Hàng nghìn loài động vật không xương sống ở Australia có nguy cơ tuyệt chủng cao. (Nguồn: ABC) |
Nghiên cứu do Giáo sư John Woinarski tại Đại học Charles Darwin đứng đầu đã phát hiện có 9.111 loài côn trùng và động vật không xương sống bản địa Australia có thể đã tuyệt chủng trong 236 năm qua và cứ mỗi tuần lại có thêm 1-3 loài tuyệt chủng ở quốc gia châu Đại Dương này.
Tin liên quan |
Hàng nghìn người xếp hàng xem loài 'hoa xác chết' 10 năm mới nở một lần |
Tuy nhiên, do đây chỉ là ước tính và còn nhiều khoảng trống kiến thức, nhóm nghiên cứu cho rằng số lượng các loài đã tuyệt chủng trên thực tế có thể cao hơn nhiều so với con số mà nghiên cứu tìm thấy, có thể lên tới 60.000 loài.
Giáo sư Woinarski cho biết, mặc dù có vai trò đặc biệt quan trọng đối với môi trường sống, nhưng động vật không xương sống vẫn chưa được quan tâm bảo tồn như các loài khác.
Ông đánh giá động vật không xương sống là nền tảng của mọi môi trường lành mạnh và một hành tinh “đáng sống”.
Ông giải thích: “Khi chúng ta mất động vật không xương sống, sức khỏe của cây trồng, đường thủy, rừng và thậm chí công viên địa phương và sân vườn sau nhà cũng sẽ suy giảm”.
Tiến sĩ Jess Marsh, thành viên của Hội đồng Đa dạng sinh học Australia cũng có cùng quan điểm trên khi cho rằng hàng nghìn loài động vật không xương sống vẫn có nguy cơ tuyệt chủng cao, nhiều loài đã và đang mất môi trường sống.
Theo ông, những loài có nguy cơ cao nhất là các loài động vật không xương sống đòi hỏi môi trường sống đặc biệt hoặc chỉ xuất hiện ở những khu vực cụ thể.
Ví dụ, loài bướm Mặt trời vàng xuất hiện ở các đồng cỏ phía Đông Nam Australia nhưng diện tích đồng cỏ rộng lớn trước đây chỉ còn lại rất ít và môi trường sống của chúng đang bị đối mặt với nguy cơ cao bị phá hủy để phát triển xây dựng.
Trong khi đó, biến đổi khí hậu sẽ làm trầm trọng thêm rủi ro cho các loài nói trên.
Tiến sĩ Marsh kêu gọi người dân Australia hành động để ngăn chặn tình trạng tuyệt chủng của các loài trên, bao gồm việc bảo vệ các môi trường sống quan trọng và giảm thiểu các mối đe dọa như sử dụng thuốc trừ sâu.
Hội đồng Đa dạng sinh học Australia cho rằng, phát hiện trên là rất đáng báo động và ủng hộ lời kêu gọi của Giáo sư Woinarski rằng, chính quyền liên bang, các bang và vùng lãnh thổ của Australia cần tăng cường nỗ lực tìm hiểu, giám sát và bảo tồn các loài động vật không xương sống.
| Nhật Bản lo ngại ốc sên trước nguy cơ tuyệt chủng do môi trường khô hạn Các nhà khoa học Nhật Bản vừa đưa ra cảnh báo về tình trạng ngày càng ít ốc sên xuất hiện vào mùa mưa ở ... |
| Australia lập bản đồ dưới đáy đại dương Mới đây, các nhà khoa học Australia có sáng kiến thú vị - sử dụng một đội ngũ "nhà nghiên cứu đặc biệt" là những ... |
| Nhật Bản: Xác nhận lần đầu tiên voi rừng châu Phi mang thai Ngày 21/8, sở thú Asa ở thành phố Hiroshima, Nhật Bản xác nhận trường hợp đầu tiên về voi rừng châu Phi mang thai ở ... |
| Campuchia phát hiện loài cá chép hồi khổng lồ được cho là đã tuyệt chủng Theo thông cáo báo chí ngày 22/10, các nhà khoa học phát hiện loài cá chép hồi khổng lồ trên sông Mekong - vốn được ... |
| Chim cánh cụt châu Phi suy giảm nhanh số lượng, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng Chim cánh cụt châu Phi, loài chim cánh cụt duy nhất sinh trưởng trên lục địa này, đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ... |