TIN LIÊN QUAN | |
Lãnh đạo toàn cầu cam kết chi hơn 8 tỷ USD cho vaccine phòng chống Covid-19 | |
Stratfor dự báo tác động của dịch Covid-19 đến nguồn cung lương thực toàn cầu |
Đại sứ Ngô Thị Hòa. |
Trả lời Tạp chí Diplomat, Đại sứ Ngô Thị Hòa cho biết mình kết thúc nhiệm kỳ Đại sứ tại Hà Lan vào cuối tháng 3. Khi đó, toàn bộ châu Âu vẫn đang ở cao điểm của dịch Covid-19 nên Đại sứ mất rất nhiều thời gian và công sức mới tìm được 1 chuyến bay từ Frankfurt (Đức) về tới sân bay Vân Đồn (Việt Nam). Những thách thức của việc đi lại trong khoảng thời gian này thực sự là dấu hiệu cho thấy tình hình nghiêm trọng của dịch bệnh.
“Tôi đã nhận thức được vấn đề cấp bách của đại dịch do thường xuyên theo dõi tin tức, nhưng tôi thực sự chưa hiểu hết được nó cho đến khi trở về Việt Nam và phải cách ly trong 2 tuần”, Đại sứ Ngô Thị Hòa chia sẻ.
Trên chuyến bay của Vietnam Airlines về nước, tất cả hành khách đều phải đeo khẩu trang, đi găng tay và kiểm tra nhiệt độ trước khi lên và sau khi xuống máy bay. Mỗi một hành khách phải được ngồi cách 1 hàng ghế để giảm thiểu tiếp xúc. Ngoài ra, ai cũng phải được phun thuốc khử trùng.
Đại sứ Ngô Thị Hòa chia sẻ bản thân chưa từng được trải nghiệm một chuyến bay nào như vậy, cho nên có phần "lo lắng" khi thấy tất cả hành khách đều hành động rất thận trọng. Đó là một lời nhắc nhở về sự nguy hiểm của căn bệnh này.
Là một nhà ngoại giao, Đại sứ Ngô Thị Hòa có thể lựa chọn tự cách ly tại nhà. Thế nhưng, để hoàn thành trách nhiệm của một công dân Việt Nam, Đại sứ đã chọn cách ly tập trung để các nhân viên y tế có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của mình một cách cẩn thận và sớm hành động nếu có bất cứ điều gì xảy ra.
Ngoài ra, Đại sứ cũng không giấu "tò mò" về các cơ sở cũng như phương pháp kiểm dịch của Việt Nam.
Tin liên quan |
Chống dịch Covid-19: Việt Nam tiếp tục nhận ‘cơn mưa’ lời khen từ báo chí quốc tế |
Đại sứ và một số hành khách trên chuyến bay về Vân Đồn được sắp xếp cách ly tại một khách sạn 4 sao ở Vịnh Hạ Long trong 14 ngày. Trong khoảng thời gian đó, tất cả hành khách phải tuân theo một số quy tắc và thủ tục khá chặt chẽ. Họ được kiểm tra nhiệt độ cơ thể, theo dõi tình trạng sức khỏe hàng ngày. Bất cứ ai có triệu chứng như sốt và ho khan, giống với triệu chứng của Covid-19 sẽ lập tức được chuyển tới bệnh viện điều trị.
“Chúng tôi phải ở trong phòng suốt thời gian cách ly tập trung và tránh tiếp xúc với người khác. Điều này có nghĩa tôi không thể rời khỏi phòng đi mua bất cứ thứ gì hay ăn ngoài. Hàng ngày, chúng tôi được cung cấp 3 bữa ăn tận phòng.
Những người làm công tác kiểm dịch cũng rất tâm lý, họ biết rằng những bữa ăn hàng ngày lặp đi lặp lại sẽ rất dễ ngán, vì vậy họ sẵn sàng mua giúp bất cứ thứ gì mà chúng tôi yêu cầu, như đồ ăn nhẹ hoặc đồ dùng cá nhân”, Đại sứ Ngô Thị Hòa chia sẻ.
“Sau 2 tuần cách ly, tôi đã chính thức có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 và được phép về nhà. Trên hành trình 250km trở về Thủ đô Hà Nội, tôi đã đi qua rất nhiều trạm kiểm tra và phải xuất trình giấy tờ cho thấy tôi đã hoàn thành giai đoạn cách ly bắt buộc. Tôi thấy rõ rằng Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện rất nhiều biện pháp cẩn trọng để giảm thiểu các ca nhiễm Covid-19 mới”.
