Bạc Liêu: Đồng bào Khmer chung tay xây dựng phum sóc

Phương Nghi
Baoquocte.vn. Bạc Liêu là tỉnh có đông đồng bào Khmer sống cộng cư, những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương nên đời sống bà con Khmer có chuyển biến tích cực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Cuộc sống dần ổn định, kinh tế phát triển, bà con Khmer tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, góp phần làm đẹp thêm phum sóc.

Bạc Liêu: Đồng bào Khmer chung tay xây dựng phum sóc
Bộ mặt phum sóc xã Lộc Ninh (huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) ngày càng khởi sắc có sự đóng góp không nhỏ của các vị sư sãi, A – cha và những người có uy tín trong đồng bào Khmer. (Ảnh: Phương Nghi)

Người có uy tín là cầu nối giữa nhân dân với Đảng

Để vận động đồng bào Khmer tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới, vai trò của các vị trụ trì, sư sãi, những người có uy tín trong đồng bào Khmer cũng được phát huy.

Điều này thể hiện rõ nét khi ở các phum sóc có người có uy tín phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền vận động thì ở nơi đó, phong trào xây dựng nông thôn khởi sắc.

Người có uy tín là cầu nối giữa nhân dân với Đảng trong các phong trào thi đua lao động sản xuất, tự quản, tự phòng về an ninh trật tự, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc.

Đơn cử như Hòa thượng Lý Sa Mouth, Trụ trì chùa Đìa Muồng (Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu) ở ấp Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Phú Đông (huyện Phước Long). Đối với tất cả phong trào do địa phương phát động, Hòa thượng Lý Sa Mouth đều tích cực tham gia.

Tại xã Vĩnh Phú Đông, nhiều hộ nghèo không có điều kiện sửa chữa nhà ở thì báo với Hòa thượng. Ngay lập tức, ông đứng ra vận động bà con đóng góp cây lá, tấm lợp để giúp họ có căn nhà ấm cúng che nắng, che mưa. Thậm chí, ông còn đốn cây trong khuôn viên chùa cho người dân làm cột nhà.

Với tấm lòng rộng lượng, bao dung, ông đã tham gia cùng địa phương vận động cất hơn 80 căn nhà tình thương cho đồng bào dân tộc Khmer nghèo trong ấp.

Khi huyện Phước Long thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Hòa thượng Lý Sa Mouth đóng vai trò rất lớn trong việc vận động bà con người dân tộc Khmer hiến hàng chục ngàn mét vuông đất làm đường giao thông nông thôn.

Ông cũng vận động các tổ chức từ thiện hỗ trợ nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn và các mạnh thường quân xây 4 cây cầu để người dân trong xã thuận tiện đi lại, giao thương buôn bán.

Bạc Liêu: Đồng bào Khmer chung tay xây dựng phum sóc
Hòa thượng Lý Sa Mouth, Trụ trì chùa Đìa Muồng ở ấp Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Phú Đông đi trên cầu Út Sil do Hòa thượng vận động xây dựng để người dân trong xã Vĩnh Phú Đông thuận tiện đi lại, giao thương buôn bán. (Ảnh: Phương Nghi)

Còn ông Danh Huôn ở ấp Đầu Sấu, xã Lộc Ninh (huyện Hồng Dân) là người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer, chia sẻ: Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nên nhân dân nói chung, đồng bào Khmer nói riêng cũng phải tích cực tham gia, góp sức cùng với địa phương.

Đây là trách nhiệm nhưng cũng là quyền lợi của bà con, bởi các công trình sau khi hoàn thành thì người dân trực tiếp được thụ hưởng.

"Chính vì vậy, trong thời gian qua, mỗi khi địa phương phát động là gia đình tôi và bà con Khmer trong ấp luôn tích cực thực hiện, đã đóng góp hàng trăm triệu đồng xây dựng cầu, đường và lắp đặt bóng đèn thắp sáng đường quê…

Ngoài ra, tôi luôn coi trọng việc tuyên truyền, vận động đồng bào Khmer chăm lo phát triển kinh tế, lo cho con cái học hành, không nên nghe theo lời xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch. Tích cực tư vấn cho bà con biết những chính sách dành cho người Khmer...”, ông Huôn nói.

Khơi dậy sức mạnh từ nhân dân

Tại các phum sóc vùng sâu, vùng xa, đồng bào Khmer cùng với địa phương chung sức xây dựng nông thôn mới, bằng nhiều việc làm, hành động cụ thể.

Ông Thạch Dững, ở ấp Đay Tà Ni, xã Hưng Hội (huyện Vĩnh Lợi) phấn khởi nói: “Trước đây đời sống người dân tộc Khmer chúng tôi gặp khó khăn thì Đảng và Nhà nước đã quan tâm tạo mọi điều kiện cho mình phát triển, nay Nhà nước có chủ trương xây dựng nông thôn mới mà người thụ hưởng lại chính là người dân thì không có lý do gì mình lại không đồng tình ủng hộ.

Mới đây, tôi và nhiều bà con Khmer trong ấp đã đứng ra vận động xây dựng một cây cầu bê-tông và một căn nhà tình thương trị giá gần 80 triệu đồng, góp phần cùng chính quyền địa phương hoàn thiện hạ tầng giao thông nông thôn cũng như công tác giảm nghèo của xã”.

Để khơi dậy sức mạnh từ nhân dân, các địa phương thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với địa bàn vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống.

Mặc dù hoàn cảnh gia đình không dư dả, nhưng ông Danh Tùng, ở ấp Trà Cổ (xã Minh Diệu, huyện Hòa Bình) tình nguyện hiến trên 100m2 đất trước nhà để xã thuận lợi triển khai xây dựng lộ bê-tông và bắc cầu qua sông, phục vụ sản xuất, đi lại cho nhân dân.

