‘Bản hòa âm’ giữa ngoại giao khoa học và thành phố

Ngọc Anh
Ngày nay, việc kết hợp ngoại giao thành phố và ngoại giao khoa học được xem là giải pháp chiến lược nhằm ứng phó các thách thức toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh quá trình đô thị hóa dự báo tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
‘Bản hòa âm’ giữa ngoại giao khoa học và thành phố
Bên cạnh ngoại giao nhà nước, ngoại giao thành phố tập trung xây dựng mạng lưới kết nối các đô thị, chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực để cùng đối mặt thách thức chung. (Nguồn: Shutterstock)

Ngoại giao thành phố (city diplomacy) khi kết hợp với ngoại giao khoa học (science diplomacy) sẽ là cách tiếp cận hiệu quả hơn để giải quyết các thách thức đô thị, đặc biệt là ở Nam Á. Đó là quan điểm của TS. Muhammad Ittefaq (Khoa Nghiên cứu Truyền thông, Đại học James Madison, Mỹ) trong bài viết mới đăng trên trang web của Trung tâm Nam Á, Trường Kinh tế và Chính trị học London (Anh).

Chủ động đảm nhận vai trò riêng

Năm 2019, theo bà Nina Hachigian, Đặc phái viên Mỹ về ngoại giao thành phố và tiểu bang, các thành phố cần chủ động đảm nhận vai trò riêng trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, trong bối cảnh dự báo đến năm 2050, phần lớn dân số toàn cầu tập trung tại khu vực đô thị.

Ủy ban các khu vực châu Âu (CoR) nêu rõ, ngoại giao thành phố là “công cụ đắc lực giúp chính quyền địa phương và các đối tác tăng cường gắn kết xã hội, bảo vệ môi trường, ngăn chặn và giải quyết xung đột, đồng thời thúc đẩy tái thiết theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm bảo đảm an sinh xã hội, dân chủ, công bằng, tiến bộ và thịnh vượng cho người dân”.

Thay vì chỉ phụ thuộc vào ngoại giao nhà nước, giờ đây ngoại giao thành phố tập trung xây dựng mạng lưới kết nối các đô thị, chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực để cùng đối mặt thách thức chung.

Trong khi đó, ngoại giao khoa học đang nổi lên như một hình thức ngoại giao mới trong thế kỷ XXI, vận dụng sự tham gia của khoa học nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế, giải quyết những vấn đề toàn cầu và xây dựng mối quan hệ giữa các quốc gia. Các tổ chức giải quyết các vấn đề như y tế, biến đổi khí hậu, giao thông và cơ sở hạ tầng có vị thế mạnh mẽ để thúc đẩy ngoại giao khoa học, vì nó phụ thuộc nhiều hơn vào các nỗ lực của tổ chức hơn là hành động của cá nhân.

Theo TS. Muhammad Ittefaq, việc áp dụng ngoại giao thành phố và ngoại giao khoa học đóng vai trò đặc biệt quan trọng tại khu vực Nam Á, nơi quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trong hai thập kỷ qua và tiếp tục gia tăng với tốc độ chóng mặt. Các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nặng nề đến nhiều đô thị đông dân, đặc biệt là những nơi cách xa đường bờ biển. Khi chính quyền các địa phương phải giải quyết đồng thời nhu cầu cấp bách và dài hạn của người dân, ngoại giao thành phố phải đóng vai trò trung tâm trong việc giải quyết các vấn đề như ô nhiễm không khí.

"Điểm trũng" ô nhiễm

Nam Á hiện đang trải qua cuộc khủng hoảng sương mù nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ. Tại thành phố Lahore (Pakistan), chỉ số chất lượng không khí (AQI) trong tháng 12/2024 liên tục vượt ngưỡng 1.000, trong khi chỉ số trên 300 đã được xem là nguy hiểm. Tình hình tương tự tại Delhi (Ấn Độ), khi chất lượng không khí tháng 11/2024 ghi nhận mức trung bình 358, thuộc danh mục “rất xấu”.

Tình trạng này đòi hỏi sự hợp tác và chung tay của các cấp, từ địa phương, khu vực đến toàn cầu, nhằm cải thiện điều kiện sống cho người dân đang phải “vật lộn” với chất lượng không khí suy giảm.

Việc tiếp xúc lâu dài với bầu không khí độc hại ở Nam Á cũng đặt gần 2 tỷ người trước những rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe và tính mạng. Là khu vực có thu nhập thấp, Nam Á cũng đang phải đối mặt với hạn chế về khả năng quan trắc, nguồn lực kỹ thuật và hỗ trợ tài chính.

