Văn hóa Thăng Long - Hà Nội tỏa sáng trong kỷ nguyên vươn mình

Bài cuối: Hà Nội - Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người, nơi kết tinh sức mạnh văn hóa Việt Nam

Nguyệt Anh
Baoquocte.vn. Cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và bền vững để giữ gìn, lan tỏa những giá trị văn hóa đặc trưng của Hà Nội tới thế hệ trẻ và toàn xã hội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hà Nội
TS. Trịnh Lê Anh nhấn mạnh, Hà Nội luôn gắn liền với những giá trị văn minh, nét đẹp trong giao tiếp, ứng xử. (Ảnh: Lê Anh)

Trong ký ức của nhiều người dân Việt Nam, sự kiện Giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954 là một mốc son chói lọi trong trang sử đầy hào hùng của dân tộc ta, mở ra một chương mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), TS. Trịnh Lê Anh (Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã dành cho phóng viên Báo Thế giới và Việt Nam cuộc trò chuyện thú vị về lịch sử hào hùng của Thủ đô cũng như những giá trị cốt lõi để gìn giữ, phát triển một Hà Nội - Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người...

Những nét đẹp trong ứng xử

Đảng bộ TP. Hà Nội luôn xác định, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa, hình thành hệ giá trị văn hóa gắn với phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội; coi đây là nguồn lực, động lực quan trọng cho phát triển Thủ đô. Góc nhìn của anh về một Hà Nội văn minh, thanh lịch?

Hà Nội trong mắt tôi luôn gắn liền với những giá trị thanh lịch và văn minh, đó là những nét đẹp trong cách giao tiếp và ứng xử đã trở thành thương hiệu riêng của Thủ đô.

Từ thời thơ ấu, tôi đã thấm nhuần sự nhã nhặn trong từng lời nói, từng cử chỉ của người Hà Nội gốc, từ cách cha mẹ tôi dạy dỗ cho đến cách hàng xóm cư xử với nhau. Những điều nhỏ bé ấy đã tạo nên bức tranh tổng thể của một Hà Nội dịu dàng, lịch lãm.

Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội hiện đại, với một đô thị gần 10 triệu dân và sự gia tăng không ngừng của những người nhập cư từ khắp các vùng miền, Hà Nội đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc duy trì những giá trị đó. Rất nhiều người sinh sống và làm việc ở Hà Nội hiện nay không phải là “người Hà Nội gốc”.

Sự hòa nhập của các tầng lớp dân cư khác nhau đôi khi dẫn đến sự va chạm về văn hóa, có những lúc tôi cảm thấy lo lắng những nét văn minh, thanh lịch vốn là bản sắc của người Hà Nội có thể phai nhạt dần trong dòng chảy của đô thị hóa.

Một trong những trăn trở lớn của tôi là làm sao để những giá trị văn hóa ấy không chỉ là thứ tồn tại trong ký ức của những thế hệ trước, mà còn được giữ gìn và phát huy trong thế hệ trẻ hiện đại. Đô thị phát triển nhanh, cuộc sống trở nên gấp gáp, con người dường như cũng mất đi chút ít sự điềm tĩnh trong giao tiếp hàng ngày. Việc giữ gìn những giá trị ứng xử tốt đẹp trong một xã hội đang biến đổi mạnh mẽ là một thách thức, đòi hỏi không chỉ chính quyền mà mỗi người dân đều phải nỗ lực.

Tôi vẫn tin, nếu chúng ta có thể kết hợp hài hòa giữa việc gìn giữ những giá trị truyền thống với việc thích nghi với thay đổi của xã hội, thì Hà Nội vẫn sẽ là một nơi mà sự thanh lịch và văn minh trở thành nền tảng cho sự phát triển. Điều quan trọng là phải truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ, để họ hiểu và trân trọng những giá trị văn hóa mà cha ông đã xây dựng, đồng thời biết cách ứng dụng trong cuộc sống hiện đại.