Ngoài việc hiến đất, ông Tùng còn tham gia tổ tuyên truyền, vận động hội viên nông dân trong ấp thường xuyên chỉnh trang, vệ sinh nhà ở sạch sẽ, tăng cường trồng cây kiểng trước nhà tạo cảnh quan xanh – sạch – đẹp; tham gia trồng hàng rào cây xanh ở những đoạn đường còn trống, không có nhà dân ở, làm nối liền tuyến hàng rào cây xanh của ấp để tạo một hình ảnh vùng quê trong lành, thoáng mát.

Bản thân ông Tùng còn vận động hàng xóm thường xuyên dọn dẹp khuôn viên nhà sạch sẽ, trồng nhiều loại hoa, cây kiểng trước nhà… để tạo cảnh quan nông thôn luôn sạch - đẹp.

Bạc Liêu: Đồng bào Khmer chung tay xây dựng phum sóc
Từ nguồn vốn chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc, nhiều mô hình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp hiệu quả giúp đời sống đồng bào Khmer đã có những bước chuyển tích cực. (Ảnh: Phương Nghi)

Ông Trịnh Thanh Phong, Trưởng Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Thời gian qua, các sư sãi, A-cha, người có uy tín trong đồng bào Khmer đã nêu gương sáng, đi đầu trong xây dựng nông thôn mới, nhờ đó nhiều công trình, phần việc đã hoàn thành nhanh chóng và phát huy hiệu quả.

Ngoài ra, bằng uy tín của mình, họ đã tuyên truyền, vận động gia đình, cộng đồng xây dựng ấp, khóm văn hóa, sản xuất kinh doanh, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống...

Sự tích cực ấy đã góp phần cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn ổn định và phát triển trong sự đi lên của tỉnh nhà. Họ thật sự là hạt nhân đoàn kết, là điểm tựa tinh thần cho cộng đồng và là cầu nối giữa người dân với cấp ủy, chính quyền địa phương”.

Có thể nói, các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với bà con người dân tộc Khmer đã đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao niềm tin của người dân vào đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Từ đó, bà con hăng hái thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng phum sóc, làng quê phát triển.

Diện mạo mới của đồng bào Khmer huyện Tịnh Biên, An Giang

Diện mạo mới của đồng bào Khmer huyện Tịnh Biên, An Giang

Nhờ thực hiện các chính sách đặc thù của Nhà nước dành cho vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống bà ...

Sóc Trăng: Đổi thay vùng đồng bào dân tộc Khmer miệt biển Vĩnh Châu

Sóc Trăng: Đổi thay vùng đồng bào dân tộc Khmer miệt biển Vĩnh Châu

Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer miệt biển Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã và đang đổi thay từng ngày...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Mỹ nhận ra hậu quả của việc dốc lực cho Ukraine, thắng thua của Kiev hiện tại phụ thuộc hoàn toàn vào Washington?

Mỹ nhận ra hậu quả của việc dốc lực cho Ukraine, thắng thua của Kiev hiện tại phụ thuộc hoàn toàn vào Washington?

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng, nếu Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự, đất nước của ông sẽ thua trong xung đột.
Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ

Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ

Đức mới đây đã yêu cầu một nhà điều hành cảng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ chối mọi lô hàng của Nga.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc song phương lãnh đạo nhiều nước và Tổ chức quốc tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc song phương lãnh đạo nhiều nước và Tổ chức quốc tế

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp xúc song phương với Lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/11 và sáng 22/11: Lịch thi đấu VĐQG Thụy Điển - Landskrona BoIS vs Vaernamo; VĐQG Argentina - Talleres vs Sarmiento

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/11 và sáng 22/11: Lịch thi đấu VĐQG Thụy Điển - Landskrona BoIS vs Vaernamo; VĐQG Argentina - Talleres vs Sarmiento

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/11 và sáng 22/11: Lịch thi đấu VĐQG Thụy Điển - Landskrona BoIS vs Vaernamo; VĐQG Indonesia vòng 11...
Tàu khu trục Jeongjo Đại đế: Lá chắn mạnh mẽ mới của Hải quân Hàn Quốc

Tàu khu trục Jeongjo Đại đế: Lá chắn mạnh mẽ mới của Hải quân Hàn Quốc

Ngày 20/11, Hải quân Hàn Quốc cho biết sẽ tiếp nhận một tàu khu trục mới nặng 8.200 tấn được trang bị hệ thống đánh chặn tên lửa tiên tiến ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm Ngày 21/11/2024: Song Tử tình cảm thăng hoa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm Ngày 21/11/2024: Song Tử tình cảm thăng hoa

Tử vi hôm nay 21/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hôm nay, toàn thế giới cùng nhau kỷ niệm Ngày thế giới Vì trẻ sinh non nhằm nâng cao nhận thức về trẻ sinh non và những thách thức mà các em đối mặt.
Tổng thống Mexico: Lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ của đất nước được hiến pháp bảo vệ quyền lợi

Tổng thống Mexico: Lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ của đất nước được hiến pháp bảo vệ quyền lợi

Mexico chính thức đưa vấn đề bình đẳng giới vào hiến pháp quốc gia, nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.
Brazil ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo, đặt mục tiêu giúp đỡ 500 triệu người

Brazil ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo, đặt mục tiêu giúp đỡ 500 triệu người

Liên minh có sự tham gia của 41 quốc gia, với cam kết giúp 500 triệu người thoát đói nghèo qua các chương trình chuyển tiền mặt và bảo trợ xã hội.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động