Bài học xử lý nước của người Singapore

Nguy cơ khan hiếm nước đang đe dọa cả thế giới, tuy nhiên, Singapore lại là ngoại lệ khi hệ thống quản lý nguồn nước của quốc gia này đang mẫu hình để các quốc gia khác học tập.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bai hoc xu ly nuoc cua nguoi singapore Du lịch Singapore muốn biến đam mê thành hiện thực
bai hoc xu ly nuoc cua nguoi singapore Singapore tăng gấp đôi ngân sách cho giáo dục mầm non

Nhận thức sớm, hành động sớm

Hiện nay, có tới 2,1 tỷ người trên thế giới không có nước sạch để sử dụng. Dự báo đến năm 2050, con số này sẽ đạt tới 3,9 tỷ người – nghĩa là cứ 5 người trên thế giới sẽ có hơn 2 người sẽ phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước sạch. Nhiều hồ chứa nước ngọt trên khắp thế giới đang dần cạn kiệt và các quốc gia đều đang vật lộn với công tác sản xuất nước đủ để đáp ứng nhu cầu.

bai hoc xu ly nuoc cua nguoi singapore
Một nhà máy xử lý nước thải ở Singapore. (Nguồn: The TODAY)

Nước - dù không phải là nguồn tài nguyên vô hạn nhưng nó có thể được tái sử dụng nhiều lần. Tuy nhiên, sự lãng phí và ô nhiễm nguồn nước đang xảy ra phổ biến trên thế giới và việc bảo tồn các nguồn nước để đáp ứng nhu cầu đang ngày càng gia tăng mới chỉ dừng lại ở ý tưởng. Nhưng, Singapore không nằm trong số đó.

Ngay sau khi tuyên bố độc lập năm 1965, đảo quốc sư tử đã ý thức được tầm quan trọng của chính sách quản lý sử dụng nước đối với sự sống còn của quốc gia này. Sau vài năm xây dựng, Kế hoạch Tổng thể về Nước năm 1972 của đảo quốc này đã đề xuất đổi mới về chính sách, quản lý công nghệ, xem xét việc sản xuất nước uống thông qua khử muối và tái chế.

Nước thải, sau khi được tái chế hoàn toàn, có thể trở lại thành nguồn nước sạch sơ khai. Trong chiến lược quản lý nguồn nước, quốc gia Đông Nam Á này đã nhanh chóng nhận ra khả năng tái sử dụng và tái chế nước từ những nguồn không thể tưởng tượng được – đó là nước thải.

NEWater – sản phẩm hoàn hảo

Nước tinh khiết lọc từ nước thải (NEWater) là ví dụ thiết thực nhất về kinh nghiệm tái chế nguồn nước của Singapore. Được ra mắt vào năm 2002, NEWater trở thành một trong 4 nguồn cấp nước quan trọng nhất của quốc gia này – ba nguồn còn lại là nước thiên nhiên (nước mưa), nước nhập khẩu và nước biển khử muối. Nước tái chế chiếm tới 2/5 lượng cung nước của Singapore. Do chi phí thấp nên doanh nghiệp được hưởng lợi đáng kể.

Vì nguồn gốc ban đầu vốn không sạch sẽ của NEWater (từ nước thải), các nhà hoạch định chính sách Singapore phải thận trọng cân nhắc tới phản ứng của dư luận. Khi NEWater được ra mắt vào năm 2002, Cơ quan quản lý nước quốc gia Singapore (PUB) đã rất nỗ lực nâng cao nhận thức cho người dân tại các trung tâm cộng đồng và nơi làm việc. Thông tin về quy trình tái chế nước đã được xuất bản trong sách giáo khoa ở Singapore. Các trường học tổ chức những chuyến tham quan tới Trung tâm tham quan NEWater để học sinh trực tiếp chứng kiến trọn vẹn quá trình lọc nước thần kỳ này.

bai hoc xu ly nuoc cua nguoi singapore
Khu dự trữ nước MacRitchie là nơi mọi người tập chèo kayak, đi bộ, chạy bộ xung quanh hồ. (Nguồn: TripAdvisor)

Tuy nhiên, chỉ giáo dục không thôi thì không đủ để thúc đẩy người dân chấp nhận sử dụng nguồn tài nguyên “tuy cũ mà mới” này. Làm thế nào để họ tin tưởng vào khả năng sản xuất nước sạch là rất quan trọng. Uống nước NEWater ở nơi công cộng, đó là cách mà các chính trị gia cấp cao của Singapore trở thành các đại sứ của nước tái chế. Người dân Singapore dần dần coi nước NEWater như một nguồn cung cấp nước hàng đầu của quốc gia.

