Hội thảo quốc tế giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, ngày 22/11 tại Hà Nội. (Ảnh: Thu Trang) |
Hội thảo quốc tế “Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người” (Công ước chống tra tấn) do Cục Đối ngoại và Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp - Bộ Công an phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức.
Hội thảo do Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Công an chủ trì. Tham dự Hội thảo có Phó Trưởng đại diện UPDP tại Việt Nam Patrick Haverman và 70 đại biểu nhiều cơ quan Trung ương và địa phương, bao gồm: Ban Tuyên giáo Trung ương, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Thanh tra Chính phủ, các bộ: Ngoại giao, Tư pháp, Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Tài chính, Khoa học Công nghệ, đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Viện Quyền con người - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Luật Hà Nội; Học viện Tư pháp; các sở, ban, ngành Công an, Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân các tỉnh/thành phố Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Hòa Bình, Hải Dương, Điện Biên, Phú Thọ, Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang; Trung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữ, Hội bảo vệ quyền trẻ em. Hội thảo còn có sự tham dự của đại diện các Đại sứ quán Na Uy, Hà Lan và Thụy Sỹ tại Hà Nội.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Công an phát biểu khai mạc Hội thảo. (Nguồn: BTC) |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Công an, cho biết Với tư cách là Cơ quan chủ trì trong triển khai thực thi Công ước chống tra tấn, Bộ Công an đã 3 lần nộp Báo cáo lên Ủy ban Công ước, trong đó, Báo cáo gần nhất là Báo cáo quốc gia lần thứ hai về thực thi Công ước chống tra tấn và hiện nay, Việt Nam đang chờ được Ủy ban thông báo về việc trình bày và bảo vệ Báo cáo này.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ nhấn mạnh, việc xây dựng và bảo vệ Báo cáo quốc gia là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong quá trình thực thi các nghĩa vụ thành viên Công ước chống tra tấn. Tuy nhiên, việc thúc đẩy công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung Báo cáo quốc gia lần thứ hai và thành tựu bảo đảm quyền con người trong quá trình thực thi Công ước chống tra tấn cũng rất quan trọng, nhằm giúp phổ biến nội dung Công ước và các nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước.
Do đó, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Công an mong rằng, thông qua Hội thảo này, sẽ ghi nhận những ý kiến của các chuyên gia, cơ quan, tổ chức để nâng cao hiệu quả thực thi Công ước.
Phó Trưởng đại diện UPDP tại Việt Nam Patrick Haverman đánh giá cao ý nghĩa Hội thảo. (Nguồn: BTC) |
Hội thảo diễn ra trong một ngày với phiên Tổng quan về Việt Nam tham gia Công ước chống tra tấn và nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm của nước thành viên; và phiên Thảo luận chuyên đề. Trong đó, đại diện Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an đã trình bày tổng quan về Công ước chống tra tấn, quá trình xây dựng Báo cáo quốc gia lần thứ hai thực thi Công ước và các thành tựu nổi bật của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền không bị tra tấn.
Bảy chuyên đề thảo luận tại Hội thảo của Vụ pháp luật quốc tế - Bộ Tư pháp, Tòa án Nhân dân Tối cao, Cục Cảnh sát quản lý tạm giam, tạm giữ và thi hành án hình sự tại cộng đồng - Bộ Công an, Vụ Các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Đại học luật Hà Nội đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về việc triển khai thực thi Công ước chống tra tấn tại các bộ, ngành, đơn vị liên quan, từ giáo dục nâng cao nhận thức về Công ước, hoàn thiện pháp luật nhằm thực thi hiệu quả Công ước, các biện pháp bảo vệ quyền con người trong tạm giữ, tạm giam, cũng như những vấn đề liên quan đến tố tụng đảm bảo quyền không bị tra tấn, việc thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người…
Bên cạnh đó, phần hỏi - đáp sau các chuyên đề tham luận đã diễn ra sôi nổi. Các cáo viên cũng cung cấp thêm thông tin giải đáp các câu hỏi, của đại biểu để làm rõ hơn các vấn đề liên quan Công ước chống tra tấn và thực tiễnthực thi Công ước, những giải pháp cần tập trung triển khai trong thời gian tới.
Phát biểu bế mạc Hội thảo, đại diện Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an hoan nghênh và đánh giá cao các ý kiến tham luận của các đại biểu, khẳng định Bộ Công an đã ghi nhận những ý kiến, góp ý của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia, sẽ tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu trong Hội thảo để nâng cao hiệu quả thực thi Công ước cũng như để chuẩn bị cho việc trình bày và bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về Công ước chống tra tấn tại Ủy ban Công ước trong thời gian tới.
Các đại biểu tham dự Hội thảo. (Ảnh: Thu Trang) |
| Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Đôi dòng chia sẻ về mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp ... |
| Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev là nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại ... |
| Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về ... |
| Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh Từ ngày 19-21/11, đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực ... |
| Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo Ngày 19/11, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội ... |