Báo Mỹ: Việt Nam xứng đáng 'có ghế' tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Huyền Trâm
Dành hẳn một trang trong số ra ngày 20/9, tờ The Washington Times của Mỹ đánh giá cao nỗ lực bảo đảm quyền con người cũng như những đóng góp tích cực của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Báo Mỹ: Việt Nam xứng đáng có ghế tại Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc
Tờ Washington Times của Mỹ dành cả một trang bày tỏ sự ủng hộ Việt Nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, các nhà ngoại giao Việt Nam và các đoàn quan chức cấp cao đang tiến hành vận động ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 -2025.

Việt Nam tiếp tục có được những đánh giá cao của những nhà quan sát Liên hợp quốc kể từ khi nước này cử cán bộ tham gia phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi, là thành viên tích cực trong các cuộc đàm phán nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững ưu tiên của Liên hợp quốc và gần đây là cuộc chiến khống chế thành công đại dịch Covid-19, bao gồm việc cung cấp khẩu trang và thiết bị y tế cho các quốc gia ít được quan tâm hơn.

Mặc dù có một số tiếng nói chỉ trích không đúng và không công bằng về thành tích nhân quyền của Việt Nam, điều quan trọng cần ghi nhận là Việt Nam là điều phối viên của ASEAN tại Hội đồng Nhân quyền.

Việt Nam cũng đã hoàn thành Báo cáo định kỳ phổ quát (UPR) lần 2 của Hội đồng Nhân quyền và đang tiến hành những khuyến nghị cho UPR thứ 3.

Hơn nữa, Việt Nam cũng dành sự quan tâm đặc biệt đối với các công ước quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. Hiện Việt Nam là thành viên của 25 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).

Giới lãnh đạo chính trị của đất nước từng trải qua chiến tranh hiểu rằng, tương lai của mình phụ thuộc vào cải cách, một chính sách cân bằng và mở rộng nền kinh tế thị trường tự do.

Mặc dù không theo mô hình dân chủ phương Tây nhưng Quốc hội Việt Nam với 498 thành viên được bầu với nhiệm kỳ 5 năm, nhóm họp 2 lần một năm, để bổ nhiệm Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Hơn nữa, các cuộc tranh luận tại nghị trường đều được tường thuật trực tiếp.

Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam ngày càng phát triển rộng rãi. Đến năm 2020, Việt Nam có 38 tổ chức của 16 tôn giáo khác nhau với 25 triệu tín đồ. Số lượng các tín đồ của các tôn giáo được công nhận tăng 6% (2001-2017), đặc biệt là tín đồ đạo Tin Lành tăng từ 670.000 người năm 2004 lên 1,2 triệu người năm 2015.

Sự phát triển mang tính đột phá này chủ yếu xảy ra ở khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, hai vùng có sự chuyển đổi đức tin mạnh mẽ nhất trong thời kỳ Đổi mới của Việt Nam...

Báo Mỹ: Việt Nam xứng đáng có ghế tại Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc
Tự do trực tuyến được thể hiện tốt nhất trong thời kỳ đại dịch Covid-19 khi Chính phủ khuyến khích sự dụng truyền thông xã hội, bao gồm Facebook, để lan truyền các thông điệp về y tế công cộng. (Nguồn: baodaklak)

Truyền thông xã hội giúp giải quyết khủng hoảng môi trường và Covid-19

Với các mối đe dọa từ biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một loạt các hành động, bao gồm việc phê chuẩn Nghị định thư Kyoto năm 1994, phát động Chương trình trọng điểm quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2008, phê chuẩn chiến lược quốc gia vì biến đổi khí hậu năm 2011 và đang xây dựng chiến lược quốc gia vì phát triển xanh 5 năm 2012.

Từ khuôn khổ giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu của Việt Nam, những nhân tố mới đã xuất hiện để thúc đẩy chương trình nghị sự vì biến đổi khí hậu. Thành công của công cuộc Đổi mới đã dẫn đến sự tham gia của người dân địa phương vào việc thảo luận các dự án và chính sách.

Các nhóm như Hội Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hay Hội Nông dân Việt Nam cần được ghi nhận vì sự tham gia tích cực của họ với công tác môi trường như tập hợp hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu, thảm họa thiên nhiên và ô nhiễm...

