Báo Hong Kong dự đoán 3 điểm nóng tiềm ẩn nguy cơ gây 'dậy sóng' ở châu Á-Thái Bình Dương

Hồng Anh
Tờ South China Morning Post nhận định, căng thẳng và đối đầu tại 3 điểm nóng: Biển Đông, Biển Hoa Đông và vịnh Bengal sẽ trở nên gay gắt hơn trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung gia tăng trên mọi mặt trận.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Báo Hong Kong dự đoán 3 điểm nóng tiềm ẩn nguy cơ gây 'dậy sóng' ở châu Á-Thái Bình Dương
Quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông. (Nguồn: SCMP)

Sự thay đổi địa chính trị và cạnh tranh Mỹ-Trung trên mọi phương diện đã khiến các hoạt động hàng hải và tái cơ cấu trong khu vực trở thành điểm nóng và gia tăng một cách bất thường.

Giới phân tích cho rằng, việc các nước đẩy mạnh triển khai khí tài quân sự cả trên không lẫn trên biển đang làm gia tăng nguy cơ rủi ro và đối đầu.

Tiến sỹ Swee Lean Collin Koh, chuyên gia quốc phòng thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam của Singapore nhận xét: “Chắc chắn sẽ có rất nhiều lo ngại chính đáng về việc những diễn biến như vậy có thể gây leo thang căng thẳng”.

Điểm nóng cũ, nguy cơ mới

Tại Biển Đông, sự xuất hiện của hơn 200 tàu Trung Quốc xung quanh Đá Ba Đầu, ở cụm đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam đã đánh dấu một bước leo thang nguy hiểm.

Hành vi của Trung Quốc làm gia tăng quan ngại về việc Bắc Kinh đang đẩy mạnh nỗ lực chiếm đóng bất hợp pháp Đá Ba Đầu.

Việt Nam, Mỹ, Philippines và nhiều quốc gia khác đã kêu gọi Trung Quốc ngay lập tức đưa các tàu ra khỏi khu vực và chấm dứt hành vi gây hấn.

Trong thông báo trên Twitter ngày 29/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng, hàng trăm tàu đang neo đậu tại Đá Ba Đầu là tàu của “dân quân biển” Trung Quốc.

Ông Blinken khẳng định, Washington sẽ sát cánh cùng các đồng minh và đối tác, "ủng hộ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ" và phản đối hành vi sai trái của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Indonesia cũng nhất trí gửi thông điệp phản đối mạnh mẽ hành vi sai trái của Trung Quốc tại Biển Đông.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi, Tokyo và Jakarta sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng và có khả năng tiến hành một cuộc tập trận chung trên Biển.

Ngày 25/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, thiện chí thực hiện công ước, nghiêm chỉnh tuân thủ DOC, kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, ảnh hưởng đến quá trình đàm phán COC giữa ASEAN và Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Trung Quốc đóng góp vào việc duy trì hòa bình an ninh ổn định và trật tự pháp lý trên biển trong khu vực.

Tại Biển Hoa Đông, Mỹ và Nhật Bản ngày 24/3 cam kết chuẩn bị tiến hành các cuộc tập trận chung nhằm ứng phó với những tình huống khẩn cấp.

Động thái này được cho là chống lại nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Trước đó, ngày 22/3, Hàn Quốc và Nhật Bản thông báo sẽ mở rộng hợp tác an ninh sau chuyến thăm của Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới 2 nước này, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác 3 bên.

Một số nước châu Âu cũng được nhìn nhận là đang “vào cuộc”. Tháng 2 vừa qua, Đức và Pháp tiết lộ có kế hoạch điều tàu chiến đến Biển Đông, lần đầu tiên trong 19 năm qua, để đẩy lùi hành vi gây hấn của Trung Quốc trong khu vực.

Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, có trụ sở ở Washington D.C., Mỹ) nhận xét, các nước châu Âu đang phản ứng trước những gì mà lục địa già cho là mối đe dọa đối với các nguyên tắc cơ bản của luật hàng hải quốc tế.

Biển Đông: Tàu cá Trung Quốc tập trung tại Đá Ba Đầu vi phạm luật pháp quốc tế và gây quan ngại chính đáng

Biển Đông: Tàu cá Trung Quốc tập trung tại Đá Ba Đầu vi phạm luật pháp quốc tế và gây quan ngại chính đáng

Nghiên cứu sinh TS. Trần Hữu Duy Minh, Giảng viên khoa Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao cho rằng, hành động của Trung Quốc ...

