Nhỏ Bình thường Lớn

Bắc Kinh chìm trong bão cát lịch sử, Trung Quốc lại 'báo động đỏ' về ô nhiễm môi trường

TGVN. Thủ đô Bắc Kinh và các tỉnh miền Bắc Trung Quốc đang trải qua một cơn bão cát lớn nhất và mạnh nhất trong một thập kỷ. Cơn bão cát đang gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và thổi bay những nỗ lực cải thiện tình trạng ô nhiễm tại Trung Quốc của Chính phủ năm qua.
Bắc Kinh chìm trong bão cát lịch sử, Trung Quốc lại 'báo động đỏ' về ô nhiễm môi trường
Tình trạng ô nhiễm khiến không khí chuyển sang màu vàng cam vào buổi sáng và xám đen vào buổi chiều. (Nguồn: New York Times)

Ngày 15/3, theo Trung tâm Khí tượng Trung Quốc, nhiều vùng tại Trung Quốc (bao gồm Bắc Kinh và 11 tỉnh miền Bắc nước này) đã trải qua tình trạng không khí vô cùng tồi tệ. Cơn bão cát lớn nhất và mạnh nhất trong một thập kỷ đã khiến hàng trăm chuyến bay không thể cất cánh, nhiều trường học phải đóng và hàng chục triệu người dân bị cô lập.

Tại Bắc Kinh, chính quyền thành phố đã yêu cầu trẻ em, người già và người bệnh ở trong nhà, kêu gọi người dân tránh những hoạt động không cần thiết bên ngoài. Tình trạng ô nhiễm khiến không khí chuyển sang màu vàng cam vào buổi sáng và xám đen vào buổi chiều.

Wang Wei, một sinh viên 23 tuổi tốt nghiệp đại học vừa chuyển đến Bắc Kinh từ Hà Nam, một tỉnh ở miền Trung Trung Quốc, cho biết đây là lần đầu tiên anh nhìn thấy cảnh tượng này: “Tôi không thể nhìn thấy tòa nhà bên kia đường", Wang Wei chia sẻ.

Tác động từ trận bão cát được cảm nhận trên hầu hết khu vực miền Bắc Trung Quốc. Các phép đo chỉ số Chất lượng Không khí - do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ đặt ra - đã vượt quá mức nguy hiểm đối với các hạt liên quan đến cát và bụi trong không khí. Các chất ô nhiễm được đo bằng nồng độ PM2.5, hoặc vật chất dạng hạt có kích thước được coi là đặc biệt có hại, cũng ở mức nguy hiểm cao.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Li Shuo, Giám đốc chính sách của tổ chức Hòa bình xanh Trung Quốc cho biết cơn bão xảy ra hôm 15/3 là "kết quả của quá trình suy thoái đất đai và hệ sinh thái ở phía Bắc và phía Tây của Bắc Kinh". Theo ông, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp xung quanh Bắc Kinh cho đến nay đã vượt quá mức trung bình của 4 năm qua.

Trận bão cát đầu tuần này của Trung Quốc xảy ra trong bối cảnh Chính phủ nước này đang tập trung vào sự phục hồi của nền công nghiệp hậu Covid-19, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu lên các sa mạc phía Bắc Trung Quốc và khắc phục hậu quả của những cơn bão lớn vào cuối năm ngoái.

Trong nỗ lực giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần kêu gọi một “cuộc cách mạng xanh” trong nền kinh tế Trung Quốc. Năm 2020, Trung Quốc cũng cam kết sẽ đẩy nhanh nỗ lực giảm lượng khí thải carbon - yếu tố chính gây nên biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, ô nhiễm đã được chứng minh là một thách thức không thể bỏ qua khi các quan chức nước này tiếp tục ưu tiên phát triển kinh tế.

Trước khi ảnh hưởng đến Trung Quốc, cuối tuần qua, bão cát đã gây ảnh hưởng nặng nề tại Mông Cổ. Cơn bão đã làm đổ các tháp điện, làm mất điện ở một số khu vực và cướp đi mạng sống của ít nhất 9 người.

TIN LIÊN QUAN
Kinh hoàng những trận bão cát khổng lồ nuốt chửng cả thành phố
Bão cát sao Hỏa làm tê liệt robot thám hiểm tự hành NASA
Ấn Độ: Bão cát kinh hoàng khiến hơn 200 người thương vong
Bắc Kinh ô nhiễm nghiêm trọng do bão cát
Tuyết màu cam bao phủ châu Âu

(theo New York Times)

Tin cũ hơn

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp' Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực? Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu' Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'