Đồng thời, các công nghệ mới và các nền tảng truyền thông xã hội đã tạo điều kiện cho tiếng nói của giới trẻ về những vấn đề bức thiết như biến đổi khí hậu. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam hiện có hơn 93,5 triệu thuê bao điện thoại thông minh, đạt gần 73% cả nước.

Tự do trực tuyến được thể hiện tốt nhất trong thời kỳ đại dịch Covid-19 khi Chính phủ khuyến khích sử dụng truyền thông xã hội, bao gồm Facebook, để lan truyền các thông điệp về y tế công cộng và phản bác các thông tin sai lệch nhằm ngăn chặn hiệu quả hơn sự lan truyền của loại virus nguy hiểm chết người.

Sự ra đời của các phương tiện truyền thông xã hội, các blogger và các nhà hoạt động môi trường đã đưa các sáng kiến vào các diễn đàn mở và đôi khi tác động đến việc hoạch định chính sách một cách thành công. Chỉ cách đây vài năm, Việt Nam trải qua đợt lũ lụt ở miền Trung nhưng với sự vào cuộc của nhiều tổ chức xã hội dân sự và người dùng mạng xã hội, nhiều người dân gặp nạn đã được cứu sống, hỗ trợ.

Có hơn 70.000 hiệp hội đang hoạt động tại Việt Nam đại diện cho thanh niên, phụ nữ, công nhân, nông dân, người cao tuổi, các tổ chức từ thiện và các tổ chức phi chính phủ khác.

Thể hiện vai trò dẫn dắt khi tham gia hệ thống quốc tế

Tháng 10/2007, Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 với 183 phiếu ủng hộ trong tổng số 190 thành viên tham gia bỏ phiếu. Như một bằng chứng cho thấy vai trò dẫn dắt tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam là ứng cử viên đạt được sự đồng thuận của cả Nhóm châu Á-Thái Bình Dương trong Đại hội đồng.

Kể từ khi chính thức trở thành thành viên Liên hợp quốc năm 1977, Việt Nam đã đóng góp hiệu quả vào hoạt động của Liên hợp quốc trong xây dựng hòa bình, phát triển và nhân quyền. Với tỷ lệ ủng hộ gần như tuyệt đối, Việt Nam lần thứ 2 được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020 -2021.

Cùng với sự tham gia vào Hội đồng Nhân quyền và Hội đồng Kinh tế và xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC), Việt Nam đã tích cực thúc đẩy các công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và đối xử hoặc trừng phạt tàn nhẫn và vô nhân đạo, loại bỏ các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.

Báo Mỹ: Việt Nam xứng đáng có ghế tại Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự và phát biểu tại Phiên họp cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về an ninh khí hậu ngày 23/9/2021. (Nguồn: TTXVN)

Trong nhiệm kỳ của mình, Việt Nam đã tập trung thành công trong việc thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, luật pháp quốc tế, hợp tác giữa Hội đồng Bảo an và các tổ chức khu vực, tái thiết hậu xung đột, xây dựng hòa bình…

Các thành viên Liên hợp quốc nhìn chung công nhận vai trò quan trọng của Việt Nam trong việc thúc đẩy đấu tranh vì độc lập dân tộc, chủ quyền và tự quyết.

Hành trình thành công của Việt Nam với Liên hợp quốc còn được ghi dấu bằng những bước tiến đáng chú ý trong giai đoạn 1995-1999, bao gồm cả việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao và thương mại với Mỹ.

Một phần trọng tâm của sự cởi mở và gắn kết của Việt Nam với thế giới chính là sự sẵn sàng để có được tiếng nói và vị thế nổi bật hơn tại Liên hợp quốc.

Điều này đã được thể hiện rõ nhất qua nỗ lực thành công của Việt Nam khi tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc vào đầu năm 2014.

Vào tháng 5/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Washington D.C. bên lề Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ. Hai nhà lãnh đạo nhất trí về sự cần thiết phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của mỗi quốc gia.

Việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền không chỉ làm sâu sắc thêm sự tham gia của Việt Nam vào hệ thống quốc tế mà còn tạo cơ hội để thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam.

Khóa họp 77 ĐHĐ LHQ: Indonesia nêu 6 ưu tiên thảo luận

Khóa họp 77 ĐHĐ LHQ: Indonesia nêu 6 ưu tiên thảo luận

Trong khuôn khổ Khóa họp 77 Đại hội đồng LHQ, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi sẽ đưa ra thảo luận 6 vấn đề lớn và ...