Những con phố vắng tanh trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội. |
Trong khoảng thời gian này, Việt Nam đang thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, cho nên các con phố ở Hà Nội gần như là vắng tanh, tất cả các nhà hàng và hầu hết các cửa hàng đều đóng cửa, người dân cũng được yêu cầu ở trong nhà, không nên ra đường nếu không có việc gì cấp thiết.
Kết thúc 3 năm nhiệm kỳ, Đại sứ Ngô Thị Hòa trở lại với một Hà Nội vô cùng kỳ lạ, yên ắng tới mức lạ thường. Sự hối hả và nhộn nhịp thường thấy, những quán ăn đường phố nổi tiếng, đã trở thành hình tượng của thành phố… đều đã biến mất. Khoảng thời gian duy nhất mà người ta thấy một Hà Nội yên tĩnh và vắng vẻ như vậy là trong dịp Tết Nguyên đán. Thế nhưng, khoảng thời gian này chả có gì để ăn mừng cả.
Tuy nhiên, những biện pháp cứng rắn này là vô cùng cần thiết và đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự bùng phát và lây lan rộng rãi của Covid-19. Mặc dù Việt Nam là nước láng giềng của Trung Quốc - nơi khởi điểm của dịch bệnh nhưng số lượng ca nhiễm của Việt Nam rất thấp so với mặt bằng chung của thế giới, với 271 ca nhiễm, 227 bệnh nhân được điều trị thành công và 0 trường hợp tử vong.
Với chiều hướng tích cực này, các biện pháp giãn cách xã hội đang dần được nới lỏng. Đây là một dấu hiệu cho thấy Việt Nam đã thành công trong công cuộc chiến đấu với dịch bệnh.
Nhiều người tự hỏi, làm cách nào Việt Nam có thể đạt được những thành công nhất định như vậy. Đại sứ Ngô Thị Hòa chia sẻ những biện pháp sau đây: Nâng cao nhận thức cộng đồng về các rủi ro và ảnh hưởng của Covid-19; Truy tìm nguồn gốc, dịch tễ của tất cả các ca nhiễm và xác định các cụm bệnh; Cách ly toàn quốc trong thời gian dài để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh; Khởi động các chiến dịch truyền thông tới công chúng nhằm kêu gọi toàn dân đoàn kết, chung tay đẩy lùi dịch bệnh; Tư vấn về việc thay đổi các thói quen thường nhật của người dân để thích ứng với tình hình hiện nay.
Đại sứ Ngô Thị Hòa thừa nhận đây là "khoảng thời gian khó khăn mà không phải ai cũng có thể dễ dàng thích nghi với sự thay đổi này", đó là lý do Chính phủ triển khai các sáng kiến như hỗ trợ những người bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh và các biện pháp cách ly. Các sáng kiến còn bao gồm các ưu đãi kinh tế, như kéo dài thời hạn nộp thuế cho doanh nghiệp, hỗ trợ tài chính cho người nghèo…
Việc các quốc gia áp dụng các phương pháp này là không có gì đáng ngạc nhiên, một số phương pháp trở nên phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, theo Đại sứ Ngô Thị Hòa, "điều quan trọng là phải nhấn mạnh vào sự hiệu quả của các chiến thuật cho dù nó thông dụng ra sao".
Nhà ngoại giao Việt Nam hy vọng những chia sẻ của mình là "hữu ích" cho các quốc gia trên toàn thế giới trong cuộc chiến chống lại Covid-19. "Chỉ khi tất cả cùng đoàn kết, chúng ta mới có thể giải quyết dứt điểm căn bệnh này và vượt qua đại dịch”.
| Câu chuyện 'thành công ngoại lệ' trong chống Covid-19 của Việt Nam là bài học cho Mỹ TGVN. Báo Washington Post cho rằng Việt Nam là câu chuyện “thành công ngoại lệ” trong cuộc chiến chống dịch viêm đường hô hấp cấp ... |
Đại dịch Covid-19 dần hạ nhiệt, thế giới tất bật quay lại cuộc sống thường nhật TGVN. Người dân ở nhiều nơi trên khắp thế giới từ Mỹ đến châu Âu và châu Á đang tất bật chuẩn bị quay trở lại ... |
Chuyên gia quốc tế chỉ rõ yếu tố “then chốt” giúp Việt Nam đánh bại dịch Covid-19 TGVN. Việt Nam thành công nhờ sự kết hợp của nhiều yếu tố, hành động nhanh và quyết liệt bao gồm vai trò lãnh đạo ... |