Báo Nga: Điều gì đã xảy ra với các máy bay chiến đấu của Mỹ?

Trung Hiếu
TGVN. Lực lượng máy bay chiến đấu của Mỹ lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với một số vấn đề. Thiếu phụ tùng thay thế, khó sửa chữa, thiết bị già cỗi. Tất cả những điều này có tác động tiêu cực đến mức độ sẵn sàng chiến đấu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Điều gì đã xảy ra với không quân Mỹ?
Một máy bay chiến đấu của Mỹ. (Nguồn: Sputnik)

Kết quả đáng thất vọng

Cơ quan kiểm toán của Hoa Kỳ công bố một báo cáo về kết quả kiểm tra hằng năm với các lực lượng hàng không thuộc biên chế Không quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến và Lục quân Mỹ. Họ đã làm việc với các đơn vị quân đội và căn cứ không quân từ năm 2011 đến năm 2019. Kết quả thật đáng thất vọng. Tài liệu cho biết một phần đáng kể số lượng máy bay... không thể cất cánh. Và chi phí bảo trì thiết bị tiếp tục tăng lên.

Ủy ban đã kiểm tra 46 loại máy bay khác nhau của các lực lượng vũ trang và đi đến kết luận chỉ có ít hơn ba loại đáp ứng tiêu chuẩn: ít nhất 80% phi đội máy bay phải sẵn sàng cất cánh bất cứ lúc nào.

Đội máy bay trực thăng đa năng UH-1N (UH-1 Iroquois hiện đại hóa) chứng tỏ mức độ sẵn sàng chiến đấu và khả năng phục vụ kỹ thuật tối đa. Những cỗ máy nổi tiếng này đã được sử dụng trong Không quân và Lục quân Mỹ kể từ đầu những năm 1960, có đủ phụ tùng thay thế, các chuyên gia từ lâu đã thành thạo nắm vững việc sửa chữa và vận hành.

Ở vị trí thứ hai là máy bay trinh sát điện tử EP-3E Aries II, được đưa vào biên chế Không quân Hoa Kỳ từ cuối những năm 1970. 80% số máy bay được giữ ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu 7 năm trong thời gian 9 năm qua.

Máy bay điều khiển - liên lạc E-6B Mercury cũng lọt vào top 3, phục vụ từ năm 1989 và mức độ sẵn sàng chiến đấu đạt từ 80% trở lên.

Tuy nhiên, 3 loại máy bay này có số lượng khá ít, hiếm khi cất cánh, đồng nghĩa với việc tiêu hao chậm hơn và ít “xơi tiền” bảo dưỡng hơn. Đồng thời, máy bay nào càng bị khai thác (và hao mòn) nhiều thì khả năng sẵn sàng sử dụng càng thấp và càng cần nhiều kinh phí để duy trì. Đây là quy luật khách quan của công nghệ. Ví dụ như máy bay chiến đấu - ném bom chủ lực của Không quân Mỹ - F-15E Strike Eagle - sẵn sàng ở mức 80% chỉ ở 4 trong số 9 năm qua.

Những máy bay có thể gặp rủi ro

Với các loại máy bay khác, tình hình tồi tệ hơn nhiều. Chỉ có 3 năm trong số 9 năm là thời gian hoạt động của máy bay tiếp dầu KC-10 Extender và KC-135 Stratotanker, điều này có thể hiểu được: vì chúng được sử dụng rộng rãi và đã bị hao mòn. Con số tương tự đối với máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress và B-2 Spirit, máy bay "chỉ huy trên không" E-4B, cũng như máy bay điều khiển và hướng dẫn mục tiêu E-8C.

Tiêm kích F-35 thế hệ thứ năm không tốt hơn. Đội máy bay này chỉ hoạt động trong hai năm. Những cỗ máy này mắc rất nhiều “bệnh kinh điển”, không cách nào chữa khỏi.

Tình hình tương tự về khả năng sẵn sàng chiến đấu đối với máy bay vận tải - C-5 Galaxy và C-130H Hercules, máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler, trực thăng chống ngầm hạm tàu MH-60R Seahawk, cường kích A-10 Thunderbolt II, máy bay chiến đấu trên tàu sân bay F/A-18 Hornet AD, trực thăng HH-60G Pave Hawk.

Những loại máy bay "thảm họa"

24 loại máy bay - hơn một nửa tổng số được nghiên cứu - chưa bao giờ đạt mức sẵn sàng kỹ thuật 80% trong 9 năm qua. Các chuyên gia coi đó là một thảm họa. Đặc biệt, điều này áp dụng cho máy bay chiến đấu F-16, V-22 Osprey, máy bay trinh sát E-2 Hawkeye.

Và máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer là một thất bại hoàn toàn. Hầu hết đội máy bay hao mòn nghiêm trọng. Điều này có thể hiểu được: Không quân Mỹ đã sử dụng B-1 rộng rãi trên khắp thế giới.

Tháng 8 năm nay, Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân John Hayten cho biết: trong số 62 máy bay loại này, chỉ có 6 chiếc có thể coi là sẵn sàng chiến đấu! Vào tháng 9, người ta được biết: Lầu Năm Góc có kế hoạch xóa sổ 17 trong số những chiếc B-1 có vấn đề nhất.

Trực thăng tấn công AH-64 Apache cũng không khá hơn. Lục quân Mỹ sử dụng chúng rộng rãi trong hầu hết các cuộc xung đột vũ trang. Nhiều phương tiện bị hư hỏng liên tục trong các cuộc chiến, một số chiếc khác không được duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu do thiếu chuyên gia sửa chữa.

Tình hình phức tạp bởi sự thiếu hụt phụ tùng thay thế. Các nhà sản xuất phụ tùng cho một số loại máy bay đã ngừng sản xuất hoặc rời khỏi thị trường.

Tất nhiên hàng không Mỹ vẫn mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc đang phải đối mặt với những rắc rối giống hệt như các cơ cấu quân sự các quốc gia khác. Có vẻ như vấn đề lão hóa các thiết bị quân sự khó có thể được giải quyết chỉ bằng cách rót tiền vào, mặc dù ngân sách quân sự của Mỹ rất lớn.

Chuyên gia quân sự Nga nói gì về cuộc thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh Zircon?

Chuyên gia quân sự Nga nói gì về cuộc thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh Zircon?

TGVN. Vào tuần này, Bộ Quốc phòng Nga đã đưa tin rằng, tên lửa siêu thanh Zircon đã được thử nghiệm thành công ở Bắc ...

Điểm danh các 'khắc tinh' của máy bay không người lái Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ

Điểm danh các 'khắc tinh' của máy bay không người lái Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ

TGVN. Các hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2KM (tầm ngắn) và Buk-M2E (tầm trung) do Nga sản xuất có thể tiêu diệt máy bay ...

Nga tự tin với sức mạnh của tổ hợp tên lửa Iskander-M

Nga tự tin với sức mạnh của tổ hợp tên lửa Iskander-M

TGVN. Theo Sputnik, Trung tướng Mikhail Matveyevsky, Chỉ huy Lực lượng tên lửa và pháo binh thuộc lực lượng vũ trang Nga cho biết, Iskander-M ...

(theo Sputnik)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang phát triển một loại chip bộ nhớ mới có thể vừa lưu trữ thông tin vừa thực hiện các phép tính với tốc độ ...
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản và UN Women hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động