Việt Nam lên tiếng về việc ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam lên tiếng về việc ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng đã bác bỏ nội dung sai sự thật, không khách quan của một số tổ chức về việc ...

Khóa 77 ĐHĐ LHQ: Chống khủng bố, vực dậy niềm tin vào chủ nghĩa đa phương; một nỗi lo của châu Phi sẽ được giải quyết

Khóa 77 ĐHĐ LHQ: Chống khủng bố, vực dậy niềm tin vào chủ nghĩa đa phương; một nỗi lo của châu Phi sẽ được giải quyết

Ngày 21/9, bên lề Khóa họp 77 Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã diễn ra nhiều hoạt động ở cấp độ đa ...

Họp Đại hội đồng Liên hợp quốc: Để thế giới vượt qua ‘vùng biển động’

Họp Đại hội đồng Liên hợp quốc: Để thế giới vượt qua ‘vùng biển động’

Thế giới đang trải qua thời khắc khó khăn chưa từng có và khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc là cơ hội để ...

Tổng thư ký Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam nhân dịp 45 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc

Tổng thư ký Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam nhân dịp 45 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc

Ngày 20/9 (giờ New York), Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã gửi thông điệp chúc mừng Chính phủ và Nhân dân Việt ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

XSMB 3/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 3/5/2024, dự đoán XSMB 3/5/2024

XSMB 3/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 3/5/2024, dự đoán XSMB 3/5/2024

XSMB 3/5 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, thứ 6 ngày 3/5/2024. SXMB 3/5. dự đoán xổ số miền bắc thứ 6. xổ ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/5/2024: Tuổi Tỵ đầu tư mạo hiểm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/5/2024: Tuổi Tỵ đầu tư mạo hiểm

Xem tử vi 3/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 3/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSMT 3/5, Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 3/5/2024. SXMT 3/5/2024

XSMT 3/5, Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 3/5/2024. SXMT 3/5/2024

XSMT 3/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay, thứ 6 ngày 3 tháng 5 năm 2024. KQSXMT. SXMT 3/5. xổ số hôm nay 3/5. XSMT ...
XSMN 3/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 3/5/2024. xổ số hôm nay 3/5

XSMN 3/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 3/5/2024. xổ số hôm nay 3/5

XSMN 3/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 3/5/2024. KQSXMN. SXMN 3/5. xổ số hôm nay 3/5. XSMN thứ 6. Kết quả xổ số ngày ...
XSTV 3/5, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 3/5/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 3/5, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 3/5/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 3/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 3/5/2024. ket qua xo so tra vinh. KQXSTV thứ 6. kết quả xổ số Trà ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/5 và sáng 4/5: Lịch thi đấu chung kết U23 châu Á 2024 - U23 Nhật Bản vs U23 Uzbekistan; Serie A - Torino vs Bologna

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/5 và sáng 4/5: Lịch thi đấu chung kết U23 châu Á 2024 - U23 Nhật Bản vs U23 Uzbekistan; Serie A - Torino vs Bologna

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/5 và sáng 4/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Luton Town vs Everton; V-League vòng 16 - Hà Tĩnh vs Quảng ...
Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Tòa án phúc thẩm Paris sẽ mở phiên điều trần liên quan đến vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, và các tập đoàn hóa chất Mỹ.
Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Câu lạc bộ Vì cộng đồng iGo vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm và trao quà nằm trong dự án 'Xây trường vùng cao' cho Trường tiểu học Mường Bám II.
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Chiều 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vừa qua.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Lao động di cư: Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

Lao động di cư: Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

Lao động di cư là một trong những đặc thù, động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế và phát triển ở cả nước xuất cư và nước nhập cư trong ASEAN.
Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang

Đời sống kinh tế-xã hội của huyện Xín Mần và Hoàng Su Phì dần đổi thay nhờ tinh thần vươn lên thoát nghèo của những thanh niên dân tộc thiểu số.
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam: Hành trình 12 năm đi tìm công lý nhiệm màu, còn ngày mai là còn 'chiến đấu'

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam: Hành trình 12 năm đi tìm công lý nhiệm màu, còn ngày mai là còn 'chiến đấu'

'Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác'.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số

Thành phố Hồ Chí Minh: Thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, triển khai quan điểm, chính sách về quyền của đồng bào dân tộc thiểu số, TP. Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo quốc gia...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động