Nhỏ Bình thường Lớn

Báo Mỹ: Năng lực tác chiến điện tử của Nga khiến vũ khí phương Tây trở nên vô dụng

Ngày 10/7, báo Wall Street Journal (WSJ) của Mỹ đăng bài viết đánh giá rằng, năng lực tác chiến điện tử của Nga đã khiến các loại đầu đạn được dẫn đường chính xác của phương Tây trở nên “vô dụng” trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Báo Mỹ: Năng lực tác chiến điện tử của Nga khiến vũ khí phương Tây trở nên vô dụng
Hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS trên mặt trận phía Nam của Ukraine vào tháng 9/2022. (Nguồn: WSJ)

Với hệ thống dẫn đường bị xáo trộn, một số loại vũ khí được cho là đã ngừng hoạt động trong vòng vài tuần sau khi tham chiến.

Tin liên quan
NATO nói NATO nói 'còn quá sớm' để đề cập thời điểm kết nạp Ukraine nhưng đây là con đường 'không thể đảo ngược'

Khi Mỹ tuyên bố chuyển giao đạn pháo Excalibur dẫn đường bằng GPS cho Ukraine vào năm 2022, truyền thông thân Kiev dự đoán rằng những quả đạn trị giá 100.000 USD sẽ “khiến Nga phải chịu đau đớn”. Tuy nhiên, theo các chỉ huy Ukraine, quân đội Nga đã thích nghi trong vòng vài tuần.

Thiết bị gây nhiễu tín hiệu của Nga đã cung cấp tọa độ sai cho đạn pháo và gây nhiễu, khiến đạn pháo Ukraine chệch hướng hoặc rơi xuống đất.

WSJ dẫn lời các chỉ huy Ukraine cho hay: “Vào giữa năm ngoái, đạn M982 Excalibur do RTX và BAE Systems phát triển, về cơ bản đã trở nên vô dụng và không còn được sử dụng”.

Liên Xô đã đầu tư rất nhiều vào chiến tranh điện tử (EW) trong những năm 1980, coi công nghệ gây nhiễu là bức tường thành quan trọng chống lại tên lửa dẫn đường và đạn pháo mà Mỹ bắt đầu phát triển vào thời điểm đó.

Trong khi các loại vũ khí như đạn pháo Excalibur từ những năm 1990 được Washington sử dụng để gây ra tác động tàn khốc ở Iraq và Afghanistan, thì các quan chức và nhà phân tích ở Mỹ kết luận rằng, chúng kém hiệu quả hơn nhiều so với một đối thủ ngang hàng như Nga.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách công tác mua sắm và duy trì William LaPlante đánh giá: “Người Nga thực sự rất giỏi trong việc can thiệp vào các loại đạn dẫn đường".

Tướng Mỹ đã nghỉ hưu Ben Hodges, người từng dự đoán rằng vũ khí phương Tây sẽ giúp Ukraine chiếm bán đảo Crimea nói với WSJ rằng: “Có lẽ chúng ta đã đưa ra một số giả định sai lầm vì trong 20 năm qua, chúng ta đã phóng vũ khí chính xác chống lại những người có thể làm mọi thứ… Nga và Trung Quốc thực sự có những khả năng này".

Một số hệ thống vũ khí tiên tiến nhất của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng gặp số phận tương tự ở Ukraine.

Bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB) mới được phát triển, một dự án chung của tập đoàn Boeing ở Mỹ và Saab ở Thụy Điển, đã được chuyển giao cho Ukraine vào đầu năm nay, tuy nhiên, loại bom này đã bị rút khỏi mặt trận sau khi hoàn toàn không hiệu quả trước hoạt động tác chiến điện tử của Nga.

Tương tự như vậy, năng lực tác chiến điện tử của Nga đã làm giảm đáng kể độ chính xác của hệ thống tên lửa phóng loạt có điều khiển (GMLRS) do phương Tây cung cấp, được bắn từ hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS.

Giống như đạn Excalibur, tên lửa GMLRS từng được các chuyên gia và nhà phân tích thân Kiev mô tả là “kẻ thay đổi cuộc chơi” có thể xoay chuyển cuộc xung đột theo hướng có lợi cho Ukraine.

Từ lâu, Nga đã khẳng định không có hệ thống vũ khí phương Tây nào có thể ngăn cản nước này đạt được chiến thắng. Tuần trước, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cảnh báo, việc cung cấp những loại vũ khí này là một “dự án vô ích” và sẽ chỉ khuyến khích Kiev “phạm những tội ác mới”.

Tin thế giới 10/7: Nga phản pháo tuyên bố của tân Thủ tướng Anh, châu Âu và vụ phóng tên lửa 'lịch sử', ông Trump trao cho ông Biden cơ hội

Tin thế giới 10/7: Nga phản pháo tuyên bố của tân Thủ tướng Anh, châu Âu và vụ phóng tên lửa 'lịch sử', ông Trump trao cho ông Biden cơ hội

Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO, Thủ tướng Ấn Độ kết thúc thăm Nga, châu Âu phóng thành công tên lửa hạng nặng, ông ...

Hội nghị thượng đỉnh NATO: Tuyên bố chung 38 điểm, 3 nhiệm vụ cốt lõi, tung gói hỗ trợ 'cực mạnh' cho Ukraine

Hội nghị thượng đỉnh NATO: Tuyên bố chung 38 điểm, 3 nhiệm vụ cốt lõi, tung gói hỗ trợ 'cực mạnh' cho Ukraine

Sau ngày đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Washington D.C, Mỹ, hôm 10/7 kỷ ...

Kinh tế thế giới nổi bật (5-11/7): Ba ‘con nợ’ lớn nhất của IMF, ra mắt tàu container đầu tiên chạy bằng methanol, Mỹ giảm tốc, Trung Quốc đáp trả EU

Kinh tế thế giới nổi bật (5-11/7): Ba ‘con nợ’ lớn nhất của IMF, ra mắt tàu container đầu tiên chạy bằng methanol, Mỹ giảm tốc, Trung Quốc đáp trả EU

OPEC nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu, xuất khẩu dầu của Nga giảm mạnh nhất kể từ khi nổ ra xung đột với Ukraine, ...

'Mối tình' duyên nợ Nga-Ấn Độ, đáng để Thủ tướng Modi 'đi trên dây'

'Mối tình' duyên nợ Nga-Ấn Độ, đáng để Thủ tướng Modi 'đi trên dây'

Ấn Độ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế thời chiến của Nga. Ngược lại, sẵn mối quan hệ ...

Có tiền nhưng không được phép tiêu, nước Đức đang mắc kẹt, nền kinh tế 'ọp ẹp', đây chính là lý do

Có tiền nhưng không được phép tiêu, nước Đức đang mắc kẹt, nền kinh tế 'ọp ẹp', đây chính là lý do

Đức có nhiều dư địa tài chính hơn hầu hết các quốc gia khác, chỉ là họ không cho phép mình sử dụng nó. Việc ...