Bản sắc riêng mang tên Hà Nội

Thanh lịch, văn minh là những đặc điểm nhân cách con người mang “thương hiệu” Hà Nội. Vậy giải pháp cụ thể để phát huy và gìn giữ giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ thế nào, theo anh?

Thương hiệu “thanh lịch, văn minh” của người Hà Nội là một giá trị văn hóa đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ, liên quan mật thiết đến cả đặc tính của người Hà Nội gốc lẫn vùng đất Hà Nội. Nét thanh lịch của người Hà Nội gốc có nguồn gốc từ nền văn hóa của tầng lớp trí thức, quan lại và thương gia sống tại Thăng Long (Hà Nội ngày nay) – kinh đô nghìn năm văn hiến.

Từ thời phong kiến, Hà Nội đã là nơi hội tụ của tầng lớp tinh hoa, với những quy tắc ứng xử và lối sống được xem là chuẩn mực. Cốt cách của người Hà Nội gốc được rèn luyện qua quá trình sinh hoạt trong môi trường văn hóa đô thị, nơi mà sự tinh tế, lịch sự trong giao tiếp, cách ăn mặc, lối sống được chú trọng.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10): Đẹp mãi Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10): Đẹp mãi 'thương hiệu' người Hà Nội
Tin liên quan

Hà Nội là một nơi hội tụ cư dân từ nhiều vùng miền khác nhau. Trong lịch sử, những người từ khắp đất nước đến đây sinh sống đều bị hấp dẫn và ảnh hưởng bởi lối sống văn minh, thanh lịch của vùng đất này.

PGS, TS Trần Hữu Sơn đã nhận định rằng, Hà Nội có sự hội tụ và chắt lọc những tinh túy văn hóa của các vùng miền, từ đó hình thành nên bản sắc văn hóa riêng. Điều này khiến nhiều người tin rằng, bất kỳ ai đến sống ở Hà Nội cũng sẽ bị ảnh hưởng và dần hòa nhập vào lối sống thanh lịch, văn minh của mảnh đất này.

Qua nhiều thế hệ, các giá trị văn hóa được truyền từ người Hà Nội gốc sang những cư dân mới, làm phong phú thêm bản sắc của Thủ đô. Vì vậy, thương hiệu “thanh lịch, văn minh” của Hà Nội vừa mang đặc trưng của người Hà Nội gốc, vừa là sản phẩm của vùng đất hội tụ và phát triển văn hóa đa dạng, nơi cư dân từ khắp nơi đến và cùng nhau xây dựng nên một lối sống chuẩn mực.

Theo tôi, giải pháp cụ thể để phát huy và gìn giữ giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ cần có sự kết hợp đồng bộ và thực tiễn giữa giáo dục, hoạt động cộng đồng và truyền thông.

Một là, tăng cường giáo dục thực hành thông qua các chương trình ngoại khóa và học đường. Học sinh, sinh viên cần được tiếp cận những chương trình giáo dục văn hóa ứng xử ngay từ khi còn nhỏ, không chỉ qua sách vở mà qua những hoạt động thực tiễn như tham gia các lớp học kỹ năng sống, những chuyến tham quan đến các di tích lịch sử văn hóa của Hà Nội.

Trường học có thể tích hợp thêm các chương trình ngoại khóa về cách ứng xử nơi công cộng, giữ gìn vệ sinh môi trường, tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của giới trẻ với văn hóa Thủ đô.

Hai là, tổ chức các sự kiện văn hóa và các cuộc thi ý nghĩa. Các cuộc thi như “Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức là ví dụ điển hình. Các sự kiện này tạo cơ hội cho giới trẻ không chỉ học hỏi mà còn được thực hành và thể hiện cách ứng xử, giao tiếp lịch sự, tinh tế. Những sân chơi văn hóa này giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn những giá trị truyền thống của Thủ đô, đồng thời phát triển kỹ năng ứng xử hàng ngày.