Vì vậy, theo TS. Muhammad Ittefaq, việc tận dụng sức mạnh của ngoại giao thành phố và ngoại giao khoa học để đối phó với ô nhiễm không khí, đặc biệt là tình trạng sương mù theo mùa, trở nên cấp bách hơn bao giờ hết đối với khu vực.

Chính quyền các thành phố tại Nam Á, trường đại học ở khu vực đô thị cần thiết lập những khuôn khổ vững chắc nhằm triển khai hiệu quả hình thức ngoại giao này. Các thành phố lớn cũng có thể tập trung xây dựng quan hệ đối tác giữa nhà khoa học, nhà báo, nhà hoạt động, kỹ sư, bác sĩ và chuyên gia về khí hậu. Ngoài ra, nên kết nối các nhà báo và cộng đồng quan tâm đến biến đổi khí hậu, chất lượng không khí, báo chí khoa học nhằm thúc đẩy hợp tác xuyên lĩnh vực.

Đón tương lai lạc quan

TS. Muhammad Ittefaq nhận định, Nam Á cần ngoại giao khoa học hơn bất kỳ khu vực nào trên thế giới, đặc biệt khi đang phải đối mặt với nhiều thách thức riêng như tỷ lệ tử vong trẻ em cao, quá tải dân số và sóng nhiệt. Những vấn đề này càng làm nổi bật tính cấp bách trong việc giải quyết ô nhiễm không khí, đặc biệt là với nhóm dân cư dễ bị tổn thương.

Tuyên bố Malé về Kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm không khí và các tác động xuyên biên giới có thể xảy ra đối với Nam Á (1998) ra đời như một khuôn khổ hợp tác khu vực ở Nam Á nhằm đương đầu với tình trạng ô nhiễm không khí, nhưng đã không đạt hiệu quả như kỳ vọng. Vì vậy, khuôn khổ này cần phải cải thiện bằng cách bổ sung thêm nguồn tài chính, làm rõ các mục tiêu và tái cam kết giám sát, củng cố, báo cáo về chất lượng không khí ở trong nội bộ mỗi quốc gia cũng như các nước trong khu vực.

Theo vị chuyên gia của Đại học James Madison, việc củng cố Tuyên bố Malé thông qua kết hợp ngoại giao khoa học và ngoại giao thành phố là yếu tố thiết yếu giúp tăng cường hợp tác khu vực tại Nam Á. Những công cụ ngoại giao này đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các thách thức chung về ô nhiễm không khí xuyên biên giới và thúc đẩy hành động tập thể vì lợi ích lâu dài của người dân trong khu vực.

Bên cạnh đó, việc bổ nhiệm vị trí cố vấn khoa học trong các phái đoàn ngoại giao của các nước Nam Á cũng sẽ giúp đẩy mạnh hợp tác về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đồng thời giải quyết các thách thức chung của khu vực.

Hiện nay, hầu hết các quốc gia châu Âu đều có cố vấn khoa học và công nghệ tại Washington D.C, chịu trách nhiệm về hợp tác khoa học, hỗ trợ các dự án quốc tế, trao đổi khoa học, qua đó hướng đến tiến bộ kinh tế.

Do đó, các quốc gia Nam Á cũng có thể bổ nhiệm vị trí tương tự nhằm thúc đẩy ngoại giao khoa học và thành phố. Các ứng viên cho vị trí này cần có trình độ chuyên môn cao về khoa học và công nghệ, cũng như hiểu biết sâu rộng về cách những lĩnh vực này gắn kết các thành phố thông qua ngoại giao khoa học và ngoại giao thành phố.

Nam Á cần hướng tới tương lai với niềm lạc quan, đồng thời khai thác tiềm năng của ngoại giao khoa học và ngoại giao thành phố nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng trong khu vực. Các quốc gia châu Âu đã triển khai nhiều sáng kiến và hợp tác trong lĩnh vực ngoại giao khoa học, tạo ra mô hình quý giá mà khu vực này có thể học hỏi, phát triển.

* * *

Tựu trung, để đối phó với những thách thức môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm không khí, Nam Á cần một “cái bắt tay” thật chặt giữa ngoại giao thành phố và ngoại giao khoa học. Việc kết hợp hai hình thức ngoại giao này không chỉ là giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới, mà còn là chìa khóa giúp nâng cao hợp tác khu vực cũng như toàn cầu.

Tầm quan trọng của khoa học trong ngoại giao toàn cầu

Tầm quan trọng của khoa học trong ngoại giao toàn cầu

Hội nghị thượng đỉnh Ngoại giao khoa học thế giới được ví như “Hội nghị Davos” của khoa học và công nghệ.

