Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng chiến dịch tấn công quân sự của Nga ở Ukraine có thể gây ra những hậu quả lâu dài cho nền kinh tế toàn cầu. (Nguồn: Istockphoto) |
Tờ báo lưu ý Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã dự báo rằng tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên toàn cầu sẽ giảm 1 điểm phần trăm, trong khi lạm phát sẽ tăng 2,5 điểm phần trăm.
Le Monde dẫn lời nhà kinh tế cấp cao Lawrence Boone của OECD nhận định: “Cuộc khủng hoảng này đã biểu hiện dưới hình thức giá năng lượng, thực phẩm và một số kim loại tăng vọt”.
Hồi tháng 12/2021, OECD dự báo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2022 sẽ là 4,5%, song tổ chức này gần đây đã quyết định hủy công bố các dự báo thường xuyên được lên kế hoạch vào đầu tháng 3 do những bất ổn ngày càng tăng.
Le Monde cũng trích dẫn ý kiến của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng chiến dịch tấn công quân sự của Nga ở Ukraine có thể gây ra những hậu quả lâu dài cho nền kinh tế toàn cầu.
Tờ báo dẫn nguồn IMF cho hay: “Về lâu dài, cuộc xung đột ở Ukraine về cơ bản có thể thay đổi trật tự kinh tế và địa chính trị toàn cầu - nếu các điều khoản thương mại tài nguyên năng lượng thay đổi, chuỗi cung ứng được xây dựng lại, mạng lưới thanh toán bị chia cắt và các quốc gia xem xét lại thành phần dự trữ vàng và ngoại hối của họ”.
| Kinh tế thế giới nổi bật (11-17/3): EU, Nhật Bản tiếp tục 'ra đòn' với Moscow, lạm phát ở Nga cao nhất 7 năm, Ukraine vẫn sản xuất khí đốt Không thể đánh giá thấp tác động của khả năng mất nguồn cung dầu từ Nga cho các thị trường toàn cầu, EU và Nhật ... |
| IMF: Xung đột Nga-Ukraine có thể tái định hình trật tự kinh tế toàn cầu Ngày 15/3, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ tác động tới kinh tế toàn cầu bằng cách làm ... |