TIN LIÊN QUAN | |
Tấn công bạo lực ở Ấn Độ, 26 cảnh sát thiệt mạng | |
UNICEF yêu cầu bảo vệ trẻ em tại Venezuela |
Ban đầu, nhiều nhóm nghiệp đoàn xuống đường tuần hành trong hòa bình, tuy nhiên sau đó hàng trăm người biểu tình đã ném bom xăng cùng nhiều đồ vật khác vào cảnh sát, buộc lực lượng này phải dùng dùi cui và hơi cay để đáp trả.
Những người biểu tình bạo lực được cho là đến từ các nhóm cực đoan từng tham gia vào nhiều cuộc biểu tình chống chính phủ trước đó.
Các cảnh bạo lực đã diễn ra tại Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức và Tây Ban Nha. (Nguồn: Getty) |
Một số nghiệp đoàn vẫn tổ chức những cuộc tuần hành riêng rẽ, tuy nhiên cảnh sát đã phải làm gián đoạn các hoạt động này để kiểm tra túi xách những người tham gia xem có bom xăng hay không.
Trong khi đó tại Thổ Nhĩ Kỳ, cảnh sát ở thành phố Istanbul đã bắt giữ 165 người tại các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động ở thành phố này.
Hầu hết những người bị bắt đều có ý định tuần hành ở quảng trường Taksim, bất chấp lệnh cấm của chính quyền. Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm mọi hoạt động tuần hành và biểu tình ở quảng trường Taksim và chỉ chó phép những nghiệp đoàn lớn tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động tại một số khu vực do chính phủ chỉ định.
Ngoài ra, cơ quan an ninh Thổ Nhĩ Kỳ cho biết cảnh sát đã bắt giữ 18 người khác bị nghi ngờ lên kế hoạch tổ chức biểu tình trái phép cũng như các hành động bạo lực trong ngày 1/5.
Tại Ba Lan, nhiều liên đoàn lao động và các nhà hoạt động cánh tả đã tổ chức tuần hành kêu gọi đoàn kết để phản đối chính phủ bảo thủ hiện tại.
Trong khi đó, hai nghiệp đoàn lớn chủ chốt tại Tây Ban Nha là CC.OO và UGT đã kêu gọi tuần hành trên 70 thành phố, nhằm kêu gọi chính phủ tăng lương cũng như ngừng tiến hành những cải cách về lao động, vốn đã khiến cho việc sa thải người lao động trở nên dễ dàng.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ban hành cảnh báo đi lại tại châu Âu, đồng thời khuyến cáo công dân nước này phải cảnh giác trước các mối đe dọa tấn công khủng bố.
Trong cảnh báo mới ban hành, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lưu ý đến những vụ việc gần đây tại Pháp, Nga, Thụy Điển và Anh.
Bộ này cho rằng các nhóm khủng bố như Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hay al-Qaeda "có khả năng lên kế hoạch và tiến hành các vụ tấn công tại châu Âu."
Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đưa ra cảnh báo tương tự ngay trước kỳ nghỉ Đông và đã hết hiệu lực hồi tháng 2/2017.
Theo một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, cảnh báo mới được ban hành không dựa trên một mối đe dọa cụ thể nào mà dựa trên hàng loạt mối đe dọa xuất hiện trước kỳ nghỉ Hè.
Cảnh báo này sẽ hết hiệu lực vào ngày 1/9.
Theo cảnh báo, các khu mua sắm, cơ quan chính phủ, khách sạn, câu lạc bộ, nhà hàng, nơi thờ tự, công viên, sân bay và một số địa điểm khác đều có thể là mục tiêu bị tấn công khủng bố.
Cảnh báo nguy cơ Libya rơi trở lại vòng xoáy bạo lực Libya có nguy cơ quay trở lại tình trạng xung đột lan rộng do tình hình an ninh bất ổn tại thủ đô Tripoli và ... |
Hơn 1.000 dân thường thương vong ở Iraq trong tháng 3 Ngày 1/4, theo thống kê của Phái bộ hỗ trợ nhân đạo Liên hợp quốc tại Iraq (UNAMI), trong tháng 3 đã có tới 543 ... |
Bạo lực ở Congo có thể tương đương tội ác chiến tranh Trong một thông cáo đưa ra ngày 31/3, Trưởng Công tố Tòa án hình sự quốc tế (ICC - có trụ sở ở La Hay, ... |