TIN LIÊN QUAN | |
Brazil sẽ xem xét tham gia nếu xảy ra can thiệp quân sự vào Venezuela | |
Thấy gì qua cuộc gặp giữa hai “ông Trump” của châu Mỹ? |
Là nhà lãnh đạo thân Mỹ đầu tiên kể từ năm 1980, tân Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã phá vỡ truyền thống thăm nước láng giềng Argentina khi chọn Washington làm điểm dừng chân đầu tiên sau khi đắc cử.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro và người đồng cấp Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng. (Nguồn: Reuters) |
Chưa đầy 2 tháng sau chuyến thăm lịch sử đó, ông Bolsonaro đã trở lại nước Mỹ, song điểm đến của ông lần này là Dallas, một trong những thành phố trù phú nhất của bang Texas, nhằm nhận giải “Nhân vật của năm” do Phòng Thương mại Brazil – Mỹ trao tặng. Nhà lãnh đạo Brazil cùng phu nhân được cho là sẽ gặp gỡ cựu Tổng thống George W. Bush, Thống đốc bang Texas Greg Abbott và Thị trưởng Dallas Mike Rawlings. Tuy không có cơ hội gặp gỡ ông chủ Nhà Trắng do mục đích cùng lịch trình dày đặc, song chuyến đi này cũng cho thấy mối quan hệ ngày một nồng ấm giữa Mỹ và Brazil.
Nhà lãnh đạo 64 tuổi của Brazil được mệnh danh là “ông Trump của xứ Nhiệt đới” khi cùng chia sẻ quan điểm cứng rắn và cá tính mạnh mẽ với Tổng thống Mỹ, đặc biệt trong vấn đề Venezuela. Trong bối cảnh ông Bolsonaro cam kết thực hiện sứ mệnh “cùng với Washington trả lại tự do và dân chủ cho Venezuela”, vấn đề của Caracas được đánh giá là đòn bẩy cho quan hệ Washington – Brasillia.
Tuy nhiên, mọi chuyện lại không đơn giản như vậy. Ở bên ngoài, cả hai “ông Trump” đều lên tiếng chỉ trích chế độ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, đồng thời ngả hẳn về phe đối lập của ông Juan Guaido. Song trên thực tế, vấn đề Venezuela chưa hẳn có thể khiến quan hệ Mỹ - Brazil “thăng hoa” như kỳ vọng của hai nhà lãnh đạo. Trong lúc tình hình ở Venezuela đang ngày một rối ren, gánh nặng cứu trợ người dân xứ sở “vàng đen” khỏi các cuộc khủng hoảng nhân đạo và kinh tế nhiều khả năng sẽ đặt lên vai của cộng đồng quốc tế, trong đó có các nước châu Mỹ trước tiên.
Giới chuyên gia ước tính cần ít nhất 60 tỷ USD để Venezuela phục hồi nền kinh tế và giải quyết các vấn đề trong nước. Trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Trump phản đối viện trợ nước ngoài và chỉ trích các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho Venezuela, ông chủ Nhà Trắng nhiều khả năng sẽ yêu cầu Brazil đóng góp và “thể hiện” hỗ trợ tích cực hơn dành cho Venezuela.
Song, bản thân Brazil khó có thể đáp ứng được yêu cầu này của phía Mỹ, khi cũng đang phải “vật lộn” để vực dậy nền kinh tế và bình ổn đất nước về chính trị. Bản thân Brasillia đang đối mặt với thâm hụt ngân sách, nợ công lên đến hơn 7% GDP/năm, cùng những bất ổn chính trị âm ỉ và có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào. Trong thế tiến thoái lưỡng nan này, mối quan hệ “gần gũi hơn bao giờ hết” được ca ngợi nhiều giữa Mỹ và Brazil, cũng như giữa Tổng thống Donald Trump và người đồng cấp Jair Bolsonaro một lần nữa có nguy cơ quay trở lại vạch xuất phát như thời kỳ các vị tiền nhiệm của họ.
Mỹ muốn kết nạp Brazil vào NATO Ngày 19/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nêu khả năng Brazil có thể trở thành thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây ... |
Cố vấn An ninh John Bolton: Quan hệ đồng minh Mỹ - Brazil đang mạnh hơn bao giờ hết Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton ngày 5/2 cho biết, ông vừa gặp Ngoại trưởng Brazil Ernesto Araujo tại Nhà Trắng để ... |
Mỹ muốn thân thiết hơn với nhà lãnh đạo mới của Brazil Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm cách thắt chặt mối quan hệ với Tổng thống mới đắc cử theo đường lối cực ... |