pháp cải thiện cơ sở hạ tầng ngành công nghiệp nhằm tăng gấp đôi lượng khách du lịch quốc tế trong khu vực lên đến 800 triệu người trong thập kỷ tới.
Phát huy tiềm năng
Tại hội nghị, các quan chức cấp cao APEC tập trung vào việc tối đa hóa năng lực dịch vụ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm ứng biến với tình hình lượng khách du lịch quốc tế có thể tăng đột biến.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Du lịch Papua New Guinea Tobias Kulang khẳng định: “Châu Á-Thái Bình Dương hiện là khu vực góp phần quan trọng trong việc cải thiện lượng khách du lịch trên toàn cầu. Vị trí chiến lược của khu vực cũng phản ánh chính xác tỷ lệ tăng trưởng trung bình của ngành du lịch khu vực ở mức 9% trong vòng 4 tháng đầu năm 2016”.
Theo ông Tobias Kulang, Papua New Guinea đang làm việc với các đối tác APEC nhằm thúc đẩy du lịch trở thành một công cụ cho sự tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng.
“Chúng tôi cam kết cho sự thành công trong các nỗ lực khu vực nhằm đảm bảo tính bền vững của du lịch trong nước và du lịch khu vực, thúc đẩy lao động, phát triển kỹ năng và xây dựng lực lượng lao động tương thích”, ông Tobias Kulang nói.
Trong vòng 20 năm qua, lượng khách du lịch quốc tế trong các nền kinh tế APEC đã tăng 168% tương đương với hơn 426 triệu lượt du khách. Các chuyên gia dự đoán khu vực này rất có tiềm năng để đạt được mục tiêu là 800 triệu lượt du khách tính đến năm 2025 nếu các biện pháp hiệu quả được thực hiện.
Để đạt được mục tiêu trên, các quốc gia thành viên APEC cần hợp tác để cải thiện quá trình kết nối và hội nhập; tăng trưởng thêm 3,8 nghìn tỷ USD GDP; tạo ra 21,1 triệu việc làm và giúp 15,2 triệu người thoát nghèo. Đặc biệt là khu vực này cũng cần tăng cường khả năng cung ứng của ngành công nghiệp nhằm phục vụ cho du khách trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên đang dần khan hiếm.
Chính sách cần dựa trên thực tiễn
Bàn về vấn đề này, Chủ tịch Nhóm Công tác Du lịch APEC Jennifer Aguinaga gợi ý: “APEC cần làm sâu sắc thêm quan hệ giữa các đối tác trong lĩnh vực du lịch, qua đó hiểu rõ hơn những thách thức mới mà các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ cần phải đối mặt, đồng thời tạo điều kiện để họ có thể nắm bắt được cơ hội tăng trưởng”.
Bà Jennifer Aguinaga cho hay APEC hiện đang tập trung vào việc đáp ứng cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực do nhu cầu du lịch tăng, đồng thời thay đổi trong công nghệ và mô hình kinh doanh để có thể trở thành “ngành công nghiệp du lịch”. Bên cạnh đó, chính phủ các nước APEC cũng đang làm việc với các doanh nghiệp tư nhân nhằm loại bỏ những rào cản về cơ cấu và đổi mới ngành công nghiệp, bao gồm cả việc phát triển các sản phẩm mới và mở rộng thị trường.
Rõ ràng, các nền kinh tế APEC đang thúc đẩy hơn nữa những tiêu chuẩn nghề nghiệp nhằm mở rộng, đào tạo và phát triển những nghề nghiệp quan trọng, chủ chốt, đồng thời khuyến khích những người trẻ tuổi theo đuổi công việc lâu dài trong ngành du lịch. Đây là cơ hội tốt nhất để thống nhất những tiêu chí chung trong việc tuyển dụng, duy trì và lập kế hoạch phân chia lực lượng lao động.
Đặc biệt, các quan chức APEC đánh giá cao tầm quan trọng của sự phối hợp công – tư trong việc phát huy tiềm năng tăng trưởng tại các địa điểm du lịch.
“Chính những doanh nghiệp nhỏ mới có nhiều khả năng để phát triển tại địa phương, tạo công ăn việc làm, nâng cao kỹ năng chuyên sâu và cung cấp sắp xếp công việc linh hoạt hơn”, Emmanuel San Andres, một nhà phân tích thuộc Đơn vị Hỗ trợ chính sách APEC nhấn mạnh.
Theo ông San Andres, các nền kinh tế APEC cần phải trao đổi thông tin với nhau để đánh giá các tác động của phát triển du lịch với các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân. Ông San Andres kết luận: “Trên hết, chính sách dựa trên thực tiễn sẽ giúp xây dựng tốt hơn một ngành du lịch toàn diện và hiệu quả cho khu vực”.
APEC 2017: Cú hích quan trọng trong đối ngoại đa phương Năm 2017, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức các hoạt động của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ... |
Nâng cao vị thế của Đà Nẵng trong mắt bạn bè quốc tế Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại buổi làm việc với lãnh đạo thành ... |
APEC mở đường cho thương mại và đầu tư Ngày 18/5, tại Arequipa (Peru), hội nghị quan trọng giữa các Bộ trưởng Thương mại của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - ... |