Ba là, đẩy mạnh vai trò của truyền thông và mạng xã hội. Mạng xã hội là một kênh rất quan trọng trong việc lan tỏa các hình mẫu ứng xử đẹp. Các chiến dịch truyền thông cần tập trung vào việc xây dựng các câu chuyện về lối sống văn minh, như những hành động nhỏ nhặt nhưng ý nghĩa trong đời sống hàng ngày, từ việc giữ gìn vệ sinh công cộng đến cách hành xử nhã nhặn. Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok có thể trở thành công cụ hữu hiệu trong việc giáo dục giới trẻ về cách sống văn minh.

Bốn là, tích hợp giá trị văn hóa vào các hoạt động cộng đồng. Các sự kiện như dọn dẹp phố phường, bảo vệ môi trường, hay tham gia các lễ hội văn hóa truyền thống là những cơ hội thực tế giúp giới trẻ trải nghiệm và phát huy lối sống thanh lịch.

Đây là những hoạt động thiết thực, vừa tạo dựng nhận thức cộng đồng, vừa giúp các bạn trẻ cảm nhận sâu sắc hơn về văn hóa Hà Nội thông qua việc trực tiếp tham gia vào các hoạt động gìn giữ và bảo vệ nét đẹp này. Những giải pháp này cần được thực hiện đồng bộ và bền vững để không chỉ giữ gìn, mà còn lan tỏa những giá trị văn hóa đặc trưng của Hà Nội tới thế hệ trẻ và toàn xã hội.

Hà Nội
Hà Nội vẫn sẽ là một nơi mà sự thanh lịch và văn minh trở thành nền tảng cho sự phát triển. (Ảnh: Lê Anh)

Giáo dục đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc hình thành nên một thế hệ người Hà Nội thanh lịch, văn minh dưới góc nhìn của anh?

Vấn đề này nên được nhìn nhận dưới góc độ toàn diện, không chỉ là lý thuyết trong nhà trường mà còn qua việc thực hành và ứng dụng trong đời sống.

Thứ nhất, giáo dục trong nhà trường và cộng đồng. Tại Hà Nội, nhiều trường học đã lồng ghép giáo dục về văn hóa ứng xử vào chương trình học chính thức, đặc biệt qua các tiết học kỹ năng sống và môn Giáo dục công dân. Các chương trình này không chỉ dừng lại ở việc giảng dạy lý thuyết mà còn khuyến khích học sinh thực hành trong các tình huống thực tế. Ví dụ, nhiều trường đã tổ chức các buổi ngoại khóa về văn hóa ứng xử nơi công cộng, giúp học sinh trải nghiệm cách cư xử nhã nhặn, đúng mực ở bảo tàng, đền chùa hay trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.

Thứ hai, sự kết hợp giữa giáo dục và gia đình trong việc bảo tồn các giá trị thanh lịch. Giáo dục tại Hà Nội không chỉ giới hạn trong nhà trường mà còn bắt nguồn từ gia đình – nơi mỗi thế hệ được thừa hưởng và tiếp nối những giá trị thanh lịch, văn minh. Truyền thống này đã hình thành từ thời Thăng Long xưa, khi người dân Hà Nội luôn coi trọng việc giáo dục con cái về cách ứng xử tinh tế từ nhỏ, bao gồm cả việc ăn nói, đi đứng và giao tiếp hàng ngày. Các gia đình Hà Nội gốc thường chú trọng truyền đạt những quy tắc ứng xử lịch sự, làm nền tảng cho quá trình phát triển nhân cách của trẻ em, tạo ra một cộng đồng có lối sống văn minh.

Thứ ba, hoạt động thực tiễn thông qua chương trình ngoại khóa và văn hóa cộng đồng. Ngoài giáo dục học đường, các hoạt động văn hóa cộng đồng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục giới trẻ về lối sống thanh lịch, văn minh. Ví dụ, chương trình “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được triển khai rộng rãi tại Hà Nội, kết hợp giáo dục kỹ năng sống và văn hóa ứng xử cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa và sự kiện văn hóa. Việc tổ chức các lễ hội văn hóa và tham quan di tích lịch sử không chỉ giúp học sinh tiếp cận gần hơn với văn hóa Thủ đô mà còn khơi dậy lòng tự hào và ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ những giá trị này.

