ASEAN-Nhật Bản: Những người bạn, đối tác tin cậy của nhau

Hà Phương
Trải qua gần 5 thập kỷ, ASEAN và Nhật Bản đã xây dựng mối quan hệ hợp tác trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo là một trong những người có công lớn trong việc thúc đẩy quan hệ ASEAN-Nhật Bản phát triển vững chắc và toàn diện.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
ASEAN-Nhật Bản: Những người bạn, đối tác tin cậy của nhau
Nhật Bản luôn ủng hộ đoàn kết ASEAN và coi trọng vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực. (Nguồn: the Diplomat)

Coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược

Cơ sở để tạo dựng niềm tin cho mối quan hệ hợp tác là việc hai bên luôn coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Nhật Bản

Nhật Bản luôn ủng hộ đoàn kết ASEAN và coi trọng vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực, tôn trọng và luôn đóng góp rất trách nhiệm vào các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như: Cơ chế hợp tác giữa ASEAN và ba quốc gia Đông Bắc Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc (ASEAN+3), cơ chế cấp cao Đông Á (EAS), cơ chế đối thoại an ninh hàng đầu giữa các nước ASEAN và các đối tác quan trọng ở châu Á- Thái Bình Dương (ARF), cơ chế hợp tác quốc phòng chính thức giữa ASEAN và các nước đối tác - đối thoại quan trọng của ASEAN (ADMM+)…

Với ASEAN, Nhật Bản là người bạn, đối tác tin cậy; quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Nhật Bản là một trong những mối quan hệ ý nghĩa và toàn diện nhất của ASEAN với các đối tác, trải rộng trên các lĩnh vực vì hòa bình, thịnh vượng, vì chất lượng cuộc sống và gắn kết từ trái tim đến trái tim.

ASEAN đánh giá cao Nhật Bản luôn là đối tác thương mại, đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng hàng đầu của ASEAN, đóng vai trò quan trọng trong các nỗ lực thúc đẩy kinh tế khu vực; tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho các nước trong khu vực, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, thu hẹp khoảng cách phát triển và thúc đẩy phát triển bền vững.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, Nhật Bản đã đóng góp 1 triệu USD cho Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19 và nhất là tài trợ 50 triệu USD giúp thành lập Trung tâm ASEAN ứng phó với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi (ACPHEED).

Đối với các vấn đề thế giới và khu vực, ASEAN và Nhật Bản nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại, xây dựng lòng tin, tiếp tục đề cao các giá trị và nguyên tắc chung về quan hệ bình đẳng, hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau, tin cậy, cùng có lợi và tôn trọng luật pháp quốc tế nhằm định hướng quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực và hạn chế nguy cơ tiềm ẩn.

Trong vấn đề Biển Đông, Nhật Bản khẳng định ủng hộ lập trường của ASEAN, hoan nghênh ASEAN phát huy vai trò trong thúc đẩy hợp tác, đối thoại, xây dựng lòng tin ở khu vực, bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), xây dựng một bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Hiện nay, hai bên đang hướng tới kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản và nhất trí sẽ tổ chức Hội nghị cấp cao kỷ niệm tại Nhật Bản năm 2023.

ASEAN-Nhật Bản: Những người bạn, đối tác tin cậy của nhau
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo là người có chương trình hành động rõ ràng nhất nhằm thúc đẩy quan hệ của Nhật Bản với ASEAN. (Nguồn: TTXVN)

5 nguyên tắc "vàng" trong "Học thuyết Abe"

Những ngày qua, sự ra đi đột ngột của cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo làm thế giới bàng hoàng. Với ASEAN, cố Thủ tướng Abe cũng là người có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy quan hệ ASEAN-Nhật Bản phát triển vững chắc như hiện nay.

Theo PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, cựu Thủ tướng Abe là chính khách Nhật Bản có viễn kiến và chương trình hành động rõ ràng nhất nhằm thúc đẩy quan hệ của Nhật Bản với ASEAN cũng như nâng cao vai trò của Nhật Bản ở Đông Nam Á kể từ khi Thủ tướng Takeo Fukuda thăm Đông Nam Á năm 1977 và công bố học thuyết nổi tiếng mang dấu ấn cá nhân của mình.

Ông Abe cho rằng muốn nâng cao vai trò và ảnh hưởng của Nhật Bản trên thế giới thì trước hết cần tăng cường vị thế của Nhật Bản đối với ASEAN, gắn kết chặt chẽ an ninh, thịnh vượng và tương lai của Nhật với một ASEAN thống nhất, hùng cường, đóng vai trò trung tâm trong các vấn đề khu vực.

