Nhỏ Bình thường Lớn

Báo chí cần thay đổi tư duy để bắt kịp xu thế phát triển của kỷ nguyên số

Để phát triển kinh tế báo chí trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, theo nhà báo Nguyễn Thành Lợi, báo chí cần phải thay đổi tư duy, coi trọng công nghệ làm báo hiện đại…
Báo chí cần thay đổi tư duy…
PGS. TS. Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo "Vấn đề kinh tế báo chí đối với các tạp chí khoa học của Liên hiệp Hội Việt Nam năm 2023".

Hôm nay (27/6), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội – VUSTA) đã tổ chức Hội thảo "Vấn đề kinh tế báo chí đối với các tạp chí khoa học của Liên hiệp Hội Việt Nam năm 2023".

Theo Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội - PGS. TS. Phạm Ngọc Linh, Liên hiệp Hội có hệ thống báo chí lớn, có nhiều tiềm năng phát triển mạnh các hoạt động thông tin, phổ biến kiến thức, tư vấn phản biện và giám định xã hội, là kênh quan trọng trong việc phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.

Thời gian qua, báo chí trong hệ thống Liên hiệp Hội đã không ngừng cải thiện nội dung, phương pháp làm báo, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin ngày càng cao của các nhà khoa học, trí thức và bạn đọc cả nước. Tuy nhiên, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho các cơ quan báo chí trong giai đoạn hiện nay là rất lớn, trong đó có vấn đề kinh tế báo chí.

Công nghệ là “Nữ hoàng”

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Thành Lợi, Tổng biên tập Báo Kinh tế và Đô thị, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, trong xu hướng chuyển đổi số, các cơ quan báo chí bên cạnh thực hiện nhiệm vụ chính trị, cần làm tốt và bắt kịp xu thế vận động, phát triển của kỷ nguyên công nghệ số.

Theo ông Lợi, để cơ quan báo chí chuyển đổi số thành công, cần phải có công nghệ và giải pháp hỗ trợ từ các cơ quan quản lý và sự liên kết giữa các cơ quan báo chí.

Để phát triển kinh tế đối với lĩnh vực báo chí trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, nhà báo Nguyễn Thành Lợi đề xuất, các cơ quan báo chí cần thay đổi tư duy, coi trọng công nghệ làm báo hiện đại. Không phải ngẫu nhiên mà các cơ quan báo chí trên thế giới đã đưa ra triết lý làm báo mới: Nội dung và công nghệ phải song trùng. Công nghệ là “Nữ hoàng”, hay “công chúng là số 1” đã và đang chi phối thị trường báo chí toàn cầu, trong đó Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Đồng thời, xây dựng các bộ phận truyền thông, quảng cáo một cách bài bản và chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cần xây dựng một mạng lưới quảng cáo mới và tái cấu trúc hoạt động kinh tế, xây dựng chiến lược “điện tử hóa” báo chí.

Ngoài ra, các cơ quan báo chí cần có chính sách xây dựng đội ngũ chăm sóc khách hàng hiệu quả; cần phân tích dữ liệu để thuyết phục người đọc trả phí trên báo chí điện tử. Đây cũng là nguồn thu của báo chí trong xu hướng chuyển đổi số hiện nay.

Báo chí cần thay đổi tư duy…
Ông Nguyễn Thành Lợi, Tổng biên tập Báo Kinh tế và Đô thị chia sẻ tại Hội thảo. (Ảnh: Quang Duy)

Cần coi trọng chiến lược phát triển nguồn thu

Bày tỏ quan điểm của mình, bà Trần Thị Giang, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Tự động hóa Ngày nay cho rằng, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các cơ quan báo chí thuộc Liên hiệp Hội đang đặt ra bài toán cho bản thân các cơ quan báo chí lẫn cơ quan chủ quản trực tiếp, cơ quan gián tiếp là Liên hiệp Hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Theo bà Trần Thị Giang, cần coi trọng đồng bộ công tác đổi mới nội dung và phát hành. Việc đổi mới nội dung thông tin trên các sản phẩm báo chí cần đồng thời triển khai công tác phát hành hiệu quả.

Bên cạnh đó, cần coi trọng chiến lược phát triển nguồn thu cho cơ quan báo chí, tạo cơ chế chính sách hợp lý để huy động nguồn lực tập thể. Tăng tính chủ động, sáng tạo và năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên trong tòa soạn báo chí. Xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng tài chính phù hợp đặc thù của hoạt động báo chí…

Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về một số nội dung về chuyển đổi số đa nền tảng- công cụ để phát triển kinh tế báo chí; tự chủ tài chính với cơ quan báo chí: khó khăn, thách thức và giải pháp... Từ đó, nhiều đại biểu đề xuất khuyến nghị, giải pháp để các cơ quan báo chí tự chủ của Liên hiệp Hội Việt Nam tháo gỡ khó khăn.

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Đạo đức người làm báo phải được đề cao trong xã hội ngày nay

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Đạo đức người làm báo phải được đề cao trong xã hội ngày nay

Đạo đức người làm báo càng trở nên quan trọng hơn khi xã hội đang đối mặt với sự lan truyền nhanh chóng của tin ...

Các cơ quan báo chí cần tiếp tục làm đậm nét và đặc sắc tính khoa học trong từng bài viết

Các cơ quan báo chí cần tiếp tục làm đậm nét và đặc sắc tính khoa học trong từng bài viết

Các cơ quan báo chí cần phải tiếp tục cố gắng hơn nữa, phát huy truyền thống, giữ vững bản sắc, làm đậm nét và ...

Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6: Nhà báo phải liên tục đổi mới để không bị tụt hậu, đào thải

Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6: Nhà báo phải liên tục đổi mới để không bị tụt hậu, đào thải

TS. Phạm Chiến Thắng, Trưởng khoa Báo chí - Truyền thông, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên nêu quan điểm, để ...

Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6): Nghĩ về báo chí hiện đại và quản trị công

Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6): Nghĩ về báo chí hiện đại và quản trị công

Kỷ nguyên số cũng đồng thời tạo ra những đối thủ cho thiết chế báo chí. Đáng kể nhất là sự cạnh tranh đến từ ...

Nhà báo Đồng Mạnh Hùng: Để làm kinh tế báo chí trên nền tảng số, nội dung tốt chưa đủ...

Nhà báo Đồng Mạnh Hùng: Để làm kinh tế báo chí trên nền tảng số, nội dung tốt chưa đủ...

Để có thể làm kinh tế báo chí trên nền tảng số, nội dung tốt chưa đủ, mà phải là nội dung số. Tức là, ...