Thứ tư, truyền thông và mạng xã hội cũng có thể đóng vai trò giáo dục. Truyền thông đại chúng và mạng xã hội có thể góp phần quan trọng trong việc lan tỏa những hình mẫu văn minh, thanh lịch cho thế hệ trẻ. Thông qua các chiến dịch tuyên truyền, phim tài liệu, hoặc những câu chuyện về văn hóa ứng xử đẹp trong cộng đồng, giới trẻ có thể dễ dàng tiếp cận với những hình mẫu đúng đắn và học hỏi cách áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.

Thứ năm, các hoạt động mang tính thực hành và tác động trực tiếp. Thực tiễn đã cho thấy, khi giáo dục được kết hợp với các hoạt động thực hành, như dọn dẹp vệ sinh đường phố, tham gia các hoạt động từ thiện hay giữ gìn trật tự công cộng, thì những giá trị về lối sống thanh lịch, văn minh sẽ thấm sâu hơn trong mỗi học sinh. Hà Nội đã tổ chức nhiều chương trình văn hóa nhằm xây dựng người Hà Nội văn minh, thu hút sự tham gia tích cực của giới trẻ, từ đó giúp các em hiểu rõ hơn vai trò của mình trong việc gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống.

Tóm lại, giáo dục đóng vai trò chủ chốt không chỉ trong việc truyền đạt kiến thức về văn hóa mà còn trong việc giúp giới trẻ thực hành và thấm nhuần lối sống văn minh, thanh lịch trong một thành phố đang phát triển và hội nhập.

TS. Trịnh Lê Anh: Cần lan tỏa những giá trị văn hóa đặc trưng của Hà Nội trong dòng chảy thời đại
Thời hiện đại, người Hà Nội vẫn giữ nếp sống văn minh, thanh lịch. (Ảnh: Lê Anh)

Hà Nội trong "dòng chảy" thời đại

Hà Nội được ghi nhận là “Thành phố Sáng tạo", “Thành phố vì hòa bình", “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”.... Vậy theo anh, chúng ta phải làm gì để phát huy được những danh hiệu đó cũng như giữ gìn những giá trị thanh lịch, văn minh đặc trưng của người Hà Nội trong dòng chảy của thời đại?

Những giá trị thanh lịch và văn minh đặc trưng của người Hà Nội cần được gìn giữ là một chủ đề không chỉ đề cập đến quá khứ mà còn phải gắn liền với thực tại và tương lai của thành phố. Hà Nội ngày nay là một đô thị đang phát triển nhanh chóng với những thay đổi mạnh mẽ về xã hội, kinh tế và văn hóa. Trong bối cảnh đó, việc giữ gìn các giá trị văn hóa thanh lịch, văn minh càng trở nên quan trọng, đòi hỏi sự thay đổi trong cách tiếp cận của mỗi cá nhân và cộng đồng.

Do đó, cần sự tinh tế trong giao tiếp và ứng xử. Một trong những đặc trưng dễ nhận thấy nhất của người Hà Nội là sự tinh tế trong cách giao tiếp. Người Hà Nội, đặc biệt là người Hà Nội gốc, luôn chú trọng đến việc sử dụng ngôn từ lịch sự, thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, sự vội vã, nhịp sống gấp gáp và sức ép của công nghệ đã khiến không ít người mất đi sự kiên nhẫn trong giao tiếp.

Việc giữ gìn sự tinh tế này đòi hỏi phải có một sự thay đổi trong nhận thức về giá trị của giao tiếp lịch sự. Những hành động nhỏ như việc xưng hô đúng mực, giữ khoảng cách phù hợp khi nói chuyện hay lắng nghe người khác cần phải được tái khẳng định trong đời sống hàng ngày.