Ngay sau khi nhậm chức Thủ tướng lần 2 (ngày 26/9/2012), ông Abe đã chọn Việt Nam và Đông Nam Á làm điểm dừng chân trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình. Tại Indonesia, Thủ tướng Abe đã công bố "Học thuyết Abe" trong quan hệ với Đông Nam Á gồm 5 nguyên tắc lớn.

Thứ nhất, Nhật Bản cùng các quốc gia thành viên ASEAN bảo vệ và thúc đẩy các giá trị phổ quát, như tự do, dân chủ và các quyền cơ bản của con người.

Thứ hai, đảm bảo hợp tác với các quốc gia thành viên ASEAN rằng các vùng biển tự do và mở là tài sản chung quan trọng nhất, được điều chỉnh bởi luật và quy tắc chứ không phải bằng vũ lực.

Thứ ba, thúc đẩy hơn nữa thương mại và đầu tư, bao gồm các luồng hàng hóa, tiền tệ, con người và dịch vụ, thông qua các mạng lưới quan hệ đối tác kinh tế vì sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản và sự thịnh vượng của cả Nhật Bản và các nước thành viên ASEAN.

Thứ tư, bảo vệ và nuôi dưỡng các di sản và truyền thống văn hóa đa dạng của châu Á.

Thứ năm, thúc đẩy giao lưu giữa các thế hệ trẻ Nhật Bản và ASEAN để tăng cường hiểu biết lẫn nhau.

Trên cơ sở nền tảng của 5 nguyên tắc này, quan hệ hợp tác Nhật Bản-ASEAN đã phát triển mạnh mẽ về tất cả các mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Abe Shinzo (2012-2020).

Đến nay 5 nguyên tắc này vẫn là các "nguyên tắc vàng", định hướng quan hệ Nhật Bản-ASEAN phát triển trong thời gian tới.

Vai trò trung tâm của ASEAN: Kiến tạo từ những 'bản lề' vững chắc

Vai trò trung tâm của ASEAN: Kiến tạo từ những 'bản lề' vững chắc

Vai trò trung tâm của ASEAN ngày càng được củng cố trên trường quốc tế. Đây không phải là một sự thừa nhận ngẫu nhiên ...

Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác chiến lược sâu rộng, tin cậy, quan trọng hàng đầu

Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác chiến lược sâu rộng, tin cậy, quan trọng hàng đầu

Từ ngày 26-27/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã tham dự Hội nghị tương lai châu Á lần thứ 27, ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

CH Bắc Macedonia bầu cử quốc hội và tổng thống vòng hai

CH Bắc Macedonia bầu cử quốc hội và tổng thống vòng hai

Cử tri nước CH Bắc Macedonia đã đi bỏ phiếu vòng 2 trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội.
Những bản đúc nổi trên Cửu Đỉnh ở Hoàng cung Huế chính thức trở thành Di sản tư liệu của Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Những bản đúc nổi trên Cửu Đỉnh ở Hoàng cung Huế chính thức trở thành Di sản tư liệu của Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Hồ sơ 'Những bản đúc nổi trên chính đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế' được thông qua và chính thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ...
Trận đấu U23 Indonesia và U23 Guinea: Sân vận động không khán giả, FIFA tường thuật trực tiếp

Trận đấu U23 Indonesia và U23 Guinea: Sân vận động không khán giả, FIFA tường thuật trực tiếp

FIFA khẳng định, sẽ chỉ công bố tổ trọng tài bắt chính trận play-off giành vé dự Olympic giữa U23 Indonesia và U23 Guinea ngay trước trận đấu.
Chủ tịch USABC: Việt Nam đã là nền kinh tế thị trường!

Chủ tịch USABC: Việt Nam đã là nền kinh tế thị trường!

Ngày 8/5, Bộ Thương mại Mỹ tổ chức điều trần để quyết định việc có công nhận nền kinh tế thị trường cho Việt Nam hay không
Mỹ tạm dừng chuyển bom tới Israel, dấu hiệu Washington đang mất kiên nhẫn?

Mỹ tạm dừng chuyển bom tới Israel, dấu hiệu Washington đang mất kiên nhẫn?

Mỹ bắt đầu cân nhắc cẩn trọng đề xuất chuyển giao các loại vũ khí cụ thể, vốn có thể được sử dụng ở Rafah, cho Israel.
Mảng kinh doanh tiêu dùng của Huawei vừa 'hồi sinh', Mỹ đã 'ra đòn' mới, kiềm chế sức mạnh công nghệ Trung Quốc

Mảng kinh doanh tiêu dùng của Huawei vừa 'hồi sinh', Mỹ đã 'ra đòn' mới, kiềm chế sức mạnh công nghệ Trung Quốc

Ngày 7/5, Bộ Thương mại Mỹ đã thu hồi một số giấy phép xuất khẩu chip cho 'gã khổng lồ' công nghệ Huawei.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
Phiên bản di động