Chuyên gia Greg Poling nêu rõ: “Châu Âu đang đáp lại tín hiệu yêu cầu từ các nước láng giềng của Trung Quốc - những nước đang tìm cách thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với các tranh chấp trên biển, nhằm chống lại sức ép ngày càng gia tăng từ các hạm đội lớn của Trung Quốc”.

“Bắc Kinh nhận thức rõ rằng, nếu sử dụng chiến thuật cưỡng ép và gây áp lực trong một thời gian đủ dài, họ có thể buộc những nước khác phải nhượng bộ. Thủ đoạn như vậy rất nham hiểm”, ông Greg Poling nói thêm.

Trong một diễn biến liên quan, Pháp và các thành viên trong nhóm Bộ tứ đã tiến hành cuộc tập trận hải quân chung tại vịnh Bengal kéo dài từ ngày 5-7/4. Cuộc tập trận La Perouse diễn ra 2 ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định, các nỗ lực của nhóm Bộ tứ đóng vai trò quan trọng trong việc “chống lại ảnh hưởng xấu của Trung Quốc trong khu vực”.

Viện Chính sách Chiến lược Australia cho biết thêm, các cuộc tập trận chung giữa Ấn Độ-Australia-Pháp và Ấn Độ-Australia-Indonesia trong tương lai cũng đang được thảo luận.

Luật Hải cảnh của Trung Quốc "gây bão"?

Theo giới quan sát, một yếu tố dẫn đến sự gia tăng các hoạt động trên biển là Luật Hải cảnh mà Trung Quốc thông qua vào tháng 1/2021.

Luật này cho phép tàu hải cảnh Trung Quốc được sử dụng vũ lực đối với tàu nước ngoài trong những trường hợp Bắc Kinh cho là cần thiết.

Derek Grossman - nhà phân tích quốc phòng cấp cao của tổ chức nghiên cứu Rand Corporation đánh giá, việc thông qua Luật Hải cảnh cho thấy, Trung Quốc có thể muốn giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua cách tiếp cận “lẽ phải thuộc về kẻ mạnh”.

Các quốc gia khác trong khu vực lo ngại đây là sự khởi đầu của một chuỗi hành vi gây hấn ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn, nhằm hiện thực hóa tham vọng phi lý của Bắc Kinh ở cả Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Nhật Bản, Indonesia thắt chặt hợp tác quốc phòng, cam kết tổ chức tập trận song phương ở Biển Đông

Nhật Bản, Indonesia thắt chặt hợp tác quốc phòng, cam kết tổ chức tập trận song phương ở Biển Đông

Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đã có cuộc gặp với 2 người đồng cấp Indonesia từ ngày 28-30/3 vừa ...

Nguyên nhân chính do đâu?

Ngoài yếu tố kể trên, chuyên gia Swee Lean Collin Koh cho rằng, cạnh tranh Mỹ-Trung chắc chắn góp phần đáng kể vào việc tăng cường các hoạt động hàng hải trong khu vực.

Harsh Pant - Giám đốc chương trình nghiên cứu chiến lược tại tổ chức nghiên cứu Observer Research Foundation (New Delhi) đánh giá, sự xáo trộn tại các vùng biển trong khu vực sẽ tiếp tục xảy ra trong bối cảnh 2 cường quốc tiếp tục mở rộng sự hiện diện và thách thức lẫn nhau.

“Trung Quốc tin rằng, Mỹ đang thử thách sự khôn ngoan của nước này, trong khi chính quyền Tổng thống Joe Biden lại cảm thấy cần phải thể hiện quyết tâm chống Bắc Kinh”, ông Harsh Pant nhấn mạnh.

Phương Tây ngày càng cứng rắn hơn trong việc đối phó với những thách thức mà Trung Quốc tạo ra, còn các nước châu Á-Thái Bình Dương cũng tỏ ra mạnh mẽ hơn trong các phản ứng của mình, chuyên gia này lưu ý.

“Khu vực châu Á-Thái Bình Dương có khả năng trở nên nguy hiểm hơn và bất ổn hơn nhiều so với trước đây. Đó là điều đã được dự đoán trước”, nhà nghiên cứu Harsh Pant nói.

Tin liên quan
Nhật Bản, Indonesia sắp tập trận tại Biển Đông: Thông điệp gửi đến Trung Quốc là gì? Nhật Bản, Indonesia sắp tập trận tại Biển Đông: Thông điệp gửi đến Trung Quốc là gì?