Đồng thời, tôn trọng lẫn nhau và tính cộng đồng. Tôn trọng lẫn nhau, một giá trị cốt lõi trong văn hóa ứng xử của người Hà Nội, không chỉ dừng lại ở việc đối xử lịch sự mà còn bao hàm cả sự tôn trọng không gian chung và ý thức cộng đồng. Hà Nội là một thành phố đông đúc, với lượng dân cư không ngừng tăng lên do di cư từ các tỉnh thành khác. Sự tôn trọng lẫn nhau cần được thể hiện qua việc cư xử trong các không gian công cộng như giữ vệ sinh nơi công cộng, xếp hàng đúng nơi, ứng xử văn minh khi tham gia giao thông.

Ở khía cạnh này, người Hà Nội cần nhận thức rõ ràng rằng, để giữ gìn bản sắc thanh lịch, mỗi cá nhân phải đóng góp vào việc xây dựng và duy trì một môi trường sống chung văn minh, sạch đẹp.

Bên cạnh đó, một giá trị quan trọng khác của người Hà Nội là lối sống giản dị nhưng không kém phần tinh tế. Từ cách ăn mặc, lựa chọn đồ ăn, cho đến việc trang trí nhà cửa, người Hà Nội thường ưa chuộng sự tinh tế và không phô trương.

Tuy nhiên, lối sống này đang dần bị thay thế bởi những xu hướng tiêu dùng hiện đại, khi nhiều người trẻ chạy theo các trào lưu thời trang và lối sống xa hoa. Việc giữ gìn giá trị này đòi hỏi sự giáo dục về cách sống cân bằng giữa truyền thống và hiện đại, đồng thời khuyến khích người trẻ trân trọng những giá trị đơn giản nhưng bền vững.

Hơn thế, trong quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa, Hà Nội đã và đang tiếp nhận nhiều nét văn hóa từ bên ngoài. Điều này đặt ra câu hỏi làm thế nào để duy trì sự thanh lịch và văn minh trong một môi trường văn hóa đa dạng như vậy. Điều quan trọng là khả năng thích ứng của người Hà Nội với các yếu tố mới, nhưng không vì thế mà đánh mất bản sắc riêng. Những giá trị truyền thống cần được biến đổi phù hợp với bối cảnh hiện đại, chẳng hạn như việc ứng xử lịch sự trên các nền tảng công nghệ và mạng xã hội.

Để giữ gìn những giá trị này, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong gia đình, nhà trường và truyền thông đại chúng. Các chương trình giáo dục văn hóa, các hoạt động cộng đồng và những chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội cần tiếp tục được phát triển mạnh mẽ để giới trẻ thấu hiểu và trân trọng những giá trị văn hóa đặc trưng của Hà Nội. Điều quan trọng là phải truyền tải thông điệp rằng, thanh lịch không chỉ là một hình thức bề ngoài, mà là sự tinh tế trong cả hành động và tư duy.

Tóm lại, những giá trị thanh lịch và văn minh đặc trưng của người Hà Nội không chỉ cần được gìn giữ mà còn phải được phát triển phù hợp với xã hội hiện đại. Đây không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội trong việc tạo dựng và duy trì một nền văn hóa ứng xử chuẩn mực giữa một thành phố đang không ngừng đổi mới.

Xin cảm ơn anh!

Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chiều 3/10, UBND TP. Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý III/2024, trong đó có ...

Người phác thảo lịch sử Hà Nội thời cận đại

Người phác thảo lịch sử Hà Nội thời cận đại

Hà Nội thời cận đại – từ nhượng địa đến thành phố (1873-1945) là cuốn sách được ấp ủ và nghiên cứu trong một khoảng ...

Sống lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Hà Nội trong 'Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình'

Sống lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Hà Nội trong 'Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình'

"Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" là sự kiện văn hóa lớn của Hà Nội, được kỳ vọng sẽ tạo ra hiệu ứng truyền ...

Nhiều điểm nhấn tại Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024

Nhiều điểm nhấn tại Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024

Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội mở ra định hướng mới cho phát triển văn hóa, du lịch Thủ đô, là điểm đến ...

Thu Hà Nội như một trang sách mở...