Di sản và lễ hội làm nên bản sắc độc đáo Hạ Long

Di sản và lễ hội làm nên bản sắc độc đáo Hạ Long

Thành phố Hạ Long, nơi sở hữu kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, đang quyết tâm gia nhập Mạng lưới Thành phố ...

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024: Khi ẩm thực là 'nguyên liệu' cho ngoại giao văn hoá

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024: Khi ẩm thực là 'nguyên liệu' cho ngoại giao văn hoá

Đại sứ Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt Nam, Đại sứ Cộng hòa Argentina tại Việt Nam, Đại biện lâm thời Đại sứ quán ...

Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Ngày 15/12, khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế lần thứ ...

Hợp tác khoa học biển vì sự phát triển của khu vực

Hợp tác khoa học biển vì sự phát triển của khu vực

Cùng với tiến trình toàn cầu hóa và vô số khó khăn do các thách thức phát triển cũ và mới đang đặt ra, vai ...

Đọc thêm

Khủng hoảng Hàn Quốc: CIO tìm cách gia hạn lệnh bắt Tổng thống, Tòa án chốt ngày điều trần luận tội Thủ tướng, đối đầu căng giữa người biểu tình

Khủng hoảng Hàn Quốc: CIO tìm cách gia hạn lệnh bắt Tổng thống, Tòa án chốt ngày điều trần luận tội Thủ tướng, đối đầu căng giữa người biểu tình

Cơ quan điều tra Hàn Quốc nỗ lực thực hiện lệnh bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol, trong bối cảnh lệnh này hết hạn vào nửa ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 7/1/2025, Lịch vạn niên ngày 7 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 7/1/2025, Lịch vạn niên ngày 7 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 7/1. Lịch âm 7/1/2025? Âm lịch hôm nay 7/1. Lịch vạn niên 7/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 7/1/2025: Tuổi Hợi công việc bất lợi

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 7/1/2025: Tuổi Hợi công việc bất lợi

Xem tử vi 7/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 7/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 1/2025

Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 1/2025

Bảng giá xe hãng Peugeot của các dòng 2008 2021, Traveller 2021, 5008 2021, 3008 2021, 408 2023 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Cập nhật bảng giá xe Yamaha Jupiter mới nhất tháng 1/2025

Cập nhật bảng giá xe Yamaha Jupiter mới nhất tháng 1/2025

Bảng giá xe Yamaha Jupiter mới nhất tháng 1/2025 tại các đại lý trên cả nước được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Cập nhật bảng giá xe hãng Nissan mới nhất tháng 1/2025

Cập nhật bảng giá xe hãng Nissan mới nhất tháng 1/2025

Bảng giá xe hãng Nissan của các dòng Almera 2021, Navara 2021, Almera 2022, Kicks 2022, Navara 2022, Almera 2024 và Navara 2024 sẽ được cập nhật chi tiết trong ...
Phát động cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ Việt Nam-Sri Lanka

Phát động cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ Việt Nam-Sri Lanka

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Sri Lanka, các cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ song phương đã được phát động.
Điện chia buồn về vụ tấn công bằng xe tải tại Hoa Kỳ

Điện chia buồn về vụ tấn công bằng xe tải tại Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gửi điện chia buồn đến Ngoại trưởng Hoa Kỳ khi được tin một vụ tấn công bằng xe tải tại thành phố New Orleans...
Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Togo Robert Dussey sắp thăm Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Togo Robert Dussey sắp thăm Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân nước Cộng hòa Togo Robert Dussey sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 7-10/1.
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình viếng và ghi sổ tang tưởng niệm cố Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình viếng và ghi sổ tang tưởng niệm cố Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình đến Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam viếng và ghi sổ tang tưởng niệm cố Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.
Việt Nam bàn giao chức Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Cuba cho Campuchia

Việt Nam bàn giao chức Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Cuba cho Campuchia

Đại sứ quán Việt Nam tại Havana tổ chức Lễ bàn giao chức Chủ tịch Ủy ban ASEAN ở Cuba (ACHC) cho Đại sứ Campuchia.
Thanh niên ngoại giao tiếp tục xung kích, sáng tạo trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Thanh niên ngoại giao tiếp tục xung kích, sáng tạo trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Năm 2024, Đoàn Thanh niên Bộ Ngoại giao đã để lại nhiều dấu ấn trong triển khai các chương trình, hoạt động.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẩn trương tìm hiểu tình hình và hỗ trợ 2 công dân Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xuống địa phương hỗ trợ, đồng hành giải quyết vụ việc một công ty Nhật Bản nợ lương người lao động Việt Nam.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động