Ba tháng căng thẳng Nhật – Hàn: Chuyện riêng, hại chung

Minh Chi
TGVN. Ba tháng đã qua kể từ khi căng thẳng Nhật – Hàn bùng phát, không chỉ tác động tiêu cực tới quan hệ song phương mà còn ảnh hưởng xấu tới hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới. Quan sát và tổng hợp của Báo Thế giới & Việt Nam. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ba thang cang thang nhat han chuyen rieng hai chung Báo Nhật Bản khẳng định quyền chủ quyền của Việt Nam tại khu vực Bãi Tư Chính
ba thang cang thang nhat han chuyen rieng hai chung Triều Tiên phóng vật thể bay không xác định, Bộ Quốc phòng Nhật Bản họp khẩn
ba thang cang thang nhat han chuyen rieng hai chung
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bắt tay chào đón Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tới tham dự Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Osaka cuối tháng 6/2019.

Ngày 1/10 vừa qua đánh dấu ba tháng kể từ khi căng thẳng Nhật – Hàn bùng phát. Bắt đầu từ vấn đề thương mại, ngọn lửa xung khắc giờ đây đã lan sang các lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong thời gian tới.

90 ngày khói lửa

Căng thẳng quan hệ song phương đã tồn tại từ lâu và chủ yếu xuất phát từ vấn đề lịch sử như đền bù phụ nữ mua vui hay nội dung sách giáo khoa lịch sử về thời gian Quân đội Nhật chiếm đóng tại bán đảo Triều Tiên (1910 – 1945).

Song hai bên chỉ thực sự rơi vào thế đối đầu khi ngày 1/7/2019, trong một động thái thay đổi chính sách thương mại, Chính phủ Nhật Bản hạn chế việc xuất khẩu sang Hàn Quốc ba nguyên liệu chủ chốt trong sản xuất vi mạch điện tử và màn hình hiển thị là nhựa nhiệt dẻo, chất cản màu và hydro clorua độ tinh khiết cao. Theo Tokyo, Seoul đã không kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự và chúng có thể bị vận chuyển sang Bình Nhưỡng. Như vậy, doanh nghiệp Hàn Quốc phải được Nhật Bản cho phép mới có thể nhập khẩu các nguyên liệu này, với quy trình có thể lên tới 90 ngày.

Ngày 2/8, Tokyo cũng loại Seoul khỏi “danh sách trắng” ưu tiên thương mại gồm 27 nước. Khi đó, một số mặt hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc như hóa chất, dược phẩm, linh kiện điện tử, máy móc… sẽ phải trải qua nhiều thủ tục kiểm tra kéo dài và tốn kém.

Ngay lập tức, Hàn Quốc đã phản đối kịch liệt và trả đũa khi xóa Nhật Bản khỏi “danh sách trắng” ưu tiên thương mại gồm 29 nước hôm 18/9. Làn sóng tẩy chay hàng Nhật bùng nổ mạnh mẽ: Người dân xứ kim chi từ chối tới chuỗi cửa hàng ăn uống, sử dụng ôtô, quần áo, mỹ phẩm, bia hay văn phòng phẩm đến từ đất nước mặt trời mọc. Các chuyến bay tới Nhật Bản cũng sụt giảm đáng kể.

Về chính trị, căng thẳng trogn quan hệ Nhật Bản đã được một số đảng phái chính trị cánh tả tại Hàn Quốc tận dụng để tổ chức tuần hành, phản đối đất nước mặt trời mọc. Đáng ngại hơn, nhiều cuộc biểu tình đã nhận được sự hưởng ứng của một bộ phận người dân và có xu hướng chuyển hóa thành bạo loạn, gây mất ổn định, đe dọa tới an toàn của người Nhật tại Hàn Quốc.

Về quốc phòng, ngày 22/8, Hàn Quốc tuyên bố chấm dứt Hiệp ước Chia sẻ Thông tin Tình báo Quân sự (GSOMIA) với Nhật Bản, bất chấp kháng nghị từ Tokyo và Washington. Nhà Xanh cho rằng quan hệ song phương hiện đã xấu đi nghiêm trọng và việc tiếp tục chia sẻ thông tin bí mật không còn phù hợp với lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, Tokyo đã phản đối mạnh mẽ động thái này và kêu gọi Seoul xem xét lại.

Hôm 27/9, Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản đã loại Hàn Quốc khỏi danh sách “đối tác quốc phòng”, đồng thời nhấn mạnh chủ quyền với quần đảo Takeshima/Dokdo, hiện đang ở trong tranh chấp giữa hai nước. Seoul đã kịch liệt phản đối và cho rằng đây là hành động bất hợp pháp, đồng thời triệu tập đại diện ngoại giao của Nhật Bản để phản đối nội dung trong Sách Trắng Quốc phòng.

Hiệu ứng cánh bướm

Cánh bướm không làm nên mùa xuân, nhưng lại có thể tạo ra một cơn bão – đó là lý thuyết về “Hiệu ứng cánh bướm” của nhà khí tượng học, chuyên gia về thuyết hỗn loạn Edward Norton Lorenz. Hành động đập cánh, dù nhỏ, vẫn có thể gây ra tác động lớn về thời tiết, tạo nên cơn lốc tại địa điểm cách đó hàng chục nghìn km. Xung khắc Nhật – Hàn cũng vậy; biến chuyển trong quan hệ giữa Tokyo và Seoul, dù lớn dù nhỏ, sẽ tác động mạnh mẽ tới quan hệ hai nước nói riêng và tình hình khu vực, thế giới nói chung.