Thu Hà Nội như một trang sách mở...

Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, mùa Thu Hà Nội trở nên lãng mạn và sâu sắc hơn bao giờ hết...

Bài viết cùng chủ đề

Hà Nội - Thành phố vì hòa bình

Đọc thêm

Xuân Quê hương 2025 tại Angola: Rộn ràng không khí mừng Đảng, mừng Xuân, đón chào năm mới

Xuân Quê hương 2025 tại Angola: Rộn ràng không khí mừng Đảng, mừng Xuân, đón chào năm mới

Đông đảo bà con người Việt Nam từ thủ đô Luanda và các tỉnh của Angola đã đến dự Xuân Quê hương 2025 do Đại sứ quán Việt Nam tại ...
Việt Nam coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp hai nước

Việt Nam coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp hai nước

Tổng Bí thư khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục tạo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Hoa ...
Israel phát hiện tu viện 1.500 năm với sàn được khảm rực rỡ

Israel phát hiện tu viện 1.500 năm với sàn được khảm rực rỡ

Cơ quan Cổ vật Israel thông báo, nước này phát hiện một tu viện thời kỳ Byzantine, niên đại khoảng 1.500 năm, sàn khảm rực rỡ và bảo tồn tốt.
Vùng 4 Hải quân đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Vùng 4 Hải quân đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Sáng ngày 7/1, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã trang trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Trung Quốc lên tiếng về việc Indonesia gia nhập BRICS, Nga 'điểm tên' các quốc gia muốn trở thành đối tác của nhóm

Trung Quốc lên tiếng về việc Indonesia gia nhập BRICS, Nga 'điểm tên' các quốc gia muốn trở thành đối tác của nhóm

Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Indonesia và các quốc gia thành viên khác trong BRICS để xây dựng mối quan hệ đối tác thực chất, toàn diện hơn.
Dự báo thời tiết ngày mai (8/1): Bắc Bộ trời rét, vùng núi và trung du mưa rải rác; Nam Trung Bộ, Tây Nguyên ngày nắng

Dự báo thời tiết ngày mai (8/1): Bắc Bộ trời rét, vùng núi và trung du mưa rải rác; Nam Trung Bộ, Tây Nguyên ngày nắng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (8/1) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Bộ GD&ĐT chuẩn bị triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bộ GD&ĐT chuẩn bị triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Năm 2025, Bộ GD&ĐT triển khai một số việc trọng tâm, trong đó có việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Nâng mức phạt giúp 'xây' văn hóa giao thông

Nâng mức phạt giúp 'xây' văn hóa giao thông

Nghị định 168 có thể coi là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao ý thức và bảo đảm an toàn giao thông.
Nhiều trường đại học tăng chỉ tiêu, điều chỉnh phương án tuyển sinh

Nhiều trường đại học tăng chỉ tiêu, điều chỉnh phương án tuyển sinh

Năm nay, nhiều trường đại học ở phía Nam tăng số chỉ tiêu và điều chỉnh các phương án tuyển sinh và mở ngành mới.
Tạo chuyển biến cho các trung tâm học tập cộng đồng

Tạo chuyển biến cho các trung tâm học tập cộng đồng

Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ...
Quy định mới về dạy thêm, học thêm, giáo viên cần lưu ý gì?

Quy định mới về dạy thêm, học thêm, giáo viên cần lưu ý gì?

Bộ GD&ĐT vừa ban hành thông tư quy định về dạy thêm, học thêm, trong đó nêu các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm.
Giáo dục chuyển mình đáp ứng yêu cầu khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Giáo dục chuyển mình đáp ứng yêu cầu khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhìn lại quá trình phát triển giáo dục trong những năm qua có thể tự hào về những thành tựu đạt được nhưng cũng cần nhận thức rõ thách thức.
Vùng 4 Hải quân đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Vùng 4 Hải quân đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Sáng ngày 7/1, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã trang trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Mức phạt lỗi không mang hoặc không có giấy phép lái xe mới nhất 2025