Cuộc thăm dò ý kiến của Forbes được tiến hành vào cuối năm 2002 đã chỉ ra rằng, có tới 98% người được hỏi chấp nhận dùng NEWater, với 82% cho biết họ sẽ uống trực tiếp NEWater và 16% khác trả lời rằng họ sẽ uống nếu nước này chung với nước ngọt thông thường.

Quá trình tái chế đã không làm giảm chất lượng của loại nước mới. NEWater đáp ứng tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), và thậm chí còn sạch hơn nước của các thành phố lớn khác. Ngày nay, phần lớn nguồn cung nước NEWater dùng để hỗ trợ cho hoạt động của các trung tâm thương mại và các khu công nghiệp thông qua mạng lưới ống dẫn.

Vào năm 2014, NEWater đã giành giải thưởng của cuộc thi “Nước cho cuộc sống” của Liên hợp quốc về lĩnh vực quản lý bền vững tài nguyên nước. Như vậy có thể thấy rằng, việc nhân rộng phương pháp của Singapore trên toàn thế giới có lẽ chỉ còn là vấn đề thời gian.

bai hoc xu ly nuoc cua nguoi singapore Singapore giành vị trí thứ 3 về chất lượng sống tại châu Á

Kết quả khảo sát mới đây của Tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU) cho thấy, Singapore lần đầu tiên vượt qua Hong Kong (Trung Quốc) ...

bai hoc xu ly nuoc cua nguoi singapore Singapore: Học sinh tiểu học mua đồ bằng đồng hồ thông minh

Ngày 17/8, ngân hàng POSB của Singapore chính thức triển khai dự án “Người bạn thông minh” giúp cho hơn 6.000 học sinh thuộc 19 ...

bai hoc xu ly nuoc cua nguoi singapore Học gì từ "tinh thần Singapore"?

Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng nói câu nổi tiếng: “Chúng ta phải sống trong một thế giới như nó vốn có, không ...

Nguyễn Nhiên (theo The Today)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc

Chiều ngày 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vân Nam.
Công ty TNHH đóng tàu HD Huyndai Việt Nam: Từng bước khẳng định thương hiệu riêng

Công ty TNHH đóng tàu HD Huyndai Việt Nam: Từng bước khẳng định thương hiệu riêng

Công ty TNHH Đóng tàu HD Hyundai Việt Nam (HVS) được thành lập năm 1996.
Phấn đấu đưa Khu kinh tế Vân Phong trở thành trung tâm kinh tế năng động, thông minh, bền vững, bản sắc

Phấn đấu đưa Khu kinh tế Vân Phong trở thành trung tâm kinh tế năng động, thông minh, bền vững, bản sắc

Khu kinh tế (KKT) Vân Phong được đánh giá là 'địa chỉ đỏ' về thu hút đầu tư tại duyên hải Nam Trung Bộ.
Học sinh, sinh viên cảnh giác trước chiêu trò lừa đảo mạo danh bảo hiểm y tế Hà Nội

Học sinh, sinh viên cảnh giác trước chiêu trò lừa đảo mạo danh bảo hiểm y tế Hà Nội

Bảo hiểm xã hội Hà Nội khẳng định không yêu cầu phụ huynh, học sinh, sinh viên cập nhật thông tin thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID.
Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Tôi hỏi là ông sẽ bỏ phiếu cho ai? Kamala Harris, ông trả lời tôi với giọng nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát.
Thung Nham: Bức tranh thiên nhiên sống động trong lòng Tràng An

Thung Nham: Bức tranh thiên nhiên sống động trong lòng Tràng An

Với vị trí giữa vùng lõi của Di sản thế giới Tràng An (Ninh Bình), Thung Nham mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị và khác biệt.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động