Đầu tiên, nó sẽ tác động tiêu cực tới quan hệ kinh tế song phương, cũng như đời sống của người Nhật tại Hàn Quốc và người Hàn tại Nhật Bản. Đáng ngại hơn, thực trạng này sẽ khiến các vấn đề ngọn nguồn của căng thẳng như bồi thường cho phụ nữ mua vui, hay nội dung sách giáo khoa lịch sử về thời gian Quân đội Nhật chiếm đóng tại bán đảo Triều Tiên (1910 – 1945) càng thêm nóng.

Thứ hai, xung khắc quan hệ song phương sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế khu vực và thế giới. Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nhà cung cấp nguyên liệu và thành phẩm hàng đầu cho công nghiệp bán dẫn. Quan trọng hơn, các lĩnh vực sử dụng bán dẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế hai quốc gia phát triển hàng đầu khu vực này. Do đó, căng thẳng Nhật Bản – Hàn Quốc sẽ kìm hãm phát triển kinh tế của hai nước, đồng thời tác động xấu tới tăng trưởng khu vực và thế giới.

Thứ ba, xung khắc trong quan hệ Nhật – Hàn sẽ để lại hệ lụy tới hợp tác song phương và đa phương nhằm giải quyết các vấn đề nóng của khu vực và quốc tế, cụ thể là Triều Tiên. Đây là hồ sơ nan giải, sát sườn với lợi ích của Mỹ nói chung và Tổng thống Donald Trump nói riêng. Thiếu vắng hợp tác chặt chẽ với Tokyo và Seoul sau khi Hàn Quốc rút khỏi GSOMIA, Washington sẽ khó thúc đẩy nghị trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên, vốn chưa tiến triển nhiều thời gian qua.

Tai hại là vậy, song các bên vẫn bế tắc trong tìm kiếm giải pháp. Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhiều lần đối thoại từ cấp Chuyên viên đến Bộ trưởng, song chưa nhất trí về một nghị trình xuống thang đồng bộ và rõ ràng. Mỹ, quốc gia có lợi ích bị ảnh hưởng từ căng thẳng Nhật – Hàn, lại thiếu vắng hành động cụ thể nhằm giải quyết xung khắc giữa hai đồng minh quan trọng tại châu Á.

Chỉ tuyên bố của Tổng thống Donald Trump hay nỗ lực hòa giải từ Ngoại trưởng Mike Pompeo là không đủ để làm nên sự khác biệt cần thiết. Khi ấy, Nhật Bản và Hàn Quốc cần có chủ động lấy thiện chí làm nền tảng, xây dựng lòng tin để cùng giải quyết bất đồng, đặc biệt là các vấn đề lịch sử, gạt bỏ thái độ nghi kỵ đối đầu bấy lâu để lật sang trang sử mới trong quan hệ song phương.

ba thang cang thang nhat han chuyen rieng hai chung Thúc đẩy đàm phán hạt nhân đạt tiến triển thực sự, Hàn Quốc sẽ tham vấn chặt chẽ với Mỹ

TGVN. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 2/10 cho biết, nước này sẽ tiếp tục tham vấn chặt chẽ với Mỹ để đạt được tiến ...

ba thang cang thang nhat han chuyen rieng hai chung Truyền thông Triều Tiên hối thúc Seoul 'quay lại những nền tảng cơ bản'

TGVN. Ngày 2/10, báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, đã đổ lỗi cho những "hành vi phản bội" của ...

ba thang cang thang nhat han chuyen rieng hai chung Máy bay Hàn Quốc tuần tra quần đảo tranh chấp với Nhật Bản

TGVN. Phát biểu tại sự kiện kỷ niệm ngày thành lập các lực lượng vũ trang Hàn Quốc, Tổng thống Moon Jae-in cho biết, các máy ...

Minh Chi

Đọc thêm

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (4-14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều, tối mưa rào, giông rải rác; Trung-Nam Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (4-14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều, tối mưa rào, giông rải rác; Trung-Nam Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực 10 ngày tới (4-14/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mục tiêu hợp tác biển giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines là đảm bảo hòa bình, ổn định tại Biển Đông và đề cao luật pháp quốc tế.
Trung Quốc phát hiện hầm mộ được bảo tồn tốt từ thời nhà Minh

Trung Quốc phát hiện hầm mộ được bảo tồn tốt từ thời nhà Minh

Một hầm mộ cổ bằng gạch có niên đại từ thời nhà Minh (1368-1644) được tìm thấy tại một ngôi làng ở tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc.
Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Mỹ đang tích cực hợp tác với Trung Quốc để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn về những khác biệt giữa hai nước.
Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Lối nghĩ nam giới không phù hợp để trở thành giáo viên mầm non cần được xóa bỏ, nhằm xây dựng một môi trường giáo dục toàn diện cho trẻ ...
Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 5/5/2024

Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 5/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tiền Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 5/5/2024.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động