Mức phạt lỗi không mang hoặc không có giấy phép lái xe mới nhất 2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung mức phạt lỗi không mang hoặc không có giấy phép lái xe theo Nghị định 168.
Algeria nỗ lực bảo vệ, giải cứu chim sẻ vàng khỏi thợ săn

Algeria nỗ lực bảo vệ, giải cứu chim sẻ vàng khỏi thợ săn

Chim sẻ cánh vàng là loài chim quý hiếm, có nguồn gốc từ Tây Âu, Bắc Phi. Tại Algeria, nuôi nhốt loài chim này thành sở thích của nhiều người.
Mức phạt che biển số xe năm 2025 đối với ô tô, xe máy

Mức phạt che biển số xe năm 2025 đối với ô tô, xe máy

Bài viết dưới đây sẽ đề cập quy định mới về mức phạt che biển số xe năm 2025 đối với ô tô, xe máy theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
Hàng nghìn vận động viên cùng cam kết giảm phát thải carbon và bảo vệ môi trường sống

Hàng nghìn vận động viên cùng cam kết giảm phát thải carbon và bảo vệ môi trường sống

Bên cạnh những tấm huy chương, các vận động viên đều nhận được một cây xanh sau khi ký cam kết giảm phát thải, bảo vệ môi trường.
Cảnh báo sự cố hàng không do hiện tượng thời tiết cực đoan vào mùa Đông

Cảnh báo sự cố hàng không do hiện tượng thời tiết cực đoan vào mùa Đông

Cơ quan Khí tượng Đức (DWD) đã cảnh báo về các yếu tố nguy hiểm có thể gây ra các sự cố hàng không khác trong mùa Đông khắc nghiệt này.
Bệnh viện dã chiến Việt Nam cấp cứu và điều trị thành công nữ quân nhân Ghana bị vỡ nang buồng trứng

Bệnh viện dã chiến Việt Nam cấp cứu và điều trị thành công nữ quân nhân Ghana bị vỡ nang buồng trứng

Các bác sĩ Bệnh viên dã chiến cấp 2 số 6 Việt Nam đã nhanh chóng cấp cứu một nữ bệnh nhân Ghana được chẩn đoán vỡ nang cơ năng buồng trứng trái.
Những thực phẩm lành mạnh có thể cải thiện tâm trạng trong mùa Đông

Những thực phẩm lành mạnh có thể cải thiện tâm trạng trong mùa Đông

Chocolate đen, cá, khoai lang, các loại hạt, rau lá xanh, trứng giúp cải thiện tâm trạng, miễn dịch và tăng năng lượng trong mùa Đông lạnh giá.
Bác sĩ nhận định về chấn thương và thời gian hồi phục của tiền đạo Xuân Son

Bác sĩ nhận định về chấn thương và thời gian hồi phục của tiền đạo Xuân Son

Bác sĩ nhận định, đây là một vết gãy nhẹ nhưng vẫn cần thời gian hồi phục khoảng 10 tháng để tiền đạo Xuân Son trở lại thi đấu chuyên nghiệp.
Khuyến nghị biện pháp điều trị và phòng ngừa dịch cúm ở trẻ em

Khuyến nghị biện pháp điều trị và phòng ngừa dịch cúm ở trẻ em

Tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp ở Trung Quốc đang gia tăng, đặc biệt tỷ lệ phát hiện dương tính với virus cúm có sự gia tăng đáng kể.
Thông tin chính xác về dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc

Thông tin chính xác về dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết sẽ tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh để cập nhật và chủ động cung cấp thông tin.
Nhật Bản bùng phát đợt cúm gia cầm thứ 19 trong mùa dịch hiện tại

Nhật Bản bùng phát đợt cúm gia cầm thứ 19 trong mùa dịch hiện tại

Nhà chức trách Nhật Bản đã bắt đầu tiêu hủy khoảng 50.000 con gà sau khi ghi nhận đợt bùng phát cúm gia cầm tại một trang tại ở tỉnh Iwate.
Phiên bản di động