Nhỏ Bình thường Lớn

Australia-Hàn Quốc khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ngày 14/12, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết, Hàn Quốc và Australia sẽ đồng tổ chức một diễn đàn tập trung vào việc tăng cường kết nối hàng hải ở Đông Nam Á, nhằm hỗ trợ chương trình nghị sự kết nối của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Australia-Hàn Quốc khẳng định: Các tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết hòa bình và phù hợp luật pháp quốc tế
Thủ tướng Australia Scott Morrison (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong buổi họp báo chung ngày 13/12 tại Canberra. (Nguồn: AP)

Trong một thông báo đưa ra sau cuộc họp giữa Thủ tướng Scott Morrison và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, người đang có chuyến thăm chính thức 4 ngày tới Canberra, ông Morrison tuyên bố Australia và Hàn Quốc là đối tác dĩ nhiên của Đông Nam Á và ASEAN.

Hai nước đều thừa nhận rằng, sự ổn định và thịnh vượng của khu vực này là không thể thiếu đối với một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng mở, bao trùm và thịnh vượng.

Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định việc ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, đồng thời nhấn mạnh Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) là diễn đàn hàng đầu của khu vực dành cho các cuộc thảo luận chiến lược của các nhà lãnh đạo, bày tỏ cam kết đối với các nguyên tắc được nêu trong Tài liệu Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và mở rộng hợp tác để hỗ trợ thực hiện Tầm nhìn trên thực tế.

Trong thời gian tới, Hàn Quốc và Australia sẽ đồng tổ chức một diễn đàn tập trung vào việc tăng cường kết nối hàng hải ở Đông Nam Á, nhằm hỗ trợ chương trình nghị sự kết nối của ASEAN.

Hai nước sẽ nghiên cứu một gói các sáng kiến công nghệ quan trọng và không gian mạng để hỗ trợ cuộc cách mạng kỹ thuật số của Đông Nam Á, đồng thời hoan nghênh việc ký Biên bản ghi nhớ về Sáng kiến hợp tác số ở Đông Nam Á.

Thông báo của Thủ tướng Australia cho biết, là các quốc gia thương mại hàng hải lớn, Australia và Hàn Quốc đều nhận thấy rằng, sự ổn định của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương phụ thuộc vào việc tuân thủ luật pháp quốc tế trong lĩnh vực hàng hải, bao gồm cả ở Biển Đông.

Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh, các tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì tự do hàng hải và hàng không, nhất trí tăng cường phối hợp để duy trì các nguyên tắc này, không được làm suy yếu các nguyên tắc trong bối cảnh ngày càng có nhiều nguy cơ gây mất ổn định trong lĩnh vực hàng hải.

Tin thế giới 13/12: Phương Tây tổng lực chĩa mũi dùi vào Nga; Ukraine 'than thở' về chính phủ cũ ở Đức; tín hiệu mới ở Syria?

Tin thế giới 13/12: Phương Tây tổng lực chĩa mũi dùi vào Nga; Ukraine 'than thở' về chính phủ cũ ở Đức; tín hiệu mới ở Syria?

Căng thẳng Nga-Ukraine, EU-Belarus, Thượng đỉnh trực tuyến Nga-Trung Quốc, tình hình Syria, đàm phán hạt nhân Iran, Bán đảo Triều Tiên, cơn lốc hủy ...

Cạnh tranh Mỹ-Trung tại Đông Á: Cuộc chiến 'mượn tay kẻ khác' hay sự đối đầu chiến lược giữa hai siêu cường?

Cạnh tranh Mỹ-Trung tại Đông Á: Cuộc chiến 'mượn tay kẻ khác' hay sự đối đầu chiến lược giữa hai siêu cường?

Đông Á được công nhận là một trong những khu vực phát triển năng động nhất, với sự thừa nhận trên trường quốc tế. Tuy ...

(theo TTXVN)