Tờ South China Morning Post dẫn lời các chuyên gia cho rằng, nếu Mỹ và Trung Quốc không thể tìm thấy điểm cân bằng trong mối quan hệ song phương đầy mâu thuẫn, những nguy hiểm và bất ổn xung quanh các vùng biển ở châu Á vẫn sẽ luôn hiện hữu.

Bên cạnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, sự trở lại của nhóm Bộ tứ cũng là một yếu tố đáng lưu ý.

Hội nghị Thượng đỉnh nhóm Bộ tứ ngày 12/3 có thể mở cánh cửa cho những quốc gia “cùng chí hướng” tham gia cuộc chơi, chẳng hạn như Anh, Pháp.

Anh từng nhắc đến triển vọng hình thành một Bộ tứ xuyên Đại Tây Dương, gồm có cả các nước châu Âu, còn Pháp hiện đang tham gia tập trận hàng hải chung với nhóm này.

Chuyên gia Yogesh Joshi thuộc Viện Nghiên cứu Nam Á của Đại học Quốc gia Singapore nhận định, khi vùng biển ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương xuất hiện quá nhiều lực lượng mà Trung Quốc cho là “không thân thiện”, Bắc Kinh có thể có những hành động gây leo thang căng thẳng.

Trong khi đó, nhà phân tích Poling lại nhìn nhận ở một khía cạnh khác. Ông lưu ý, việc gia tăng các hoạt động trên biển có thể phát từ việc tăng tần suất các cuộc chạm trán giữa các tàu chấp pháp, hải quân và tàu bán quân sự của Trung Quốc, với tàu thuyền của các quốc gia khác.

“Các lực lượng của Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng hơn trong nỗ lực can thiệp vào hoạt động của tàu thuyền nước khác, đặc biệt là Philippines, Malaysia. Điều này làm gia tăng khả năng xảy ra các cuộc đụng độ. Vì thế không thể viện dẫn nguyên nhân là do sự cạnh tranh Mỹ-Trung hoặc sự quay trở lại của nhóm Bộ tứ”, nhà quan sát Poling nhấn mạnh.

TIN LIÊN QUAN
Thượng đỉnh Nhật-Mỹ: Phép thử dành cho Thủ tướng Suga Yoshihide
Bộ tứ tập trận chung với Pháp ở vịnh Bengal: Tín hiệu cứng rắn mang thông điệp đa chiều
Mỹ, Trung đồng loạt điều tàu sân bay tới Biển Đông và Biển Hoa Đông: Cạnh tranh gay gắt, xung đột gia tăng
Philippines hạ giọng, Tổng thống tuyên bố 'giải quyết hòa bình' vụ tàu Trung Quốc ở Biển Đông?
Điện đàm Trung-Nhật: Nhật Bản chẳng 'ngán' đề cập tình hình Biển Đông và loạt vấn đề nóng, Trung Quốc thế nào?
(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

XSMN 8/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 4 ngày 8/5/2024. xổ số ngày 8 tháng 5. xổ số hôm nay 8/5/2024

XSMN 8/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 4 ngày 8/5/2024. xổ số ngày 8 tháng 5. xổ số hôm nay 8/5/2024

XSMN 8/5 - xổ số ngày 8 tháng 5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 8/5/2024. SXMN 8/5/2024. XSMN thứ 4. xo so mien nam. xổ ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 9/5/2024: Sư Tử tình cảm thăng hoa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 9/5/2024: Sư Tử tình cảm thăng hoa

Tử vi hôm nay 9/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 8/5 - SXMN 8/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 8/5

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 8/5 - SXMN 8/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 8/5

XSMN 8/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 8/5/2023. kết quả xổ số ngày 8 tháng 5. xổ số hôm nay 8/5. SXMN 8/5. XSMN ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Maserati mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Maserati mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Maserati của những dòng Levante 2021, Quattroporte 2021, Ghibli 2021, Grecale 2023 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Cách xoá tài khoản Messenger trên iPhone đơn giản, nhanh chóng

Cách xoá tài khoản Messenger trên iPhone đơn giản, nhanh chóng

Cách xóa tài khoản Messenger trên iPhone được nhiều người dùng quan tâm, đặc biệt là khi đăng nhập Messenger trên điện thoại của người khác. Bài viết này sẽ ...
iPhone 16 sẽ có thêm thay đổi về thiết kế

iPhone 16 sẽ có thêm thay đổi về thiết kế

Theo như hình ảnh rò rỉ, dòng sản phẩm iPhone 16 có thể sẽ có thêm thay đổi về thiết kế bên trong.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
Phiên bản di động